2 bên má gọi là Giáp; Xương hàm dưới giống như bánh xe (xa). Huyệt ở vị trí chỗ đó, nên gọi là Giáp Xa (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Cơ Quan, Khúc Nha, Quy? Sàng.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
+ Huyệt thứ 6 của kinh Vị.
+ Một trong ‘Thập Tam Quy? Huyệt’ (Quy? Sàng) dùng trị bệnh tâm thần.
Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
Dưới da là cơ cắn, xương hàm dưới.
Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
Sơ phong, hoạt lạc, lợi răng khớp.
Trị răng đau, liệt mặt, cơ nhai co rút, khớp hàm dưới viêm, tuyến mang tai viêm.
Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn hoặc xiên tới huyệt Địa Thương (trị mặt liệt), hoặc hướng mũi kim lên trên (trị cơ nhai bị co rút) hoặc hướng mũi kim về phía răng đau (trị răng đau), ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo:
(“Hàm (má) bị đau, châm kinh thủ Dương Minh [Thương Dương], châm xuất huyết chỗ có thịnh mạch [ tức là huyệt Giáp Xa] (LKhu.26, 16).
(“Giáp Xa và Hạ Quan có tác dụng khác nhau: Giáp Xa thiên về trị bệnh ở khớp hàm, răng hàm dưới, thần kinh hàm dưới. Hạ Quan thiên về trị bệnh ở khớp hàm dưới, răng hàm trên, thần kinh hàm trên” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).