Vị thuốc vần L

Vải

Tên thường gọi: Vải cho vị thuốc là Lệ chi hạch (hạt vải), Lệ chi nhục (cùi vài).

Tên tiếng Trung: 荔枝

Tên khoa học: Litchi chinensis Sonn.

Họ khoa học: Thuộc họ Bồ hòn – Sapindaceae.

(Mô tả, hình ảnh cây Vải, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).

Mô tả:

Cây gỗ cao 8-15m. Cành tròn, màu gụ. Tán lá rộng. Lá kép lông chim, 2-4 đôi lá chét cứng dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới thẫm. Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt. Ðài hình đấu phân thùy nhẵn, có lông cả hai mặt. Không có tràng. Ðĩa vòng, phân thùy, nhẵn. Nhị 7-10, Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì, áo hạt dày bao gần hoàn toàn hạt; hạt màu nâu.

Hoa tháng 2-3, quả chín từ tháng 5-7.

Bộ phận dùng:

Hạt – Semen Litchi, thường gọi là Lệ chi hạch. Còn dùng áo hạt của hạt vải (cùi vải) – Arillus Litchi, thường gọi là Lệ chi nhục.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây trồng khá phổ biến ở miền Bắc của nước ta để lấy quả ăn. Có 2 thứ; một thứ chín sớm hơn, quả hình trứng, khi chín màu đỏ, có vị hơi chua, hạt lớn, gọi là Vải; một thứ quả tròn hơn, hạt nhỏ hơn, khi chín màu vàng thẫm, áo hạt dày, ngọt, mát, trồng nhiều ở Hưng Yên gọi là Vải thiều. Thu hái quả vào màu hạ. Áo hạt dùng tươi hay sấy khô như long nhãn. Hạt rửa sạch, thái nhỏ tẩm nước muối sao (30%) hoặc đốt tồn tính hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Trong hạt có a-(methylenecyclopropyl)-glycine, saponosid, tanin. Áo hạt chứa đường và các aminoacid.

Bộ phận dùng:

Hạt gọi là Lệ Chi Hạch (thường dùng hơn), Áo hạt gọi là Lệ Chi Nhục (chỉ để ăn sống, ít dùng làm thuốc). Lấy thứ hột to, mập, sáng bóng là tốt.

Mô tả dược liệu:

Lệ chi hạch hình tròn dài hoặc hình trứng, hơi hẹp, dài 2-2,4cm, rộng 1,3-1,6cm. Mặt ngoài mầu hồng hoặc mầu nâu tía, nhẵn, trơn, sáng bóng. Một đầu có vết sẹo mầu trắng vàng, đường kính 1-1,3cm, bên cạnh có 1 cục nổi nhỏ. Chất cứng, cạo bỏ vỏ ở trong có 2 miếng nhân mầu vàng tro. Không mùi, vị chát (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Hạt: rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao (1kg hạt Vải dùng 30g muối) hoặc đốt tồn tính hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô(Dược Liệu Việt Nam).

+ Ăn khi còn tươi hoặc sấy khô để dùng dần (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản:

Phơi cho thật khô, cầm không dính tay, cho vào thùng đậy thật kín. Thường sấy cho khô để tránh ẩm, mốc.

Thành phần hóa học:

+Trong hạt có Saponin, Tannin, a(Methylenecyclopropyl)-Glycine (Trung Dược Học).

+Trong hạt cóa(Methylenecyclopropyl)-Glycine, Saponosid, Tanin. Áo hạt chứa đường và các Aminoacid (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng nội tiết: tiêm dưới da a (Methylenecyclopropyl) – Glycine liều 60-400mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ thấy đường huyết hạ, lượng Glycogen ở gan giảm rõ (Trung Dược Học).

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị, tác dụng:

Hạt có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí tán kết, khư hàn chỉ thống. Cùi có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng mát phổi, bổ tỳ, khoan khoái, bớt bốc nóng, nặng đầu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Hạt dùng chữa , đau ruột non, đau tinh hoàn. Ngày dùng 6-20g dạng thuốc sắc. Cùi vải dùng chữa khát nước, mệt, có hạch ở cổ. Ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc. Vỏ cũng được dùng chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài.

Ở Ấn Độ, lá được dùng trị các vết cắn của động vật.

Chữa đau bụng khi hành kinh hay sau khi đẻ:

Hạt Vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20g. Củ gấu (Hương phụ) sao 40g tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước muối nhạt hay nước cơm. Ngày uống 2-3 lần.

Chữa đái sưng đau:

Hạt vải, hạt Quýt, Thanh bì (bỏ ruột), hoa Hồi, lượng bằng nhau, sao, tán bột, uống mỗi lần 8g với rượu. Hoặc dùng hạt đốt tồn tính thành than, tán bột, uống với rượu.

Chữa răng sưng đau có sâu:

Quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tính, tán nhỏ, xát vào chân răng. Hoặc dùng nhân hạt sấy khô, tán bột, xát vào răng bị đau, nhiều lần trong ngày (theo Nam dược thần hiệu).

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Vải ở đâu?

Vải là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Vải được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo

Giá bán vị thuốc Vải tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

Tag: cay Vai, vi thuoc Vai, cong dung Vai, Hinh anh cay Vai, Tac dung Vai, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời