Hạ đường huyết thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bệnh lí, được chẩn đoán xác định bởi đưòng máu giảm (dưới 40mg/dl ở trẻ đủ tháng, dưới 20mg/dl ở trẻ đẻ non), kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường huyết và mất đi sau khi được điêu trị bằng Glucoza.
BỆNH NGUYÊN
Trong thời kì sơ sinh, có hai nguyên nhân chính gây hạ đường huyết:
Giảm dự trữ glycogen gặp ở những trẻ ít cân so với tuổi thai, những trẻ suy dinh dưỡng trong thai, chậm phát triển trong tử cung, sinh đôi, dị tật bẩm sinh.
Tăng insulin trong máu: Con của những người mẹ mắc bệnh đái đường, u tuyến tụy (tăng hoạt động của tế bào Langerhans)
Các nguyên nhân khác:
Ngạt khi đẻ.
Nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu.
TRIỆU CHỨNG
-Lơ mơ, li bì hoặc kích thích.
-Người mềm nhũn.
-Run, co giật nhẹ.
-Ngừng thở từng cơn, tím tái
-Bỏ bú.
-Rên nhẹ hoặc khóc thét.
Có hai thể hạ đường huyết:
-Thể xuất hiện sớm, thường hồi phục sau một thời gian điều trị.
-Thể thứ phát.
ĐIỀU TRỊ
Glucoza 0,5g/kg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút hay Glucoza 10%, 5ml/kg; hoặc Glucoza, Dextroza 25%, 2ml/kg.
Sau đó điều trị củng cố: Glucoza 10%, 80-100ml/kg/24 giò (nếu xét nghiệm đuòng máu vẫn dưới 40mg% thì có thể dùng đường 15%).
Sau 12-24 giờ cho thêm 40mEq Clorua natri.
Sau 24-48 giò cho Clorua kali 10% 2mEq/kg/24 giò.
Cho bệnh nhân ăn sam chừng nào hay chừng đó nếu bệnh nhân có thể ặn được.
Đối với thể dai dẳng: Nếu điều trị như trên không giải quyết được hạ đường huyết, cần điều trị thêm:
Hydrocortison 25mg/kg/24 giò.
Glucagon 100mcg/kg/liều.
Diazoxit 5mg/kg/liều, tĩnh mạch cho 6 giờ/lần. Khi dùng thuốc, nên hỏi thêm ý kiến của chuyên khoa nội tiết.
Phẫu thuật nếu có khối u tụy.
DỰ PHÒNG
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm khi trẻ có thể bú được.
Nhũng trẻ có nhiều nguy cơ cần được theo dõi, nếu cần làm xét nghiệm máu và điều trị sam