Tên dân gian
Đậu xanh còn gọi là đậu chè, đậu tằm, đậu tắt, lục đậu.
Tên khoa học
Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.), thuộc họ Đậu – Fabaceae.
( Mô tả, hình ảnh cây Đậu xanh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo mọc đứng cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ mảnh, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu, thường có màu xanh.
Hoa tháng 8 – 10; quả tháng 3-11.
Bộ phận dùng:
Hạt – Semen Vignae Radiatae, thường gọi là Lục dâu
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá.
Thành phần hóa học
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị ngọt, hơi lạnh, tính mát. Vỏ hạt Đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc,
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt.
Vỏ hạt Đậu xanh có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ.
Liều dùng:
50g- 200g.
Giải nhiệt, cảm sốt:
Bột Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá Dâu non 18g, lá Tía tô 12g. Bột Đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát, Dâu và Tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo, để sôi 5-10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi, và chữa cảm thể nóng, đã ra nhiều mồ hôi.
Giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…), uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…)
Nước nấu Đậu xanh, cam thảo (Đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g).
Những món ăn phòngchống các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè
Cháo Đậu xanh, lá sen: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1 cái, gạo tẻ 100g. Lá sen rửa thật sạch, để ráo. Đậu xanh và gạo đãi sạch rồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, dùng lá sen đậy lên trên mặt nồi cháo. Đun lửa nhỏ một thời gian, đến khi cháo có màu xanh nhạt là được. Hoặc dùng: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi Đậu xanh chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng.
Bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì:
Cháo Đậu xanh, sắn dây: bột sắn dây 50g (hoặc củ sắn dây 100g), Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ và Đậu xanh vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và Đậu xanh).
Thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát:
Canh Đậu xanh: nấu canh Đậu xanh ăn rất tốt cho người bị bí tiểu. Trường hợp có đau rát ở đường niệu, có thể dùng 500g giá Đậu xanh giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than
Nấu canh Đậu xanh để ăn, hoặc dùng bột Đậu xanh 30g, hòa với nước sôi để uống. Lưu ý: nên dùng Đậu xanh còn nguyên vỏ, vì theo Đông y, vỏ Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn thịt hạt đậu, còn giúp sáng mắt, lợi tiểu, trừ phiền.
Chữa giời leo:
Đậu xanh rửa sạch, giã nát nhuyễn (hoặc nhai sống), lấy bã đắp vào chỗ đau. – Bột Đậu xanh, hoạt thạch: bột Đậu xanh 20g, bột hoạt thạch 30g, hai thứ trộn đều, dùng xoa lên những chỗ bị rôm sảy.
Chữa dị ứng sơn:
Đậu xanh sống 100g, rửa thật sạch, ngâm nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30g kim ngân hoa đã nghiền nát, hai thứ trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn.
Trị tiêu chảy:
Khoảng 150g đậu xanh rang chín vàng có mùi thơm, hạt tiêu 30g sau đó nghiền nhỏ trộn vào nhau. Mỗi lần uống khoảng 7-10g, cách 4h lại uống một lần.
Giải rượu:
Nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài.
Gây nôn khi ngộ độc thức ăn:
Ngâm đậu xanh trong nước cho nở, sau nghiền nát đậu và hòa với nước vừa ngâm đậu và cho uống để nôn những thức ăn gây độc.
Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn:
Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.
Chữa trị viêm đường ruột:
Bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa bí tiểu:
Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước cho thêm đường vào uống.
Những trường hợp không sử dụng được đậu xanh
– Những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hoá.
– Đối với người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát.
– Khi đang đói bụng bạn cũng không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.
– Những chị em có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.
– Đặc biệt theo lưu truyền dân gian, khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đỗ xanh bởi đỗ xanh được xem là một “thủ pháp” cấp cứu trúng độc. Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc.
Tag: cay dau xanh, vi thuoc dau xanh, cong dung dau xanh, Hinh anh cay dau xanh, Tac dung dau xanh, Thuoc nam
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Đậu xanh ở đâu?
Đậu xanh là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Đậu xanh được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo
Giá bán vị thuốc Đậu xanh tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:
Tag: cay dau xanh , vi thuoc dau xanh , cong dung dau xanh , Hinh anh cay dau xanh , Tac dung dau xanh , Thuoc nam
baithuocnambacviet.com Tổng hợp
*************************