Kiến thức y khoa

XƠ GAN

XƠ GAN – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

-Xơ gan là một bệnh hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm hàng đầu trong các bệnh về gan mật.

-Xơ gan được công báo lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1819 do R.T. Laenne c người Pháp phát hiện ra.

-Do viêm gan siêu vi, nhất là viêm gan siêu vi B và một số nhóm khác.

-Xơ gan do viêm gan mạn tính: viêm gan tự miễn.

-Do ứ mật kéo dài:

+ Thứ phát: do sỏi, giun chui, viêm chít đường mật.

+ Nguyên phát: hội chứng Hanot, hay còn gọi là xơ gan ứ mật tiên phát.

-Do rượu hay gặp ở Châu Âu hơn.

-Do ứ đọng máu kéo dài: gặp trong suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan…

-Do ký sinh trùng: như, sán lá gan, sán lá máng.

-Do nhiễm độc hóa chất: như thuốc Aldomet, Paracetamol…

-Do di truyền: xơ gan lách to như trong hội chứng Banti.

-Xơ gan do suy dinh dưỡng

-Xơ gan do rối loạn chuyển hóa

3. Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn, bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, chỉ có một số triệu chứng gợi ý sau:

-Người mệt mỏi chán ăn khó tiêu.

-Rối loạn tiêu hóa, chướng hơi ở bụng, phân lúc lỏng, lúc táo bón nhưng không phải là chủ yếu.

-Đau nhẹ vùng hạ sườn phải.

-Có thể có gan to, mật độ chắc, nhẵn.

-Có các sao mạch ở da mặt cổ, ngực, bàn tay son.

-Có thể có lách to.

-Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

*Ở giai đoạn này chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm chức năng gan bị rối loạn, soi ổ bụng, sinh thiết gan để xét nghiệm mô bệnh học.

Các triệu chứng bệnh lý của gan thường biểu hiện bằng hai hội chứng:

* Hội chứng suy chức năng gan:

-Sức khỏe giảm sút, ăn kém, khả năng làm việc giảm.

-Da xạm đen, có thể có dấu xuất huyết dưới da dưới hình thức mảng xuất huyết hay chấm xuất huyết.

-Có thể có chảy máu chân răng.

-Hồng ban ở má hay ở lòng bàn tay.

-Gan có thể to nhưng thường teo nhỏ.

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:

-Xuất huyết tiêu hóa dưới hai hình thức hoặc nôn ra máu do vỡ tĩnh mạch trướng thực

quản hoặc đi cầu ra máu tươi do trĩ nội.

-Lách lớn

-Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng

-Phù hai chi dưới

-Bụng báng, bụng báng thường là do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa nhưng cũng có thể báng mà tái phát nhanh là do tế bào gan suy kém.

-Ngoài ra bệnh nhân có thể có sốt nhiễm khuẩn, hoại tử hay ungthư hóa. Có thểcó

vàng da, nếu có là tình trạng nặng hay là đang đợt tiến triển.

-Tỷ lệ Prothrombine giảm

-Cholesterol ester hóa giảm

-NH3 máu tăng

-Nội soi tiêu hóa: soi thực quản dạ dày. Soi ổ bụng nếu có nghi ngờ thì sinh thiết

-Siêu âm

-Chụp X. quang để tìm giãn tĩnh mạch thực quản

-Nếu có hoại tử tế bào gan kèm theo thì có men trans aminase tăng

1.1. Tiên lượng: bệnh nặng, tiên lượng phù thuộc vào:

-Xơ gan to tốt hơn xơ gan teo.

-Báng dai dẳng, điều trị lợi tiểu ít tác dụng, tái phát nhanh thì tiên lượng xấu.

-Vàng da kéo dài là biểu hiện nặng của bệnh.

-Xuất huyết tiêu hóa: do giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng nặng. Nếu chức năng gan còn tốt, điều trị thích hợp thì đỡ. Còn nếu chức năng gan xấu bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.

-Hôn mê gan: thường xảy ra sau những yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hóa hoặc giai đoạn cuối của xơ gan.

-Nhiễm trùng: bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm trùng lại làm cho bệnh nặng thêm.

-Ung thư hóa: tỉ lệ cao từ 70%-90% thường thì gan sẽ to, bờ sắc, mật độ chắc, bờ mặt lổn nhổn, cơ thể suy kiệt, cần làm thêm xét nghiệm Alpha – foetoproteine (AFP) , dịch màng bụng thường là dịch tiết.

-Giai đoạn cổ trướng: bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối tại gường. Ăn đạm 100g/ngày. Glucide, lipide, hoa quả tươi. Chỉ nên hạn chế chất đạm khi có dấu hiệu não gan, nên hạn chế ăn mỡ khi có dấu hiệu ỉa ra mỡ. Nếu có dấu hiệu cổ trướng thì ăn nhạt tuyệt đối.

2.2.1. Nhóm thuốc làm cải thiện chuyển hóa tế bào gan

-Vitamine nhóm B và C, acid folic…

-Dùng glucose bằng đường uống hoặc đường tiêm truyền

-Các thuốc làm tăng chuyển hóa mật: các dạng viên cao, nước sắc artiso.

-Glucocorticoid hay sử dụng trong viêm gan siêu vi hoặc xơ gan do ứ mật tiên phát: prednisolon 20-25 mg/ ngày x 1-2 tuần, sau đó duy trì 5-10 mg/ ngày. Không nên dùng prednisolon khi có báng, phù, viêm loét đường tiêu hóa.

-Testosteron để tăng cường đồng hóa đạm.

-Truyền máu khi bệnh nhân có tỷ Prothrombine giảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa và có thể truyền plasma.

2.2.2. Điều trị báng

-Chỉ định chọc hút dịch khi báng quá căng, mỗi lần chọc lấy 1 – 3 lít, không nên chọc khi có xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng, hôn mê gan.

-Thuốc lợi tiểu:

+ Thuốc lợi tiểu chống đào thải kali: như Aldacton viên 25mg có thể cho 150- 200mg/ 24giờ. Spirono lacton 50mg/ 24giờ có thể cho 200- 300mg/ 24giờ.

+ Nếu dùng nhóm thuốc trên cổ trướng giảm ít, có thể chuyển sang dùng lợ i tiểu mạnh nhưng đào thải kali như furosemide.

2.2.3. Trong đợt tiến triển có hoại tử tế bào gan

Có thể dùng thuốc giảm transaminase như: legalon, fortec… Nhằm làm tăng khả năng chuyển hóa tế bào gan khôi phục lại các chức năng gan của tế bào gan lành.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời