Đông y trị bệnh vần h

HO GÀ (Pertussis, Whooping-cough )

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy, sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng, tĩnh mạch cổ nổi.

Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO) . Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến.

Định nghĩa:

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là cơn ho đặc biệt.

Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh: khoảng từ 7 – 14 ngày. Giai đoạn này bệnh nhi thường hoàn toàn yên lặng, khó xác định vì không biết một cách chính xác trẻ bị nhiễm bệnh. Diễn tiến của ho gà trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn xuất tiết

Kéo dài 1 đến 2 tuần, các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thể hiện không rõ ràng, chỉ có ho là dấu hiệu gợi ý, phần nhiều ho về đêm.

Giai đoạn kịch phát

Dấu hiệu chính trong giai đoạn này là các cơn ho. Cơn ho xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ. Cơn ho kéo dài rũ rượi không sao kiềm chế được và thể hiện 3 đặc điểm: ho, thở rít và khạc đàm hoặc nôn mữa. Tiếp theo cơn ho dữ dội là bệnh nhi vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ. Đặc biệt ở trẻ quá nhỏ và trẻ sơ sinh có những cơn ngưng thở ngắn thay thế cho hiện tượng rít khi hít vào.

Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới .

Giai đoạn hồi phục

Kéo dài trong vòng 1 – 2 tuần. Cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể tồn tại trong vài tháng. Nếu bị nhiễm khuẩn gian phát chẳng hạn như cảm lạnh làm cho trẻ trở lại những cơn ho kịch phát đến mức có thể nhầm với một đợt tấn công mới của bệnh mà Lesage gọi là Tic ho gà.

X quang phổi

Hình mờ từ rốn phổi tỏa xuống tận cơ hoành cả 2 bên.

Hình mờ tam giác, đỉnh ở rốn phổi đáy ở cơ hoành , thường thấy ở đáy phổi phải.

Hình mạng lưới thấy cả phế trường nhưng thường đậm ở đáy và cạnh rốn phổi.

Phản ứng màng phổi làm mờ góc sườn hoành, thường chỉ một bên.

Biến đổi huyết học

Chủ yếu là dòng bạch cầu trong giai đoạn xuất tiết và trong thời kỳ kịch phát. Số lượng bạch cầu tăng từ 20.000 đến 50.000 tế bào/mm3 ở máu ngoại vi, có khi lên tới 80.000–100.000/mm3. Tăng đặc biệt là bạch cầu lympho.

Chẩn đoán xác định

Có nguồn lây rõ ràng. Lâm sàng chứng kiến cơn ho điển hình của ho gà.

Bạch cầu tăng cao trong máu ngoại vi và dòng lympho chiếm ưu thế.

Cấy tìm trực khuẩn ho gà từ dịch xuất tiết ở mũi họng.Tỷ lệ dương tính khoảng 30 – 60% trong giai đoạn xuất tiết hay đầu giai đoạn ho cơn.

Làm kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để xác định ADN của vi khuẩn ho gà lấy từ dịch mũi họng, kỹ thuật này rất nhanh và đặc hiệu hơn cấy tìm vi khuẩn.

Biến chứng ở đường hô hấp

Viêm phổi: Là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20%, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn thứ phát xâm nhập vào.

Xẹp phổi: Chiếm tỷ lệ 5%.

Nguyên nhân do các nút nhầy làm bít tắc các phế quản nhỏ.

Trong giai đoạn kịch phát, do cơn ho quá dữ dội dễ làm vỡ các phế nang gây ra tình trạng tràn khí mô kẻ hoặc tràn khí dưới da.

Biến chứng thần kinh

Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.

Liệt nữa người, liệt chi và mất ngôn ngữ là do xuất huyết hoặc xung huyết não.

Tetanie xuất hiện khi trẻ nôn mữa nhiều.

Bệnh não cấp còn gọi là chứng kinh giật ho gà.

Biến chứng cơ học

Loét hãm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

Chủng ngừa vac xin cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động (đạt hiệu quả từ 70 – 90%).

Phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong thời kỳ xuất tiết.

Dùng Erythromycine để dự phòng khi có nguồn lây ở gia đình hoặc tiếp xúc ở bệnh viện, đặc biệt cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc dùng trong 10 ngày.

Ho gà Đông y gọi là Bách nhật khái, Đốn khái, Háo sang, Thiên háo sang, Dịch khái, Kê khái. Thường cho rằng bệnh này do nội uẩn phục đàm, ngoại cảm thời hành phong tà mà gây nên. Vì trẻ nhỏ cơ thể yếu ớt, phục đàm nội uẩn, khi gặp thời hành phong tà, dễ bị cảm mà thành bệnh. Bệnh này lấy kinh Phế làm trung tâm, lấy đàm nhiệt nội ủng, Phế khí thượng nghịch làm bệnh cơ chủ yếu. Do tà khí qua mũi, miệng vào Phế, làm cho Phế khí bị bế tắc không thông, Phế nghịch lên gây ho. Bên trong có đờm nhiệt ẩn nấp sẵn ở Phế, gây nên các cơn ho dữ dội.

Phong hàn (giai đoạn đầu)

Triệu chứng: Chẩy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục ngày nhẹ đêm nặng, rêu trắng mỏng

Pháp: Tân ôn tuyên phế

Ma hoàng 12 Hạnh nhân 12 Trích thảo 4
Trần bì 8 Bạch bộ 8

Sốt cao thêm: Hoàng cầm; Tang bì

Châm cứu: Phong môn , Phế du; Xích trạch; Phong long ; liệt khuyết, Thiên đột;

Đờm nhiệt (Giai đoạn ho cơn thường)

Triệu chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng 1 tuần , ho ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn, nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, mí mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dầy

Pháp: Thanh phế, tiết nhiệt hoá đàm

Mật gà1chiếc_+3g đường kính1tuổi ngày 1/3; 2 tuổingày 1/2;Trên 2 tuổi ngày 1 chiếc

Ma hoàng 8-12 Hạnh nhân 6-12 Thạch cao 8-20
Trích thảo 4 Hoàng cầm 4 Bách bộ 8

Đờm nhiều gia; Bán hạ, Bạch giới tử,

Phế hư (Giai đoạn phục hồi)

Triệu chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, tự hãn, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ

Pháp: Tư âm dưỡng phế âm, phế khí

Cát cánh 6 Cam thảo 4 Từ uyển 4
Trần bì 2 Kinh giới 4 Bạch bộ 8 Mạch môn 8
Sa sâm 8 Tang bì 6 Thiên hoa 16 Thiên môn 4

Ho gà thời kỳ đầu phần nhiều thuộc chứng phong tà phạm phế, phế thất tuyên giáng, chứng thấy ho từng tiếng một, sau đó ho liên tục hoặc ho cơn, ho nặng về đêm, hoặc kèm theo phát sốt, sợ lạnh, mạch phù, rêu lưỡi trắng. Điều trị dùng pháp sơ phong giải biểu, tuyên phế hóa đàm.

Quách Chấn Cầu (郭振球)

Dùng Tang cúc ẩm gia giảm (Hạnh nhân 6g, Liên kiều 4.5g, Bạc hà 2.4g, Tang diệp 7.5g, Cúc hoa 3g, Cát cánh 5g, Cam thảo 2.4g, Lô căn 6g) trị 11 ca ho gà thời kỳ đầu thiên về phong nhiệt, kết quả đều khỏi.

Bệnh viện thạnh phố Ích Dương tỉnh Hồ Nam dùng Gia vị ma hạnh thạch cam thang điều trị 228 ca, kết quả trị khỏi 85.5%, chuyển biến tốt 10.97%.

Đảng Bính Thụy (党炳瑞)

Dùng các vị Bách bộ, Bạch tiền, Cát cánh, Bán hạ, Hạnh nhân, Xuyên bối, Sa sâm, Chích tang bì, Chích bách hợp, Đình lịch tử, Mật ong chế thành Bách bộ hợp tễ, trị bệnh này thời kỳ sớm, khí âm chưa bị hao thương, thu được hiệu quả mỹ mãn.

Thời kỳ kính khái (ho cơn) phần nhiều thuộc chứng đàm nhiệt bế phế, phế khí thượng nghịch, biểu hiện là ho cơn, mỗi lần ho về cuối cơn trong họng có tiếng như tiếng gà gáy to. Thường chủ trương dùng pháp tuyên phế khí, thanh phế nhiệt, hóa đàm làm chủ.

Trương Siêu Cảnh (张超景)

Dùng Tuyền phúc hoa (bọc vải), Bán hạ, Tiền hồ, Hạnh nhân. Tô tử đều 5g, Trần bì 3g, Địa long 9g, Đại giả thạch 10g, Cam thảo 3g chế thành Kính khái thang, trị 153 ca, khỏi 83.7%, có hiệu quả 99.4%.

Trịnh Khởi Trọng (地龙乾)

Dùng Đốn khái thang (Chích ma hoàng 3g, Đởm tinh 6g, Chích bách bộ 15g, Chích cam thảo 3g, Bằng sa 1.5g) trị 180 ca, có hiệu quả đạt 95%.

Nhậm Quốc Thuận (任国顺)

Chủ trương với trường hợp chính thịnh tà thực, đàm diên ủng phế có thể dùng pháp hóa đàm trục thủy tiêu tích, dùng thuốc tự chế Bách khái hoàn (Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa đều 30g, 3 vị sao riêng vàng xém, nghiền nhỏ, bột mỳ 60g sao vàng, gia lượng nước vừa phải làm hồ, chế thành hoàn to bằng hạt ngô đồng), trị 283 ca, hiệu quả khá tốt, thường dùng 4-7 ngày thì khỏi, cá biệt có trường hợp phải dùng 15 ngày.

Thời kỳ hồi phục tà thoái chính hư, đa phần biểu hiện ho giảm, ho khan ít đàm, đạo hãn, dễ sợ, mệt mỏi yếu sức, điều trị nên nhuận phế chỉ khái, điều lý tỳ vị. Đổng Tĩnh (董静) dùng các vị như Đẳng sâm, Bắc sa sâm, Mạch môn, Địa cốt bì, Chỉ xác, Ngũ vị tử dưỡng âm nhuận phế chỉ khái. Trịnh Nhữ Khiêm (郑汝谦) dùng Sâm linh bạch truật tán gia giảm (Thái tử sâm 6g, Bạch truật sao 6g, Phục linh 6g, Sa nhân 2g, Cát cánh 5g, Ý dĩ nhân 6g, Bạch biển đậu 6g, Sơn dược 6g, Trần bì 1.5g, Cam thảo 1.5g) ích phế kiện tỳ chỉ khái đều thu được hiệu quả tốt.

Bách bộ cát cánh hợp tễ:

Bách bộ 24g, Cát cánh 18g, Tang bạch bì 12g, Tỳ bà diệp 12g, Hạnh nhân 12g, Tế tân 3g, Sinh cam thảo 9g, Mật ong 60g. Dùng 700ml nước lấy 350ml, lần thứ 2 thêm 400ml lấy 250ml, tổng 2 lần 600ml. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi uống 15-25ml, 2-4 tuổi 25-45ml, 4-10 tuổi 76-100ml, 10-16 tuổi 100-150ml, đều là lượng dùng 1 ngày, chia thành 3 lần uống ấm. Tô Lưu Tường(苏硫翔) dùng điều trị 150 ca, có hiệu quả đạt 92%, liệu trình 3-5 ngày, có thể dùng cả 3 giai đoạn của bệnh.

Kim túc đan:

Đởm tinh 50g, Nhũ hương 30g, Toàn yết, Bạch phụ tử sao đất, Đại giả thạch, Cương tàm, Thiên ma đều 25g, Xuyên bối 15g, Hùng hoàng 6g, Chu sa 5g, Băng phiến 1.5g, Vàng lá 1g, Xạ hương 0.8g, cùng nghiền bột. Cách dùng: 1-2 tuổi mỗi lần 0.15-0.2g, 3-4 tuổi 0.25-0.5g, 5-8 tuổi 0.5-1g, mỗi ngày 2-4 lần, dùng nước lọc uống. Dùng Kim túc đan trị 400 ca, hiệu quả đạt 97.5%.

Phức phương hồng hoa bách bộ thang:

Bách bộ 6g, Tử uyển 6g, Hồng hoa 0.9g, Sinh địa 4.5g, Nga quản thạch* (鹅管石) 4.5g, Tuyền phúc hoa 2g, Đình lịch 4.5g, Hạnh nhân 4.5g, Triết bối mẫu 4.5g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng trị 150 ca, khỏi 80%, có hiệu quả đạt 96%.

Nga bất thực thảo: dùng độc vị Nga bất thực thảo điều trị 170 ca, thường thì sau 24 giờ đã thấy ho giảm, hiệu quả đạt 100%, tái phát có 14 ca, điều trị tiếp thì khỏi. Liệu trình điều trị ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 14 ngày, trung bình 7 ngày.

Tỏi: dùng tỏi 30-40g, ngày 1 lần trị 100 ca, kết quả khỏi 56%, chuyển biến tốt 35%, không có hiệu quả 9%.

* Tên khác là Chung nhũ thạch. Vị thuốc có ở vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, có tác dụng chỉ khái, ích tinh, an ngũ tạng.

Nga quản thạch

** Vị thuốc có rải rác ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, có tác dụng phát tán phong hàn, thông mũi, chỉ khái.

Với trẻ lớn và thể nhẹ thì có thể cho điều trị ngoại trú hay ở các tuyến cơ sở. Các thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamine không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày và từng ít một. Khi trẻ ho phải bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Phải hướng dẫn cho bà mẹ biết cách móc đờm giải, biết cách hô hấp nhân tạo miệng-miệng khi trẻ ngưng thở, tím tái trong bối cảnh chưa cấp cứu kịp. Phải tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.

Những trường hợp nặng và trẻ quá nhỏ thì phải đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt.

Erythromycine 30 – 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống hoặc Cotrimoxazole 30 – 50 mg/kg/24 giờ.

Kèm theo Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày .Salbutamol 0.2 mg/kg/ngày.

Thời gian điều trị là 14 ngày. Đối với trẻ sơ sinh thì chống chỉ định với Cotrimoxazole.

Là một loại bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân.

Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến Phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

Thường phát vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi.

Hiện nay, đa số các trẻ nhỏ được chích ngừa 6 chứng bệnh lây (trong đó có ho gà) nên trên lâm sàng tương đối rất ít gặp bệnh này.

Đông y gọi là Bách Nhật Khái, Kinh Khái (ho cơn), Thiên Háo, Dịch Khái, Kê Khái, Lô Từ Khái

Con tôi được 4 tháng, mấy ngày hôm nay cháu bị ho rất nhiều, tôi rất lo lắng không biết cháu có bị ho gà hay không. Xin hỏi bác sĩ bệnh ho gà có biểu hiện gì? Phòng bệnh như thế nào?

Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophilus pertussis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân. Y học cổ truyền dân tộc gọi tên bệnh là bách nhật khói (ho cơn 100 ngày, do tà khí (vi khuẩn)

Con tôi được 6 tháng, do cháu hay ốm nên đến nay cháu mới chỉ tiêm phòng được vaccin viêm gan B. Gần đây cháu bị ho rất nhiều, tôi rất lo lắng không biết cháu có bị ho gà hay không.

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, có thể gây dịch do vi khuẩn Bordetella pertissus, đôi khi do Bordetella parapertissis gây nên. Ho gà rất hay lây. Nguồn bệnh là người bị ho gà lây truyền, nhất là ở thời kỳ viêm long, bắt đầu có cơn ho, sau đó mức độ giảm dần.

Ho gà còn gọi là ho bách nhật là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ. Bệnh lây qua đường hô hấp, tuổi càng nhỏ càng dễ nhiễm và bệnh càng nặng.

Các bài thuốc chữa bệnh ho gà

*******************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời