Trường hợp cấp tính
Thể Phong hàn
Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt sợ lạnh. , , ngứa cổ khản tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưỡi trắn mỏng mạch phù, hoặc không đổi
Phép trị: Sơ phong tán hàn, tuyên phế
Hạnh tô tán
Chỉ sác | 6 | Bạch linh | 12 | Hạnh nhân | 12 | ||
Bán hạ | 8 | Cát cánh | 6 | Trần bì | 6 | Ma hoàng | 4 |
Tiền hồ | 10 | Sinh khương | 4 | Kinh giới | 10 | Xương xông | 12 |
Cam thảo | 6 | Tô diệp | 10 | Tử uyển | 12 |
Nếu sốt cao, sợ lạnh, gia Sài hồ, Cát căn, Hoàng cầm để giải cơ thanh nhiệt, Xuyên khung thông lạc trị đau đầu
Nếu kiêm thấp ngực đầy, rêu cáu Mạch nhu gia Xương truật, Hậu phác.
Thể Phong nhiệt
Triệu chứng: Ho khạc đờm vàng trắng dính họng khôhọng đau sốt nhức đầu, sợ gió, rêu vàng, có mồ hôi mạch phù sác
Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế
Tang cúc ẩm gia giảm
Tang diệp | 12 | Cúc hoa | 12 | Tiền hồ | 12 | ||
Hạnh nhân | 12 | Cát cánh | 8 | Tang bì | 12 | Sa sâm | 12 |
Bạc hà | 6 | Ngưu bàng | 12 | Xạ can | 4 | Bối mẫu | 4 |
Liên kiều | 12 | Cam thảo | 6 | Bách bộ | 12 |
Đờm nhiều vàng dính thêm sốt cao bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng thêm Hoàng cầm 12, Ngư tinh thảo 20-40
Thể Táo khí
Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, mũi khô, họng khô, nhức đầu mạch phù sác. bệnh thường gặpvào mùa thu
Phép trị: Thanh phế nhuận táo chỉ khái
Tang diệp | 12 | Hạnh nhân | 8 | Thạch cao | 12 | ||
Đẳng sâm | 16 | Mạch môn | 12 | Tỳ bà diêp | 12 | Sinh khương | 4 |
Cam thảo | 12 | A giao | 8 | Thiên môn | 12 | Hoài sơn | 15 |
Ma nhân | 8 |
Nếu có đờm khó khạc gia Bối mẫu, Qua lâu để nhuận phế hoá đờm
Thể mạn tính
Đàm thấp
Triệu chứng: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn
Phép trị: Kiện tỳtáo thấp hoá đàm, chỉ khái
Viêm phế quản đàm thấp | Bán hạ | 8 | Bạch linh | 12 | Cam thảo | 12 | |
Hạnh nhân | 10 | X truât | 10 | Đẳng sâm | 12 | Quế chi | 12 |
Bạch truật | 12 | Tử uyển | 12 | Bạch tiền | 10 | Hậu phác | 8 |
Cát cánh | 8 | B. giới tử | 12 | K Đ hoa | 12 | Bách bộ | 12 |
Khi đã ít đờm nên bỏ Hậu phác, Thương truật
Nếu đau xiên ra lưng thêm Chỉ sác, Cát cánh để tăng cường lý khí
Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng, hay nôn là phế vị hư hàn gia can khương
Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư vi dùng bổ trung
Nếu kiêm cả âm hư dùng bài kim thuỷ lục quân
Âm hư
Nguyên nhân do Phế âm hư suy, Phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra, Phế khí nghịch gây nên
Triệu chứng: Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về chiều, đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế sác..thường gặp trong lao, viêm phế quản mãn, dãn phế quản …
Phép trị: dưỡng âm thanh phế
Sa sâm mạch đông thang | Sa sâm | 12-20 | Ngọc trúc | 8-12 | Cam thảo | 4 | |
Tang diệp | 8-12 | Biển đậu | 8-12 | Thiên hoa | 8-12 |
Ho ra máu gia bạch cập, ngẫu tiết, tam thất.
Bệnh nhân viêm phế quản sẽ được phân theo từng thể phù hợp để điều trị hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn dựa trên cơ địa và triệu chứng cụ thể của mỗi người, vì thế hiệu quả điều trị cao. Đối với trường hợp viêm phế quản mãn tính sẽ được chỉ định điều trị thuốc đông y sắc uống hàng ngày. Thời gian trung bình 8-12 tuần điều trị.
Hiện tại phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn đã có sản phẩm viên hoàn chữa viêm phế quản.
Viêm phế quản hoàn dùng trong thể phế âm hư với các vị thuốc dưỡng âm thanh phế có tác dụngbổ âm, bổ huyết, chữa suy phế, viêm phế quản, viêm họng. ..
Viêm phế quản hoàn 250 000 đ/hộp/dùng trong 10 ngày
Viêm phế quản thể đờm thấp dùng sản phẩm đạo đờm hoàn, tác dụng tiêu đờm định huyễn chữa viêm phế quản rất hiệu quả.
Các bệnh nhân ở xa có thể đặt thuốc và được gửi theo đường bưu điện. Hotline:
Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản, tuy nhiên việc dùng kháng sinh kéo dài trong điều trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản mãn tính thường cho hiệu quả không cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: tác dụng chữa bệnh viêm phế quản của các bài thuốc đông y cho hiệu quả rất cao.Bổ phế âm của là một sản phẩm như vậy.
Sản phẩm BỔ PHẾ ÂMlà kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, của Lương y Nguyễn Hữu Toàn dựa trên cơ sở là bài thuốc gia truyền đặc trị viêm phế quản từ đời ông nội là Y sư Nguyễn Hữu Hách.
Bổ phế âm được điều chế, và phối ngẫu hoàn toàn từ các loại dược liệu tự nhiên với thành phần chính gồm:sa sâm, thục, mạch môn, ngũ vị, hoài sơn, bối mẫu,…Tác dụngbổ âm, bổ huyết, chữa phế âm suy kém, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidal, ho khan. Ngoài ra bổ phế âm còn đặc biệt công hiệu trong việcgiải cảm hàn, thông phế, bình suyễn, điều trị các chứng bệnhho lâu ngày khó thở,hen suyễn,đặc biệt là triệu chứng khò khè, cò cử ở trẻ em và người già. Bổ phế âm là sản phẩm tốt cho những người có cơ địa dị ứng, viêm phế quản mạn tính, đã dùng thuốc tây mà bệnh vẫn tái phát nhiều lần không khỏi.
Với công năng bổ âm, bổ huyết, chữa phế âm suy kémBổ phế âm chữa trị tận gốc bệnh viêm phế quản.
Cách dùng: Bổ phế âm được điều chế dưới dạng viên hoàn nhỏ, có thể hòa với nước sôi để nguội uống, hoặc uống trực tiếp với nước đun sôi để nguôi. Bổ phế âm có vị ngọt thơm của thuốc bắc, nên người già và trẻ em đều có thể uống dễ dàng.
Liều dùng chỉ định: Ngày uống 2 nắp. Uống trước ăn từ 30 phút đến 1 giờ.
Giá bán: 250.000 đ/1 hộp dùng trong 10 ngày.
Bổ phế âm có bán tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Tham khảo thêm về bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản phổi là gì?
Viêm phế quản phổi còn gọi là viêm phổi đốm, phế quản phế viêm, là loại viêm cấp tính. Viêm phế quản phổi chủ yếu những tổn thương sẽ xuất hiện ở các phế quản rồi lan ra các phế nang.Những tổn thương của bệnh viêm phế quan phổi thường thấy là những ổ viêm có giới hạn rõ ràng, được phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành mạnh. Những tổn thương này xuất hiện dẫn dần, kế tiếp nhau, mỗi ổ tổn thương thường phát triển độc lập với nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Ngay trong một ổ tổn thương, hình ảnh tổn thương cũng không đồng nhất mà có từng vùng khác nhau.
Nguyên nhân viêm phế quản phổi
-Virut là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm phế quản phổi.
-Khi bị mắc một bệnh mãn tính nào đó, sức đề kháng của cơ thể yếu dẫn tới tình trạng nhiễm vi khuẩn, cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Thường vi khuẩn qua đường hô hấp, ngoài ra vi khuẩn qua đường máu, bạch huyết, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
-Tuy nhiên có trường hợp viêm phế quản phổi do cả hai nguyên nhân trên gây nên.
Triệu chứng viêm phế quản phổi
Thông thường viêm phế quản phổi sẽ có một số triệu chứng như sau:
-Giai đoạn khởi phát bệnh nhân thường có biểu hiện: Sốt nhẹ, chán ăn, người cảm thấy mệt mỏi.
-Viêm phế quản phổi giai đoạn toàn phát bệnh nhân có biểu hiện: sốt cao có thể từ 39 đến 40oC, thở nhanh, ho, sổ mũi có dịch màu vàng, hoặc xanh, đờm xuất hiện từ ít đến nhiều, người mệt mỏi, chán ăn.
=================================================================
Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản, phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi, dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khó thở.
Viêm phế quản được chia làm 2 loại:
Viêm phế quản cấp tính : thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Viêm phế quản cấp tính bệnh nhân thường có biểu hiện ho khan, kèm theo đờm. Một số trường hợp viêm phế quản cấp tính có biểu hiện sốt cao, đôi khi có hiện tượng ho ra máu.
Viêm phế quản mãn tính : kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm và thường diễn ra trong 2 năm liên tiếp. Những người bị bệnh hen suyễn cũng có thể có viêm phế quản hen, viêm niêm mạc các ống phế quản.
2. Nguyên nhân viêm phế quản
Một số yếu tố được ghi nhận là nguyên nhân của bệnh viêm phế quản đã được chỉ ra:
– Virut chiếm từ 50% đến 90% các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cho. Các virut thường gặp nhất trong bệnh viêm phế quản là vi rút cúm, vi rút cúm gia cầm (H5N1), virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncticial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng herpes virus (cytomegalovirus, varicellae), …
– Vi khuẩn cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên viêm phế quản do vi khuẩn gây nên thường ít gặp hơn so với viêm phế quản do virut gây ra.
– Viêm phế quản do hít phải khí độc như khí SO2, khí clo, amoniac, dung môi công nghiệp,…
3. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản
– Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản.
– Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
– Người già và trẻ sơ sinh.
– Người hay bị trào ngược dạ dày, thực quản.
– Những người tiếp xúc với chất kích thích tại nơi làm việc, chẳng hạn như khói hoá chất từ amoniac, axit mạnh, chlorine, hydrogen sulfide, sulfur dioxide hoặc brom.
4. Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh nhân viêm phế quản.
– Ho thường xuyên kèm theo đờm, ho kéo dai dẳng, thường ho vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
– Sản xuất chất nhầy rõ ràng, màu trắng, màu vàng, màu xám, hoặc màu xanh lá cây (đờm)
– Khó thở
– Thở khò khè
– Mệt mỏi
– Sốt và ớn lạnh
– Đau ngực hoặc khó chịu
– Mũi bị chặn hoặc chảy nước mũi
Trên đây là một số triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài không khỏi, ho có đờm kèm theo khó thở, khó ngủ cũng không nên vội kết luận là viêm phế quản, mà cần đến cơ sở y tế uy tín khám và xác định rõ bệnh. Khám và điều trị viêm phế quản kịp thời sẽ tránh để lại sẹo trong ống phế quản dễ dẫn tới viêm phế quản mãn.
=================================================================
Viêm phế quản ở thể hen là gì?
Viêm phế quảnvà hen suyễn là căn bệnh của đường hô hấp. Viêm phế quản là tình trạng viêm của đường hô hấp thường gây ra bởi nhiễm virus hay vi khuẩn.Viêm phế quản mạn tính có thể được kích hoạt bởi tiếp xúc lâu dài với chất kích thích môi trường như khói thuốc lá, bụi, hay hóa chất.
Hen còn gọi là hen suyễn là tình trạng viêm dẫn tới thắt chặt các cơ xung quanh đường thở và sưng, làm đường hô hấp để thu hẹp.
Viêm phế quảnthể hen là tình trạng viêm của đường hô hấp do virut gây nên, bên cạnh đó bệnh nhân kèm theo các triệu chứng đau tức ở vùng ngực do tình trạng thắt chặt các cơ xung quanh đường thở và có biểu hiện sưng làm đường hô hấp bị thu hẹp lại khiến tình trạng khó thở tăng cao.
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản thể hen
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản thể hen. Trong đó có một số yếu tố chính được cho là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản thể hen bao gồm:
Khói từ thuốc lá, sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi công nghiệp, các loại khí độc hại.
Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông thú vật nuôi, các chất phụ gia hóa học.
Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa thích nghi được nên dễ bị nhiễm cảm, cúm cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản thể hen.
Các loại virut, vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản thể hen.
Bên cạnh đó việc xúc động mạnh như cười hay khóc đột ngột, liên tục và kéo dài cũng ảnh hưởng tới đường hô hấp và có thể gây viêm phế quản thể hen.
Các triệu chứng của viêm phế quản thể hen
Viêm phế quản thể hen có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản và bệnh hen. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản thể hen thường có một số biểu hiện như:
-Thường xuyên thấy khó thở
-Ho thành từng cơn, kèm theo đờm đặc
-Khi thở nghe thấy tiếng khò khè ở sau lưng.
Thông thường bệnh viêm phế quản là do vi khuẩn, vi rút nên có thể lây nhiễm. Tuy nhiên viêm phế quản thể hen, đặc biệt là viêm phế quản thể hen mãn tính sẽ không bị lây nhiễm.
Điều trị viêm phế quản thể hen
Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn, bệnhviêm phế quản thể hen có thể điều trị bằng thuốc Đông y. Một số bài thuốc có thể tham khảo trong điều trị bệnh viêm phế quản thể hen: tiểu thanh long thang, xạ can ma hoàng thang, ma hạnh cam thạch thang,… Tuy nhiên những bài thuốc này cần có sự gia giảm tùy theo tình trạng bệnh, cũng như thể trạng bệnh của mỗi người.
Đối với bệnh nhân viêm phế quản thể hen ngoài việc uống thuốc điều trị cũng nên tập thể dục đều đặn nhất là đi bộ có thể rèn luyện việc thở, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể. Ngoài ra cũng nên uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá. Không nên ăn quá mặn, ăn các loại đồ ăn làm kích thích đường hô hấp gây ho. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh các vi khuẩn gây bệnh.
=================================================================
Theo các kết quả nghiên cứu lâm sàng thì có một số loại virut là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, trẻ em như:metapneumovirus, rhinovirus, adenovirus, influenzae, coronavirus, enterovirus,…
Virus hợp bào hô hấphay còn gọi là RSV là nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
Loại virus này được xác định ở80% các trường hợp viêm đường hô hấpở trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm tiểu phế quản ở trẻ. RSV là một thành viên của gia đình Paramyxoviridae và những người đàn ông thường bị nhiễm loại virut này nhiều hơn.Virut này có thể ở lại trên da khoảng 30 phút và có thể sống trong không khí, trên bề mặt bị nhiễm bẩn, quần áo, đồ chơi,… trong vòng từ 6 đến 7 giờ. Tuy nhiên loại virut này có thể bị tiêu diệt bởi phương pháp khử trùng, và nó không thể tồn tại được ở nhiệt độ trên 50 ° C.
Viêm tiểu phế quản do virut gây nên dễ lây lan và khả năng lan truyền rất nhanh chóng. Virut RSV có thể truyền qua đường tiết bọt, và dịch tiết mũi, khi ho, khi hắt hơi,… . Ngoài ra virut gây viêm tiểu phế quản có thể lây lan qua cái bắt tay, tay nắm cửa, đồ dùng,… Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sẽ xuất hiện từ 2 đến 8 ngày sau khi nhiễm virut.
Viêm phế quản mãn tính thường khiến người bệnh viêm và ho mỗi khi trời lạnh, nhất là vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy. Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn thì khái thấu hay viêm phế quản có các thể bệnh và triệu chứng khác nhau như: thể phổi khí hư, thể viêm thấp nghẽn phổi, thể thận bất nạp phổi, thể can nóng ảnh hưởng tới phổi. Với từng thể bệnh viêm phế quản khác nhau có thể dùng các món ăn – bài thuốc phù hợp sẽ có tác dụng điều trị tích cực. Bài viết sau đây xin giới thiệu một số món ăn vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa có tác dụng chữa bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả.
1. Thể phổi khí hư:Ho tiếng thấp vô lực, viêm nhiều đờm trong và lỏng, khí đoản, thần sắc mệt mỏi, tiếng nhỏ, toát mồ hôi, lưỡi lợt, mốc trắng, mạch yếu.
* Hoàng kỳ hầm gà mái
Hoàng kỳ tươi 120g, gà mái một con, gia vị. Gà mái làm sạch, bỏ ruột, nhồi hoàng kỳ vào trong bụng gà, khâu lại. Đặt vào trong nồi đổ ngập nước, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cả thịt và nước canh. Mỗi tuần 2 lần. Nên ăn thường xuyên.
* Thịt dê áp chảo
Thịt dê 100g, rượu táo tàu hoàng kỳ 10 – 15 ml. Bắc chảo nóng áp chảo thịt dê vừa chín ăn ngay. Nhắm với rượu hoàng kỳ táo tàu. Có thể dùng thường xuyên vào mùa đông.
2. Thể viêm thấp nghẽn phổi:Ho nhiều đờm, đờm trắng nhớt khó khạc nhổ. Ngực tức, dạ dày khó tiêu, chân tay rã rời, lưỡi mốc trắng nhờn, mạch chậm.
* Nước gừng
Gừng sống rửa sạch, thái nhỏ giã lấy nước nửa muỗng canh, đường phèn 1 thìa. Uống với nước sôi nguội, ngày 2 lần.
* Cháo hạnh nhân
Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn vừa đủ. Ý dĩ rửa sạch, hạnh nhân bóc vỏ, đường phèn giã nhỏ. Cho ý dĩ vào nồi, đổ nước vừa ngập, đun sôi rồi hạ lửa đến khi chín, cho hạnh nhân vào nấu tiếp đến chín rồi cho đường phèn vào quậy cho tan ra là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
3. Thể can nóng ảnh hưởng phổi:Ho từng cơn, thậm chí ho ra máu, mặt mắt đỏ, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch không đều.
* Nước nấu thanh quả, củ cải trắng
Thanh quả 15g, củ cải trắng 150g. Thanh quả bỏ hạt, củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi hạ lửa nấu kỹ lấy nước uống.
* Nước nấu hải chấp, củ năng
Hải chấp bì 30g, củ năng tươi 120g. Đem hải chấp bì ngâm nước rửa sạch hầm với củ năng lấy nước uống.
* Cháo tỳ bà, la hán quả
Lá tỳ bà tươi 40g (khô thì 15g), la hán quả 1 trái, gạo tẻ 50g. Lá tỳ bà tươi lau sạch lông tơ ở mặt sau lá, rửa sạch, thái nhỏ cho vào túi vải khâu lại. La hán quả rửa sạch, giã nhỏ, nấu thành cháo, cho đường vừa ngọt, ăn.
4. Thể thận bất nạp khí:Ho nhiều đợt, đờm trong lỏng, hoạt động khó thở, lạnh bụng, lưỡi đau, ngực mềm, tiểu đêm nhiều, lưỡi mốc trắng ẩm, mạch chậm.
* Nước hạt đào, nhân sâm
Hạt đào nhân 20g, nhân sâm 6g, gừng 3 lát, đường trắng vài thìa. Nhân hạt đào, nhân sâm, gừng nấu kỹ còn khoảng 200 ml, cho đường vừa uống, uống nhiều lần trong ngày.
* Phụ tử hầm thịt chó
Phụ tử chín 20g, gừng 100g, thịt chó 500 – 1.000g. Thịt chó rửa sạch, cắt miếng, xào qua với dầu ăn và tỏi. Sau cho nước, phụ tử, gừng đun sôi rồi nhỏ lửa hầm 2 giờ là được. Chia ra ăn nhiều lần.
Lưu ý: Người mắc bệnh viêm khí quản mãn tính, sức khỏe suy yếu, nên bồi bổ cho đủ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm kích thích, cay, đắng, các món chiên xào; ; kiêng thuốc lá để tránh làm bệnh nặng thêm.
=================================================================
Viêm phế quảnco thắt là một thể bệnh của viêm phế quản. Viêm phế quản co thắt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh viêm phế quản co thắt cũng có đầy đủ các triệu chứng giống như viêm phế quản cấp và mãn tính như: ho có đờm, thở khò khè, khó thở,… Tuy nhiên viêm phế quản co thắt sẽ kèm thêm biểu hiện khi bệnh nhân bị ho sẽ có những cơn co ở vùng ngực, bụng gây hiện tượng đau, khó thở, cảm giác như rít lên để thở được.
Do triệu chứng của viêm phế quản co thắt gần giống với triệu chứng của bệnh hen nên một số trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có thể chuẩn đoán nhầm viêm phế quản co thắt và bệnh hen. Do vậy, nhiều khi phải nhờ vào kết quả điều trị để phân biệt. Nếu trẻ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn có xu hướng diễn biến kéo dài thì có thể là bệnh hen chứ không phảiviêm phế quảnco thắt.
Ở người lớn, việc phân biệt triệu chứng của viêm phế quản co thắt và hen phế quản có phần thuận lợi hơn do chúng ta có thể khai thác được một số triệu chứng có giá trị giúp cho chẩn đoán, ví dụ như người bệnh có những biểu hiện sau đây sẽ giúp thầy thuốc chẩn đoán hen phế quản: hay có ho hoặc nặng ngực về đêm, khó thở về đêm, có tiếng thở rít, tiếng cò cử.
Nguyên nhân của viêm phế quản co thắtcó thể là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, dị vật. Thời tiết thay đổi (quá lạnh hoặc quá nóng), điều kiện dinh dưỡng kém… là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển.
Tiến triển bệnh viêm phế quản co thắt: Thở co thắt và thở ngắn, nặng tăng trong 2 đến 3 ngày, sau đó bệnh khá dần. Hiện tượng co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho khoảng 14 ngày. Bội nhiễm thông thường là viêm tai, có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị bội nhiễm này. Rất ít trẻ bị viêm phổi do nhiễm khuẩn, chỉ có 1-2% trẻ viêm phế quản phải nhập viện do cần thở oxy hoặc truyền dịch.
Trường hợpviêm phế quảnco thắt thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà:
Dùng thuốc: nếu sốt hơn (39 độ C) thì cần dùng kháng sinh, một số trẻ cần dùng thêm thuốc chống co thắt, có sự chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc thuốc giãn phế quản.
Ăn, uống nước hay canh ấm để giảm ho, long đờm
Hơi ẩm trong không khí làm giảm bớt độ đặc của dịch mũi và đờm, làm ho đỡ hơn. Vì vậy bạn có thể dùng máy làm ẩm không khí trong phòng của em bé, hoặc bật vòi hoa sen ấm trong phòng tắm rồi cho bé vào phòng tắm một lúc vài lần một ngày.
Khi nằm ngủ có thể nâng cao phần đầu của đệm nằm, kê gối hoặc ôm trẻ trong vị trí đầu cao hơn có thể giúp trẻ dễ chịu hơn.
Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và ko trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới.
Cho trẻ uống đủ nước. Có thể trẻ ko muốn ăn nhưng vì vậy nên thường xuyên cho trẻ uống thêm nước, sữa, sữa công thức hay sữa mẹ, mỗi lần ít một. Cho ăn hay uống lại nếu bé nôn trogn khi ho. Thức ăn đặc lúc này không quan trọng bằng việc cho bé uống đủ nước.
Không được hút thuốc lá ở gần bé, không hút thuốc lá trong nhà, vì khói thuốc làm ho nặng hơn. Khả năng co thắt sẽ tăng lên 4 lần với trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp hít phải khói thuốc lá.
Viêm phế quản co thắt cần đi bệnh viện khi trẻ có hiện tượngthở khó, co thắt nặng hơn, nhịp thở tăng hơn 60 hơi/phút, đau ngực, trẻ không ngủ được dù đã dùng các biện pháp tại nhà như trên, bé ngất hoặc ko thở được, môi xanh tái, trẻ quấy khóc như ốm rất nặng.
=================================================================
Viêm tiểu phế quản là bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Đặc biệt trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc viêm tiểu phế quản nhất. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có biểu hiện ho dai dẳng, khô họng, và ăn uống kém. Trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng có thể thở khò khè, khó thở, nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxi để thở.
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản
Bệnh viêm tiểu phế quản do virút hô hấp gây ra, mà hàng đầu là loại virut có tên viết tắt là RSV. Virút này có 2 điểm đặc biệt:
1. Có khả năng lây lan rất mạnh, khi một trẻ bị nhiễm loại virut mà bị hắt xì hơi cũng có thể lây lan sang trẻ khác, vì thế nên viêm tiểu phế quản có khả năng xảy ra thành dịch.
2. Người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm RSV nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưng nếu trẻ < 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là tiểu phế quản. Bệnh có thể có quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa (các tỉnh phíaNam), hay mùa lạnh (các tỉnh phía Bắc).
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm trùng hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu – Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản/ 1 năm. Ở ViệtNam: hiện nay viêm tiểu phế quản đã được quan tâm nhiều hơn và thật sự là bệnh phổ biến ở trẻ < 2 tuổi. Tại BV.Nhi Đồng 1 hàng năm có 5.000 – 6.000 trường hợp đến khám tại phòng khám hô hấp vì viêm tiểu phế quản, viêm tiểu phế quản cũng là nguyên nhân nhập viện hàng đầu tại khoa hô hấp (40%, khoảng hơn 2500 trẻ nhập viện/năm do viêm tiểu phế quản).
Triệu chứng viêm tiểu phế quản
Thường trẻ sẽ có triệu chứng cảm trong 2-3 ngày đầu (sốt nhẹ, ho, sổ mũi).
Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự suyễn. Cần phải được BS thăm khám để có chẩn đoán chính xác.
Diễn tiến bệnh viêm tiểu phế quản.
Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.
Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị nhiễm thêm vi trùng), xẹp phổi (do tắc đàm), viêm tai giữa. Khoảng 1-2% trẻ cần phải nhập viện vì khó thở, thiếu oxy. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng hơn, kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sanh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Đây là những trẻ được coi là có yếu tố nguy cơ cần được cho nhập viện sớm khi bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng tái phát.
Gần đây, người ta cũng đã chứng minh được mối liên quan của viêm tiểu phế quản với bệnh suyễn. Sau khi bị viêm tiểu phế quản, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 trẻ bị viêm tiểu phế quản diễn tiến thành suyễn sau này.
Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
Trẻ cần được nhập viện trong các trường hợp sau:
– Trẻ có dấu hiệu nặng: khó thở, bú kém, tím tái
– Có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…
– Trẻ có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên)
Ngoài ra, các trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.
Chăm sóc trẻ mắc viêm tiểu phế quản tại nhà
1. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước (thì thiếu nước sẽ làm đàm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn). Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đàm, dịu ho.
2. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
3. Cần cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại nhất là ở trẻ nhỏ.
4. Tránh khói thuốc lá: khói thuốc lá có thể làm trẻ sẽ trở nặng và dễ bị suyễn sau này hơn.
5. Cần đi tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của thầy thuốc và chú ý phát hiện những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau:
– Tím tái
– Trẻ bú kém, bỏ bú, không uống được
– Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
– Thở khó khăn (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực)
Phòng bệnh viêm tiểu phế quản
Hiện nay, thuốc phòng ngừa đặc hiệu còn rất đắt tiền và chưa có ở VN nên biện pháp phòng tránh chủ yếu là:
– Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác.
– Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virút gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp).
=================================================================
Mùa đông đang đến gần, khi thời tiết trở lạnh, viêm phế quản là điều dễ xảy ra, nhất là ở trẻ nhỏ và người già.
Viêm phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dày lên, làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc. Bệnh diễn biến theo 2 dạng: cấp tính (thường kéo dài dưới 6 tuần), và mãn tính (tái phát thường xuyên trong vòng hơn 2 năm). Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị hen phế quản (hen suyễn) thì niêm mạc phế quản cũng có thể bị viêm và gây nên tình trạng gọi là viêm phế quản dạng hen…
Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi. Đôi khi viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng kết hợp với nhau hình thành bệnh phế quản – phổi tắc nghẽn không đặc hiệu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4 trên thế giới với khoảng 50 triệu người mắc và 3 triệu người chết hàng năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người trên 40 tuổi là 5,2% (miền Bắc) và có khoảng 4 triệu người trong nước mắc bệnh này.
Tôi bị ho dai dẳng lâu ngày, vừa viêm họng vừa viêm phế quản. tôi chữa khắp nơi, mãi không khỏi, Tôi đã đến nhà thuốc đông y nguyễn Hữu toàn ….
Địa chỉ: Quang Hưng An Lão Hải Phòng- điện thoại …
Tôi đã bị bệnh viêm phế quản nhiều năm thường xuyên, ho, đờm khó ra, ho dữ dội, …..
Cháu Nguyễn thế Thắng sinh năm 1998 – Địa chỉ: số 47 chợ hàng Lê chân Hải phòng
Cháu Thắng bị bệnh viêm phế quản 4 năm cháu thường xuyên ho và khó thở tức ngực, tôi đã đưa Cháu đi chữa nhiều nơi, uống nhiều kháng sinh mà không khỏi….
Sinh năm 1961 trú tại 17 gác 2 Điện biên phủ Hải phòng. Tôi bị viêm phế quản, thường bị ho dữ và khó thở, đờm nhiều đặc trắng khó ra. Tôi đã điều trị bằng thuốc tây …