Danh Sách Bài Thuốc Đông Y Theo Kinh Nghiệm

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH GHẺ

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH GHẺ

1. Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp vào mùa xuân hè. Ở những nước kém phát triển điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại.

2.Vì sao mắc bệnh ghẻ?

Căn nguyên gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0,3-0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

3. Ghẻ lây như thế nào?

Lây bệnh ghẻ là do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Chính vì vậy, mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày. Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

4. Chuẩn đoán bệnh ghẻ:

Chẩn đoán ghẻ Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Cũng giống bệnh viêm ruột thừa, đôi khi cũng bị chẩn đoán nhầm bởi những nhà ngoại khoa. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da. 5. Bài thuốc chữa bệnh ghẻ

Diem sinh100g

Thanh phàn10g

Chủ trị:

Ghẻ nước (mụn nhỏ có nước trong và dính, rất ngứa; mụn khi vỡ nước dây đến đâu là mụn nữớc mọc lan ra đến đấy).

Ghẻ mủ (mụn nhỏ có mù xanh, đau ngứa, cái ghẻ ăn luồn dưới da, thành luống).

Cách dùng, liều lượng:

Ca hai vị thuốc tán đều, cho vào nổi đất, đun chảy thành nước, quấy đều đổ ra, để thật nguội đóng thành bánh. Đem tán bột mịn.

Trước khi bôi thuốc phải tắm rửa, gãi cho chỗ ghẻ bợt da ra (không gãi chảy máu), Dùng mỡ lợn đã rán thành nước hoà với bột thuốc thành dạng sền sệt bôi vào nốt ghẻ. Gãi đến đáu bôi đến đấy.

Ngày bôi thuốc 1 lần.

Quấn áo người bệnh thay ra phải luộc nước sôi kỹ rồi giặt mới cho mãc lại.

Kiêng ky:

Trẻ em dưới 10 tháng da còn non không nên dùng.

Hạt Na (Mãng cẩu ta) lượng đủ dùng.

Chủ trị: Ghẻ.

Cách dùng, liều lượng:

Hạt Mãng cầu ta sao tách bỏ vỏ đen ngoài, lấy nhân giã nát thêm chút rượu trắng sào nóng đều bôi lên các nốt ghẻ.

Trước khi bôi thuốc người bệnh phải tắm rửa gãi cho chỗ ghẻ bợt da ra (không gãi chảy máu) để khô mới bôi thuốc vào.

Ngày bôi thuốc 1 lần.

Quần áo người bệnh thay ra phải luộc nước sôi kỹ rồi giặt, mới cho mặc lại.

Chú ý:

Hạt Na có chất độc, không được đưa tay bôi thuốc lên mắt, mũi, mồm.

Cây Thương nhĩ (lá, cây, quả)5000g

Nước sạch đủ dùng

Chủ trị:

Ngoài da ghẻ lỏ lâu nãm, sưng các hạch ỏ cổ.

Cách dùng, liều lượng:

Thương nhĩ rửa sạch, đổ ngập nước nấu cao lỏng theo tỷ lệ 5/1.

Người lớn ngày uống 3 lần mỗi lần 30ml.

Trẻ em tuỳ tuổi giảm liều so với liều người lớn.

Cao lòng Xuyên tâm liên 200g

Bạch phàn (phi khô)100g

Rượu trắng1000ml

Chủ trị:

Ghẻ ngứa gãi.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị ngâm trong rượu trắng 2 ngày.

Dùng bông gạc chấm rượu thuốc bôi chấm vào các nốt ghẻ {sau khi dã tắm rửa sạch các nót ghẻ).

Ngày bôi chấm 2 tần trước khi ngủ.

Cóc (Thiểm thừ) đốt tồn tính 30 con

Bạch phàn (phi khô)100g

Dầu cám1000ml

Chủ trị:

Ghẻ nhiễm trùng.

Cách dùng, liều lượng:

Than Cóc và Khô phàn tán bột mịn, cho vào dẩu Cám trộn đểu. Rửa sạch các nốt ghẻ, đợi khô, dùng bông gạc chấm dầu thuốc bôi lên các nốt ghẻ.

Ngày chấm bôi 2 lần.

HỘI

Nhân hạt Máu chó1 kg

Muối ăn rang khô100g

Chủ trị:

Ghẻ lở, ghẻ ruổi, ngứa ngoài da.

Cách dùng, liều lượng:

Nhân hạt Máu chó giã thật nhuyễn, thêm muối ăn trộn thật đều. Cho vào chõ đổ, ép lấy dầu trộn thêm một ít Long não cho thơm để bôi ghẻ. Trước khi bôi tắm rửa sạch, gãi cho nốt ghẻ chắy da rồi bôi dầu iên.

Cần bôi thật mỏng, nếu dùng nhiều quá có thể mưng nhiều hơn.

Chú ý:

Nhân hạt Máu chó có thể nấu vối rượu trắng để bôi ghẻ đặc biệt là ghẻ ruổi;

Nhân hạt Máu chó giã nhuyễn 50g

Rượu trắng 40° – 45° 200ml.

Hai thứ trộn đều, đun sôi đến khi được một hỗn hợp sền sệt.

Rửa sạch nốt ghẻ cho bong vẩy, bói ngay hổn hợp dấu khi cón nóng lên nốt ghẻ, bôi thật mỏng.

Hôm sau tắm rửa sach sẽ bằng xà phòng, lại bôi lần nữa. Thường chỉ bồi 3 lần là khỏi.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời