Vị thuốc vần D

Khế

Tên thường gọi: Khế còn gọi là Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lãng tử, Dương đào, Ngũ liêm tử.

Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

Họ khoa học: thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae.

(Mô tả, hình ảnh cây Khế , phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).

Mô tả:

Cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, nụ hoa hình cầu. Hoa màu hồng hay tím. Đài hoa có 5 lá đài thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn, dính với nhau ở 1/3 dưới, 5 nhị đối diện với các lá đài xen kẽ với 5 nhị lép. Bầu hình trứng, phủ lông tơ; 5 lá noãn tạo thành 5 ô, mỗi ô đựng 4 noãn; vòi ngắn, đầu nhuỵ phồng. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi.

Mùa hoa tháng 4-8, quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng:

Vỏ, quả, hoa, lá và rễ – Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolae.

Nơi sống và thu hái:

Cây của vùng Ấn độ – Malaixia, mọc hoang và cũng thường trồng. Các giống thường gặp là khế chua và khế ngọt. Thu hái vỏ, thân, rễ quanh năm. Thu hái hoa và quả theo thời vụ.

Thành phần hoá học:

Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Trong quả khế có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P.

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị, tác dụng:

Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt.

Rễ khế vị chua và se, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau.

Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình;có tác dụng trừ sốt rét.

Công dụng:

Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt.

Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính.

Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa trị sốt rét, trẻ em kinh giản; còn chữa chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, . Vỏ cây , trẻ em lên sởi, giúp sởi mọc tốt. Dùng hoa 4-12g, tẩm nước Gừng sao, sắc uống; lá và quả 20-40g; lá dùng tươi hay sao thơm; vỏ cây và rễ 10-12g hay hơn, sắc uống.

Lở sơn, mày đay:

Lá Khế 20g hay hơn, nấu nước uống trong, lá tươi giã đặp ngoài, hoặc nấu nước tắm.

Sổ mũi, đau họng:

Quả Khế tươi 90-120g ép lấy nước uống

Sưng lách sinh sốt:

Quả Khế tươi chiết dịch và uống với nước nóng

Chữa cảm nắng:

Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.

Chữa nhức đầu, bí tiểu:

Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân:

Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa:

Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.

Phòng bệnh sốt xuất huyết:

Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.

Chữa ho khan, ho có đờm:

Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 – 12g.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo:

Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em:

Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận.

Tag: cay Khe, vi thuoc Khe, cong dung Khe, Hinh anh cay Khe, Tac dung Khe, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời