Kiến thức y khoa

VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN BỆNH VÔ SINH,KHÁMVÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM VỚI BỆNH VÔ SINH

1.VÔ SINH LÀ GÌ

Vô sinh là tình trạng không có thai sau một thời gian nhất định chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Trước đây quy định thời gian đó là hai năm. Hiện nay Tổ chức Y tê Thế giới quy định là một năm.

Người ta chia làm vô sinh thành 2 loại: Vô sinh nguyên pháp (VSI) và vô sinh thứ phát (VSII). Vô sinh nguyên phát là chưa hề có thai lần nào sau 1 năm xây dựng gia đình. Vô sinh thứ phát là chưa có thai lại sau lần có thai trước được 1 năm. Với phụ nữ trên 35 tuổi, chỉ cần tính 6 tháng.

Ngoài ra, những trường hợp có nguyên nhân hiển nhiên thì không cần tính mốc thời gian. Thí dụ: vợ bị vô kinh, chồng bị liệt dương v.v… thì cần điều trị vô sinh ngay.

Muốn thụ thai được, cần có sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng để thành trứng và sau đó là sự làm tổ của trứng (trong buồng tử cung). Nếu thiếu một trong các yếu tố nói trên thì xảy ra vô sinh. Thí dụ, không phóng noãn, không có tinh trùng, tắc vòi tử cung ("vòi trứng") hoặc tắc ống dẫn tinh; dính buồng tử cung, nữ đều là những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh.

2.NGUYÊN NHÂN VÔ SINH

Về nguyên nhân, người ta chia ra làm vô sinh nam và vô sinh nữ. Vô sinh nam là trường hợp nguyên nhân vô sinh hoàn toàn do người chồng, người vợ hoàn toàn bình thường. Vô sinh nữ là nguyên nhân vô sinh hoàn toàn do người vợ và người chồng hoàn toàn bình thường. Vô sinh không rõ nguyên nhân là trường hợp làm các xét nghiệm thăm dò hiện có, không tìm thấy nguyên nhân nào.

Từ xưa và ở nhiều nước, kể cả những nước phát triển, người ta thường cho rằng nguyên nhân gây vô sinh là do người vợ. Có lẽ đó là do cảm tính, thấy rằng người phụ nữ đóng vai trò chính trong suốt thời gian từ đầu của sự thụ thai đến khi sinh con xong. Nhưng cũng có lẽ do ngộ nhận, người vợ thấy rằng chồng mình quan hệ tình dục với mình bình thường thì không có lý gì nguyên nhân vô sinh lại do chồng mình.

Thật ra, khả năng thực hiện tình dục và khả năng sản sinh ra tinh trùng có khác biệt nhau. Nhiều người đàn ông liệt dương mà tinh trùng lại rất nhiều và rất khoẻ. Ngược lại, có người về tình dục rất bình thường mà lại không có một con tinh trùng nào.

Theo thống kê:

-Tỷ lệ vô sinh nam trên thế giới vào khoảng 10 – 18%.

-Ở Việt Nam,tỷ lệ vô sinh chiếm 13%. (Thống kê năm 1982)

-Vô sinh có nguyên nhân do Nam và do nữ có tỷ lệ ngang nhau, chiếm 40%. Có nguyên nhân do cả 20 vợ chồng chiếm 20%.

Theo nghiên cứu từ năm 1993 – 1997 của 1000 cặp vô sinh điều trị tại bệnh viện, vô sinh nữ chiếm 54,5%, vô sinh nam chiếm 35,6%, ngoài ra, vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 9,9%.

Hiện nay, tỷ lệ vô sinh ở nước ta tăng nhiều so với trước đây. Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%.

Những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.

-Nguyên nhân thường gặp nhất là hiện tượng không phóng noãn. Thường gặp ở vô sinh nguyên phát.

-Tắc vòi trứng cũng là một nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao. Thường gặp ở vô sinh thứ phát.

-Dính buồng tử cung

-Rối loạn phóng noãn.

-Viêm nhiễm phụ khoa.

Những nguyên nhân gây vô sinh ở nam:

-Không tinh trùng, tinh trùng yếu là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao.

-Tắc ống dẫn tinh

-Giãn tĩnh mạch thừng tinh.

3.KHÁM BỆNH NHÂN VÔ SINH

Khi khám bệnh nhân vô sinh phải khám đồng thời cả 2 vợ chồng để tìm được nguyên nhân chính xác sẽ có hướng điều trị tốt nhất.

Hỏi:

Hỏi về tình hình kinh nguyệt: tuổi bắt đầu hành kinh, chu kỳ kinh, số ngày kinh, lượng máu kinh, hành kinh có đau bụng không…

Hỏi về tiền sử sẩy đẻ theo thứ tự thời gian, có biến chứng sốt và băng huyết sau sẩy, sau đẻ không.

Hỏi về tình trạng viêm nhiễm: khí hư, đau bụng, sốt.

Tần suất giao hợp: bao nhiêu lâu một lần. Thường nếu giao hợp mỗi tuần 3 lần trở lên thì ít khi xảy ra vô sinh vì tinh trùng có thể sống được 2 ngày và trứng có thể sống được 1 ngày. Noãn và tinh trùng có thể đợi nhau ở đường sinh dục của người phụ nữ.

Khám:

Phát hiện các tính sinh dục phụ: vú, lông mu, lông chân, âm vật.

Phát hiện viêm, trước hết là viêm đường sinh dục dưới, sau đó là viêm phần phụ.

Phát hiện các khối u ở cổ tử cung, ở tử cung và ở phần phụ (u buồng trứng hoặc ứ nước vòi trứng, ứ mủ vòi trứng).

Hỏi:

Thường người thầy thuốc chỉ tiếp xúc với người chồng khi người chồng có gì bất thường như liệt dương, tinh trùng ít hoặc không có tinh trùng. Cũng có khi, người thầy thuốc chỉ ghi xét nghiệm, ghi đơn rồi nhờ ngưòi vợ cầm chuyển cho người chồng. Nếu kết quả tinh dịch đồ hoàn toàn bình thường thì có khi ngưòi thầy thuốc phụ khoa không bao giờ gặp người chồng.

Hỏị về tiền sử quai bị, tiền sử viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn.

Tình hình sinh hoạt vợ chồng: tần suất giao hợp, có xuất tinh không, có liệt dương không.

Khám:

Xem tinh hoàn có teo nhỏ, nhẽo và nhẹ không, mào tinh có to, rắn và đau không, tĩnh mạch tinh có giãn không.

Kiểm tra mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới.

Kiểm tra độ thông của vòi trứng bằng bơm hơi vòi trứng và nhất là chụp tử cung vòi trứng. Thăm dò độ thâm nhập của tinh trùng vào chất nhầy cổ tử cung trên kính hoặc qua chứng nghiệm Huhner (chứng nghiệm sau giao hợp, tìm tinh trùng trong chất nhầy cổ tử cung của người vợ).

Kiểm tra sự phóng noãn: đường cong thân nhiệt cơ sở, chỉ số cổ tử cung, sinh thiết niêm mạc tử cung vào nửa sau của vòng kinh hoặc vào đầu của vòng kinh sau, định lượng progesteron vào nửa sau của vòng kinh. Khác với nhận xét trước kia, hiện nay tế bào học âm đạo nội tiết không còn được coi là xét nghiệm chính xác để chẩn đoán phóng noãn nữa.

Kiểm tra khả năng làm tổ của niêm mạc tử cung bằng sinh thiết niêm mạc tử cung vào nửa sau của vòng kinh hoặc vào đầu vòng kinh sau, xem có hình ảnh chế tiết của các tuyến không. Sinh thiết niêm mạc tử cung như vậy có hai tác dụng: xem khả năng phóng noãn và xem khả năng làm tổ.

Tinh dịch đồ

Mỗi nước quy định số ngày kiêng giao hợp khác nhau trước khi làm xét nghiệm. Ở Pháp buộc kiêng 3 ngày, Hungari 5 ngày, Việt Nam 7ngày.

Thường thời gian kiêng nên tuỳ thuộc tần suất giao hợp của từng người. Thí dụ: nêu cứ 4 ngày giao hợp 1 lần thì kiêng giao hợp 3 ngày, nếu cứ 7 ngày 1 lần thì kiêng 6 ngày v.v… Như thế sẽ thấy được lượng tinh trùng khá nhất trong trường hợp sinh hoạt vợ chồng tự nhiên của người bệnh.

Trong tinh dịch đồ, nên để ý đến lượng tinh dịch được xuất, số lượng tinh trùng trong lmm3 (bình thưòng 60.000 – 120.000/mm3), tỷ lệ tinh trùng khoẻ (từ 50% trở lên), tỷ lệ tinh trùng dị dạng (dưới 10%). Hiện nay theo Tổ chức Y tế Thê giới, nếu lượng tinh trùng > 20.000/mm3 thì được coi là bình thường. Chúng tôi cảm thấy tiêu chuẩn này thấp quá, mặc dầu trong y văn có trường hợp tinh trùng ít như vậy cũng gây được có thai. Trong những năm hành nghề của chúng tôi chưa gặp được trường hợp nào đạt kết quả khả quan như vậy. Chúng tôi thấy, nếu lượng tinh trùng < 40.000/mm3 thì đều nên coi là ít và cần sớm điều trị cho người chồng.

Có thể làm chứng nghiệm Hühner (sau giao hợp một thòi gian, lấy chất nhầy cổ tử cung trong ống cổ tử cung để xem số lượng tinh trùng sống). Nếu sau giao hợp 1 giờ thấy 10 – 20 tinh trùng di động trên một kính trường thì coi là bình thường. Hiện nay trên thế giới người ta hay chỉ định chứng nghiệm này. Nhưng cũng có khá nhiều tác giả lên tiếng phê phán, coi rằng những tinh trùng khoẻ cần xem thì đã di chuyển lên cạo rồi, còn lại trong ống cổ tử cung là những tinh trùng yếu và bất thường, nhất là trong trường hợp đọc chất nhầy muộn, sau giao hợp nhiều giờ.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời