Kiến thức y khoa

VIÊM PHỔI

SƠ SINH

Viêm phổi sơ sinh ngày nay vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ đẻ non. Vì vậy, viêm phổi sơ sinh thường là thể nặng, hoặc rất nặng, phải điều trị tại bệnh viện là nơi có phương tiện cấp cứu đầy đủ như oxy, máy hút, bóng hỗ trợ hô hấp.

DẤU HIỆU LÂM SÀNG

1. Dấu hiệu ban đầu

-Chảy mũi hoặc không.

-Có ho hoặc không.

-Bú ít hơn bình thường.

Điều trị những trường hợp này không cần dùng kháng sinh, không cần nằm viện. Chỉ cần giữ ấm, nới rộng tã lót, làm thông thoáng mũi, đảm bảo lượng sữa mẹ 150ml/kg/ngày. Cần theo dõi sát nhịp thở, nếu nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút kèm tình trạng chung không tốt nên chuyển đi bệnh viện.

2. Viêm phổi nặng

-Miệng sùi bọt cua (có hoặc không).

-Tím tái khi khóc (có hoặc không).

-Sốt 38°c hoặc hạ nhiệt độ (đẻ non).

-Nhịp thở trên 60 lần/phút.

-Bú yếu.

-Nghe phổi có ran âm nhỏ hạt hoặc không.

Điều trị:

-Nằm ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng một bên.

-Làm thông thoáng mũi.

-Ủ ấm vê mùa đông.

-Đảm bảo lượng ăn 150 ml/kg/24 giờ, cho ăn sữa mẹ.

-Kháng sinh: Benzin penicillin 50.000 đơn vị/kg một ngày, ngày tiêm 2 lần, thòi gian ít nhất 5-7 ngày. Sau 2 ngày không đỡ hoặc nặng lên phải đổi kháng sinh.

-Thở ôxy qua ống thông 0,51/phút, thở ôxy liên tục cho đến khi trẻ hết tím tái.

-Để đánh giá tình trạng bệnh nhân, kết quả điều trị cần theo dõi hàng ngày về:

Nhịp thở.

Co kéo lồng ngực Mức độ tím tái.

Thân nhiệt.

Ăn uống.

3. Viêm phổi thể rất nặng

-Trẻ ngủ lịm hoặc kích thích quấy khóc, không ngủ. Ở trẻ đẻ non thưòng thấy ngủ lịm. Sốt cao 38°c hoặc hơn thường gặp ở trẻ đủ tháng, trẻ đẻ non hay bị hạ nhiệt độ.

-Rối loạn nhịp thở: thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút, hoặc ngừng thở. Khi có ngừng thở và thở chậm, bệnh thường nặng hơn.

-Thở rên hoặc ngủ lịm.

-Tím tái đầu chi, toàn thân, lưỡi.

-Có ho hoặc không.

-Co rút lồng ngực mạnh.

-Bỏ bú.

-Bụng trướng.

-Phổi nhiều ran âm nhỏ hạt hoặc không nghe thấy ran (đẻ non).

Điều trị:

-Kháng sinh:

Ampicillin 25mg – 50mg/kg/lần, ngày 2 lần tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (hoặc benzin penicillin 50.000 đon vị/kg/lần, ngày 2 lần).

Gentamycin 2,5 – 5mg/kg/lần, ngày 2 lần.

Nếu không có Gentamycin thì thay bằng Cloroxit 25mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch chậm ở những trẻ trên 7 ngày tuổi. Không nên dùng Cloroxit cho những trẻ đẻ non và những trẻ có bạch cầu thấp.

Hoặc có thể dùng Cotrimoxazon (Bactrim 0,48g/l viên), gồm 80mg Trimethoprim, 400mg Sunfamethoxazon, liều dùng 1/4 viên mỗi ngày, uống trong 7 ngày, không dùng cho trẻ vàng da và đẻ non.

-Thở oxy qua ống thông liên tục 0,51/phút cho đến khi trẻ hết tím hoặc bóp bóng qua mặt nạ hay thở máy nếu bệnh nhân ngừng thở.

-Giữ ấm cho trẻ.

-Bảo đảm luợng ăn, cho ăn sữa mẹ, cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày.

-Làm thông thoáng mũi, hút đờm dãi.

-Nằm nghiêng về một bên, nằm ở tư thế dẫn lưu nếu trẻ xuất tiết nhiều.

-Làm khí dung nếu có điều kiện ở trẻ viêm phổi kéo dài.

Những điều cần chú ý

-Thở oxy qua ống thông 0,51/phút. Thở liên tục cho đến khi trẻ hết tím. Nếu mũi xuất tiết nhiều, phải nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lí vào mũi trước khi hút. Độ dài đoạn ống thông đưa vào mũi bằng độ dài đo tù mũi tới tai. Ống thở phải được thay hăng ngày. Nước làm ẩm oxy cũng phải được thay hàng ngày. Hộp đựng ống thở phải đưọc thử khuẩn ít nhất 2 lần/tuần.

-Bù dịch: cần bù dịch khi trẻ thở nhanh hay sốt, nếu bệnh nhân không ia chảy thì bù nuóc bằng đưòng uống, sữa mẹ hay dịch có luợng muối thấp. Lượng dịch bù ỏ trẻ sơ sinhlà 60ml/kg/ngày. Ngoài ra, trong những trưòng họp trẻ bị viêm phổi nặng cần bù Bicarbonat natri để chống toan máu, theo công thức dưới đây:

Bicarbonat natri 0,14% (ml) = p X BE X 2 (P: trọng ỉượng cơ thể; BE: kiêm dư)

Nếu không có máy phân tích khí trong máu thì có thể tính khoảng 15ml/kg.

-Phòng nuôi trẻ phải ấm, nhiệt độ 28ơc vì nếu để không khí lạnh thì nhu cầu oxy tăng lên. Phòng phải sạch, đủ nước rửa, tránh lây chéo.

TRẺ CÓ NHIỀU NGUY

•Trẻ có trở ngại lúc đẻ: dây nhau quấn cổ, đẻ ngạt, vỡ ối trước khi đẻ trên 12 giờ.

•Trẻ đẻ non ít cân.

•Trẻ không đưọc nuôi bằng sữa mẹ.

•Trẻ thiếu Vitamin A, suy dinh dưõng.

•Trẻ bị lạnh.

•Trẻ nuôi ở môi trưòng ô nhiễm (ví dụ khói thuốc lá).

•Mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai.

•Trẻ có dị tật bẩm sinh (đường hô hấp, tim bẩm sinh, w.).

PHÒNG BỆNH

-Cho trẻ bú mẹ sớm.

-Không để trẻ bị lạnh, tránh gió lùa.

-Tạo điều kiện cho trẻ ỏ noi có môi trưòng tốt.

-Người mẹ khi có thai cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời