Đông y trị bệnh vần Q

QUAI BỊ (Oreillons – Mumps)

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, thường xẩy ra vào mùa đông – xuân. Có đặc điểm là sưng đau các tuyến nước bọt nhất là tuyến mang tai. Đôi khi có thương tổn ở tinh hoàn hoặc các hệ thần kinh.

Thường gặp ở trẻ nhỏ 5~8 tuổi. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Còn gọi là Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Trá Tai, Trư Đầu Phì, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn.

Nguyên nhân do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương, đi theo đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. Đởm và Can có quan hệ biểu lý,Nếu nhiệt độc từ Thiếu Dương truyền sang Quyết Âm có các triệu chứng của Can và kinh can kèm theo như Viêm tinh hoàn, hôn mê co giật (biến chứng viêm não). Tthì có thể gây ra chứng kinh quyết và dịch hoàn sưng.

a. Thể nhẹ: Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày (4-5 ngày) bệnh sẽ khỏi.

b. Thể nặng: Má sưng to, cứng, ấn đau, khó há miệng, nuốt khó, sốt, đầu đau, khát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Hoạt Sác. ở thể này có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm teo dịch hoàn, buồng trứng. Một bên tinh hoàn sưng đỏ và đau, có khi cả hai bên đều sưng. Sau đó khỏi sau 10 ngày nhưng sau 2 tháng mới biết rõ có teo dịch hoàn hay không.

Pháp: sơ phong thanh nhiệt tán kết

Sài hồ 15 Hoàng cầm 15 Bản lam căn 15
Long đởm thảo 15 Xích thược 10 Uất kim 10 Nguyên hồ 5

Bài 2

Sài hồ 8 Ngưu bàng 8 Cương tàm 8
Thăng ma 6 Cát cánh 6 Thuyền thoái 6 Cát căn 15
Thiên hoa 10 Thạch cao 20 Cam thảo 3

Châm Cứu

Dùng Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc,.

Nếu có sốt thêm Khúc trì,

. Sưng đau nhiều thêm Thiếu thương, Thương dương [đều châm ra máu].

. Dịch hoàn sưng thêm Huyết hải, Khúc tuyền, Tam âm giao, Hành gian.

+ Cứu Bấc Đèn (Đăng Hỏa Cứu Pháp): Huyệt Quang thái + Giác tôn.

Dùng 2 cọng Tâm bấc (Đăng tâm thảo), nhúng vào dầu thực vật, đốt lên. Nhắm đúng huyệt Quang thái hoặc Giác tôn, châm nhanh vào da (nghe thấy bộp hoặc kêu ‘xèo’ và tắt lửa là được) rút ra ngay. Làm một lần thì hết sưng. Nếu chưa khỏi hẳn, hôm sau làm lại một lần nữa

Bôi ngoài: Hạt Gấc mài với Dấm thanh cho sền sệt, bôi.

Kiêng kị: Cách ly cho đến sau khi khỏi xưng 4 ngày, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kiêng cay đắng, nên ăn lỏng và mềm, không động chạm đè nén chỗ đau

Người mắc quai bị nên ăn gì cho nhanh khỏi? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra vì khi mắc quai bị chúng ta thường phải kiêng khem khá nhiều thứ, vừa để nhanh khỏi, vừa không để lại biến chứng nguy hiểm.

Bệnh quai bị là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến người bệnh.

Bệnh quai bị thuộc phạm vi chứng ôn độc trong Đông y. Y học hiện đại gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị.

Bệnh quai bị là một trong những bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào. Nếu không biết cách điều trị và phòng tránh bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Em 30 tuổi, mắc quai bị 2 bên mang tai dẫn đếnbiến chứng làm chotinh hoàn rất to.

Sau 3 tuần khám vàđiều trị tại bệnh viện, em đã hết sưng tinh hoàn nhưng vẫn còn đau thốn rất khó chịu.

Em năm nay 23 tuổi. Mấy hôm nay tự dưng 2 bên má gần mang tai có triệu chứng sưng, nhìn thì không phát hiện được, sờ mới cảm thấy bị sưng.

Các vị thuốc chữabệnh quai bị

Các bài thuốc với người bị quai bị

Các bài tham khảo về bệnh quai bị

********************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời