Đông y trị bệnh vần h

HEN PHẾ QUẢN (Asthma )

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính ( N ) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm.

Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.

Phân loại

– Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên.

– Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường.

Cơ chế bệnh sinh:

Tăng tính phản ứng của phế quản:

Ở các bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu của tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp nên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hoá học.

Các chất trung gian hoá học như: Histamin, Bradykinin, Leucotriene C, D, E và các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá huỷ biểu mô phế quản.

Tế bào viêm và các trung gian hoá học:

Đây là giả thuyết phổ biến nhất hiện nay. các tế bào viêm ( Mast., E, B, LT…)  giải phóng các men, yếu tố hoá ứng động, các trung gian hoá học, các Cytokin, tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản, gây phản ứng viêm,. phù nề, co thắt và thành cơn hen.

Cơ chế thần kinh: mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật ( thần kinh tự động )

– Hệ thần kinh tự động ở đường thở, có 3 thành phần là:

+ Hệ phó giao cảm và chất trung gian là Axetylcholin, gây co thắt phế quản.

+ Hệ giao cảm, chất trung gian là: Adrenalin gây giãn phế quản.

+ Hệ không giao cảm và không phó giao cảm  ( NANC ).

Các nguyên nhân gây hen phế quản:

– Nhiễm khuẩn, virut ( đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên )

– Hít phải dị nguyên : bụi nhà ( 44% ), bụi lông gia súc,  gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa…

– Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết ( như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi trời lạnh và khô ) hút thuốc thụ động.

– Một số thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau Nonsteroide làm bùng nổ cơn hen.

– Gắng sức.

– Một số loại thức ăn: tôm, cua , cá…

– Nghề nghiệp: tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ…

– Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen.

– Nội tiết: một số trường hợp hen  liên quan với khi có thai và kinh nguyệt.

– Phản xạ dạ dầy thực quản: trào ngược dịch dạ dầy

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình:

– Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay , há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

– Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy (tuỳ mức độ) ở khắp 2 phổi.

Các loại cơn hen:

– Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1-3 giờ )

– Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 – 5 giờ đến một vài ngày.

– Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, tử vong.

Xét nghiệm lâm sàng

– Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng.

– X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, gian sườn giãn, vòm  hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ).

– Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden .

– Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoặc rối loạn hỗn hợp .

Nếu hen điển hình thì chẩn đoán hen dựa vào các triệu chứng lâmsàng .Nhưng tiêu chuẩn khách quan để chẩn đoán hen phế quản là bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở hay thay đổi:

+ Test hồi phục phế quản: là cách đơn giản nhất để khẳng định chẩn đoán.

Đo FEV1 , sau đó xịt 2 nhát Salbbutamol liều 200mg – 300mg. Sau 30 phút đo lại . Nếu FEV1 tăng >15% là test hôì phục phế quản dương tính.

+ Thay đổi theo thời gian trong ngày: theo dõi bằng đo PEF.

PEF thay đổi ³20% trong ngày ( sáng, tối ) có giá trị chẩn đoán hen phế quản.

+ Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test đi bộ 6phút         ( chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim mới làm test này ) thấy 50%  bệnh nhân hen giảm PEF ít nhất 15% sau đi bộ )

+ Test kích thích: hít Histamin hoặc Methacolin sẽ gây thành cơn hen ở nồng độ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường(100mg so với »10.000mg ở người bình thường ). Test này nguy hiểm chỉ làm ở những nơi có kinh nghiệm và bệnh nhân hen không rõ ràng.

Chú ý: một số bệnh nhân bị hen, nhưng chỉ có triệu chứng ho, đặc biệt ho về đêm, nếu nghi ngờ hen có thể làm test hồi phục và điều trị thử .

– Test dị nguyên để chẩn đoán hen ngoại sinh.

Thể lâm sàng:

Hen trẻ em:

Cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp cấp, 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp ( dùng kháng sinh + giảm ho ) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng, gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.

Có 2 loại cơ điạ kèm theo thở rít ở trẻ em:

+ Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển, thì tự khỏi.

+ Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hô hấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả tốt.

Hen gắng sức:

Có cơ chế giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấu của đường hô hấp; khí lạnh và khô kích thích gây co thắt đường thở tăng các yếu tố hoá ứng động N và Histamin. Có thể tránh hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng thuốc kích thích b2 trước khi gắng sức.

Hen nghề nghiệp:

Một số trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: công nhân ở xưởng cao su,  tiếp xúc với Epoxy , công nhân ở xưởng gỗ , bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi…

Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân có thể tạng Atopy chưa từng bị hen, rất dễ bị hen nghề nghiệp, khi công tác ở một số nghề như đã nói ở trên, thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ cuối tuần.

– Cấp tính: Hen ác tính, tâm phế cấp , tràn khí màng phổi.

– Mạn tính: Khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác: mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, các loại bụi, hóa chất…

2. Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong trường hợp phải đi ra ngoài.

3. Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm…

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc: Người bệnh cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau aspirin…

5. Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, nhiễm virut hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm, những nơi tập trung đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

6. Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe: Trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản truớc khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.

7. Đối phó với ô nhiễm môi trường: Có biện pháp đối phó với bụi ô nhiễm, ở trong nhà và hạn chế đi ra ngoài trong những ngày thời tiết quá lạnh, ẩm ướt khắc nghiệt. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu.

8. Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ: Sử dụng cửa sổ để giữ cho không khí trong sạch. Mở rộng cửa sổ khi không khí nóng, ngột ngạt, khi nấu nướng, khi trong nhà có nhiều thứ nặng mùi. Khi thời tiết lạnh cần đóng kín cửa sổ tránh gió lùa có thể gây nhiễm lạnh và gây đợt bùng phát cho bệnh nhân hen phế quản. Dọn dẹp đồ đạc trong nhà, tiêu diệt gián và côn trùng, nấm mốc trong nhà.

9. Khi đi du lịch: Cần phải có kế hoạch trước và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. Chuẩn bị đầy đủ sổ y bạ và lượng thuốc mang theo, nếu đi du lịch trong thời gian dài phải đảm bảo có thể mua được thuốc ở nơi nghỉ.

10. Điều trị tận gốc hen phế quản: Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính. Nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen. Thuốc đông y thường dựa trên kinh nghiệm và bài thuốc dân gian truyền lại, thuốc ít độc hại, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh.

Hen phế quản hay hen suyễn là tình trạng mà trong đó đường hô hấp của bạn bị thu hẹp có thể do nguyên nhân phế quản bị sưng, bị viêm, có nhiều chất nhầy. Người bị hen phế quản cảm thấy khó thở, thở khò khè, muốn ho để tống các chầy nhầy ra ngoài.

Một số trường hợp bệnh hen phế quản chỉ gây ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Dấu hiệu điển hình của bệnh hen phế quản: Khó thở, tực ngực, đau ngực khi ho. Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại chứng tỏ bênhhen phế quản của bạn đang ở giai đoạn trầm trọng.

Hen phế quảnthuộc phạm vi chứng háo xuyễn đàm ẩm, là bệnh xẩy ra ở người có tính trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trợn mắt mà không thở được, nằm ngồi không được.

Hen hàn:

Triệu chứng: Người lạnh, Sắc mặt trắng. bệnh đàm loãng, có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nước, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm rêu lưỡi trắng mỏng trắng hoạt, mạch huyền tế

Phép trị: Ôn phế, tán hàn trừ đàm, hạ suyễn

Có thể dựng các bài xạ can ma hoàng thang, tô tử giáng khí thang

Tiểu thanh long thang Ma hoàng 8-12 quế chi 8-12 Bán hạ 8-12
Tế tân 6 Bạch thược 8-12 Can khương 8-12 Trích thảo 8-12
Ngũ vị 6-12 Bạch bộ 10 Bạch truật 12 Tiền hồ 8

-Trường hợp có chứng nhiệt, bệnh nhân bứt rứt gia: Thạch cao tiểu thanh long gia Thạch cao thang

-Ho nhiều gia: Khoản đông hoa, Hạnh nhân

-Bệnh nhân khát nhiều Bỏ Bán hạ gia: Thiên hoa để thanh nhiệt sinh tân

Châm cứu: Châm bổ huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lí

Cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Thận du

Nhĩ châm: Bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm, thần môn, phế du

Hen nhiệt:

Triệu chứng: Bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch hoạt sác,

Phép trị: dưỡng âm thanh nhiệt tuyên phế, hoá đàm bình suyễn

Phương: Đình lịch tả phế thang gia giảm cùng uống với Bổ phế âm hoàn

Hen phế quản nhiệt Ma hoàng 8 Xạ Can 10 Bán hạ 6
Sinh khương 4 Hạnh nhân 10 Đình lịch tử 8 Tô tử 10
Thạch cao 20 Cam thảo 5        

Sau khi hết hen, vẫn nên uống tiếp cho đến khi nhịp mạch dưới 85 đập/phút thì không cần uống thuốc thang, chỉ cần dùng Bổ phế âm hoàn tiếp tục điều dưỡng

Phế khí hư

Hay gặp người hen phế quản lâu ngày kèm theo chứng giãn phế, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của tâm phế mãn.

Triệu chứng: suyễn gấp, ăn kém, đoản khí, yếu sức.. sợ lạnh tự ra mồ hôi, ho thở ngắn gấp, đàm nhiều loóng tiếng nói nhỏ yếu, sắc mặt trắng, cảm lạnh dễ tỏi phát cơn hen, ngạt mũi chảy nước mũi, lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực

Điều trị theo phép: Bổ thổ sinh kim,

Bài Bổ phế thang (vĩnh loại kiềm phương) hợp với PHẾ THẬN HOÀN

hen phế quản phế khí hư Ngũ vị 2 Thục địa 12 Tang bì 12
Nhân sâm 16 Từ uyển 2 Hoàng kỳ 12    
               

Chủ trị:Chứng lao thấu năm tạng suy tổn, phát sốt về chiều, tự hãn, đạo hãn, khi ngủ cótiếng đờm khò khè như cơn suyễn

Thận khí hư

Là chủ yếu thì có chứng trạng thận không nạp khí có chứng trạng suyễn gấp, đoản hơi, há miệng so vai, động làm thì suyễn tăng, chân tay không ấm, lưỡi nhạt . . .

Điều trị theo phép: Bổ thận nạp khí,

Dùng bài Bổ dương hoàn

Hoặc Phế thận hoàn

Chống co thắt phế quản:

Dùng các loại thuốc sau:

– Thuốc thuộc nhóm Methyl xanthin:  Theophylin, viên 0,1g uống mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn; Synthophylin ống 0,24g pha Glucose 20% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm , cứ 2-4 giờ có thể tiêm nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh mạch.

– Thuốc kích thích b2 Adrenergic: Salbutamol, Ventolin, Terbutalin,                  ( Bricanyl ) …dùng dạng uống, khí dung, tiêm. VD: Ventolin  xịt 1-3 nhát / lần khi lên cơn. Hoặc: Salbutamol   0,02g ´ 1-3 viên / lần  uống khi nên cơn.

– Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide ( Atrovent ) xịt, hoặc dùng dạng phối hợp với Fenotenol ( Berodual )

-Dự phòng cơn hen về đêm: Theostast,Salmeterol(tác dụng kéo dài 8-12giờ ).

Chống viêm:

Prednisolon 5mg uống khởi đầu 6 viên / ngày ,sau đó cứ 4 ngày giảm dần 1 viên. Methyl Prednisolon dạng tiêm truyền   ( Hydrococtison Hemisucinat     100 mg ) Cortiocid tại chỗ: Becotid, Pulmicort, Sertide dùng dạng xịt hút hoặc khí dung.

Nhóm chống dị ứng:

– Zaditen: 1 mg 2v / ngày. Hoặc các thuốc kháng Histamin tổng hợp.

– Sodium Cromoglycat ( Intal ): dạng khí dung xịt 4 lần / ngày. Thường có tác dụng tốt ở trẻ em. Tác dụng dự phòng hen.

4. Kháng sinh:

Khi bội nhiễm, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng ( Penixilin )

Nguyên nhân bệnh hen phế quản

-Do tiếp xúc với một số chất kích thích khác nhau và các chất kích hoạt dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bọ ve

-Do nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh thông thường

-Hoạt động thể chất quá độ

-Không khí lạnh

-Ô nhiễm không khí và các chất kích thích chẳng hạn như khói bụi

-Do dị ứng với một số loại thuốc như: beta, aspirin, ibuprofen

-Do căng thẳng hoặc xúc động mạnh

-Sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống, trái cây khô,… có chứa chất sulfite

-Do bệnh trào ngược dạ dày và thực quản

YHCT cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống tình trí bất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí;

Nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây chứng ho khó thở, tức ngực, bệnh có liên quan mật thiết, với đàm, đàm là sản vật tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương, vận hoá thuỷ cốc, và không khí hoá nước, phế khí không túc giáng được thông điều thuỷ đạo, nhiều đàm, khó thở, ngực đầy tức.

Bệnh xảy ra, mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực ngoài cơn thuộc chứng hư, khi chữa bệnh cần phân biệt, tiêu, bản hoãn hay cấp mà xử lý. Khi lên cơn chữa bệnh ở Phế,

Dùng phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc cắt cơn hen hiện đại để cắt cơn. Khi hết cơn chữa vào gốc bệnh tức vào tỳ, phế, thận, phũng tái phát. Đó là nguyên tắc điều trị

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản?

-Trong gia đình có cha, mẹ hoặc anh/ chị em ruột mắc bệnh hen phế quản

-Tiền sử có bệnh dị ứng như: viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng

-Người béo phì

-Người hút thuốc lá

-Người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói thải công nghiệp hoặc các loại ô nhiễm khác

-Nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất như: hóa chất làm tóc, thuốc trừ sâu, hóa chất trong công nghiệp,…

Phân loại bệnh hen phế quản: Hen phế quản được phân chia làm 4 loại dựa theo mức độ bệnh:

-Bệnh nhẹ liên tục: Các triệu chứng của bệnh diễn ra nhẹ, xuất hiện 2 ngày/1 tuần và 2 lần/ 1 tháng

-Bệnh nhẹ dai dẳng: Các triệu chứng nhiều hơn 2 lần/1 tuần và không quá 1 lần/1 ngày

-Bệnh vừa phải dai dẳng: Các triệu chứng xuất hiện một lần một ngày và hơn một đêm/ 1tuần

-Bệnh nặng dai dẳng: Các triệu chứng xuất hiện trong suốt cả ngày hầu hết các ngày và thường xuyên vào ban đêm.

Phòng bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản là bệnh thường xuyên tái lại do đó việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý chế độ sinh hoạt giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hen phế quản:

-Sử dụng điều hòa nhiệt độ: Điều hòa nhiệt độ có tác dụng làm giảm lượng phấn hoa trong không khí từ cây, cỏ, giảm giảm độ ẩm trong nhà, giảm một lượng bụi đáng kể trong nhà.

-Cần thường xuyên làm sạch và khử trùng các loại thảm, rèm cửa trong nhà để tránh bụi bặm.

-Cố gắng duy trì độ ẩm tối ưu ở trong phòng: ví dụ nếu nơi bạn sống có khí hậu ẩm ướt thường xuyên nên sử dụng máy hút ẩm.

-Ngăn chặn nấm mốc:Làm sạch những nơi ẩm ướt trong bồn tắm nhà bếp và xung quanh nhà. Các đồ vật bị mốc, ẩm ướt cần được làm sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Giảm vật nuôi lông.Nếu bạn bị dị ứng với lông, tránh vật nuôi với lông thú hay lông vũ. Cho vật nuôi thường xuyên tắm hoặc chuẩn bị chu đáo cũng có thể làm giảm lượng lông ở xung quanh.

Che mũi và miệng của bạn nếu nó bị lạnh.Nếu bệnh hen phế quản của bạn trở nên tồi tệ bởi không khí lạnh hoặc khô, bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên hơn. Có thể sử dụng khăn để giữ âm vùng cổ.

Tập thể dục: Tập thể dục quá sức có thể làm phát bệnh hen phế quản tuy nhiên nếu tập thể dục ở mức độ vừa phải thì lại có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản. Nếu tập thể dục trong điều kiện lạnh nên đeo khẩu trang để tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi.

Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp,… mà còn làm tăng nặng tình trạng hen phế quản.

-Nếu bạn có bệnh ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản thì bạn nên kiểm soát nó.

-Tập thở là một trong những liệu pháp giúp kiểm soát bệnh hen phế quản một cách khá tốt, nó sẽ giúp bạn giảm lượng thuốc đưa vào cơ thể.

Đông y điều trị hen phế quản như thế nào?

Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, ngực đầy tức, có tiếng rên rít, rên ngáy có khi không nằm được, sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi

Theo baithuocnambacviet.com tổng hợp

V

 

**********************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời