Kiến thức y khoa

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH

Viêm ruột hoại tử là một bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, có tỉ lệ tử vong rất cao nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BỆNH NGUYÊN

Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân bị thiếu dưỡng khí kéo dài như ngạt, sốc nhiễm khuẩn, co giật lâu, …vì thiếu dưỡng khí dẫn đến tình trạng thiếu tưới máu cục bộ (ischemia) ỏ ruột gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm hoại tử; hơn thế nữa vi khuẩn theo đường ăn uống vào khu trú ở những chỗ tổn thương làm cho bệnh nặng thêm. Vì vậy, viêm ruột hoại tử ỏ trẻ sơ sinh không khu trú tại một đoạn ruột mà thường gặp ở toàn bộ ruột.

Những yếu tố thuận lợi gây viêm ruột hoại tử là đẻ non (đặc biệt trẻ dưới 1.500g), trẻ nuôi bằng sữa bò, nước cháo hoặc sữa nhân tạo, trẻ đặt ống thông tĩnh mạch rốn. Tuy nhiên, viêm ruột hoại tử cũng có thể gặp ở cả những trẻ nuôi bằng sữa mẹ.

TRIỆU CHỨNG

Sau một thời gian bị thiếu dưỡng khí từ 1-3 ngày, cũng có thể lâu hơn, trẻ xuất hiện mệt yếu, kém ăn, bụng trưóng, sau đó ia lỏng, phân vàng, ít khi có lẫn máu; có thể ỉa nhiều lần, nhưng cũng có thể chỉ gặp 3-4 lần/ngày.

Nôn xuất hiện chậm hơn, nôn ra sữa, sau đó là dịch vàng.

Bụng trưóng nhưng vẫn mềm, quai ruột nổi khi kích thích nhẹ ỏ thành bụng, biểu hiện như có tắc ruột.

Càng ngày triệu chứng cầng nặng và rõ, nếu không điều trị có thể dẫn đến thủng ruột.

Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn máu thì ngoài những triệu chứng trên còn có hạ thân nhiệt, vàng da, gan to, lách to, …

XÉT NGHIỆM

X quang bụng ỏ tư thế nằm thẳng, nằm nghiêng. Chụp trong những ngày đầu bị bệnh, có thể thấy bóng hơi trong thành ruột. Đây là dấu hiệu khẳng định bệnh.

Xét nghiệm máu:

Công thức máu, hematocrit: số lượng bạch cầu thường tăng. Tiểu cầu giảm, độ tập trung giảm; có thể giảm đột ngột trong những trường hợp nặng.

Điện giải đồ: natri giảm, clo giảm.

Cấy máu. pH máu: thường có toan chuyển hóa nặng.

Cấy phân.

ĐIỀU TRỊ

·Ngừng cho ăn 5-10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình hình bệnh. Nuôi tĩnh mạch hoàn toàn trong thời gian nhịn ăn.

·Kháng sinh: Ampicillin 50-100mg/kg/24 giò, chia 2 lần, trong 10-15 ngày, tiêm tĩnh mạch.

·Gentamycin 3-5mg/kg/24 giò, trong 7-10 ngày, tiêm tĩnh mạch.

·Đặt ống thông dạ dày dẫn lưu dịch và hoi ra ngoài để bụng đõ truóng và giảm nguy co thủng ruột. Hút dịch dạ dày 1-3 giò một lần trong những ngày đàu để tránh ứ đọng và trào dịch dạ dày vào phổi.

·Không dùng tĩnh mạch rốn để nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, nếu đang có ống thông tĩnh mạch rốn phải ngừng lại.

·Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm và điện giải theo công thức:

Bicarbonat natri 1,4% = BE X p X 2(ml)

Trong đó BE: kiềm du của bệnh nhân; P: trọng lượng cơ thể

Trong đó X: Lượng natri của bệnh nhân; P: trọng lượng cơ thể.

Chi định phẫu thuật nếu có thủng ruột.

:

Sau thời gian nhịn ăn, khi cho ăn trở lại cần cho ăn từ từ (10-20ml mỗi bữa), trước mỗi bữa ăn phải kiểm tra dịch dạ dày, nếu không có dịch ứ đọng và bụng không trướng hơi sau khi ăn mới tiếp tục cho ăn trở lại. Nếu còn hiện tượng trên phải tiếp tục nhịn ăn.

BIẾN CHỨNG

Thủng ruột, viêm phúc mạc, Lâu dài gây hẹp ruột ở những đoạn hoại tử nặng.

DỰ PHÒNG

Không để trẻ sơ sinh bị thiếu dưỡng khí, khi phát hiện bệnh cần điều trị kịp thời và tích cực.

Đề phòng đẻ non, trẻ đẻ non (dưói 1.500g) là trẻ có nhiều nguy cơ, cần phải chăm sóc đặc biệt, chống suy hô hấp trước khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng (cho bệnh nhân thở CPAP).

Đề phòng ngạt sơ sinh, theo dõi chăm sóc sản phụ khi chuyển dạ để chỉ định lấy thai kịp thời khi cần thiết.

Nuôi dưỡng trẻ, cho ăn hoàn toàn sữa mẹ. Vệ sinh môi trường nuôi trẻ, tránh lây chéo nhiễm khuẩn.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời