Kiến thức y khoa

VIÊM ĐA KHỚP

VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh khớp mạn tính.

Bệnh làm phá huỷ đầu xương, sụn khớp, gây dính, cứng khớp làm mất khả năng lao động, nặng hơn nữa bệnh nhân không thể tự phục vụ được, trở thành người tàn tật.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định rõ ràng. Người ta đưa ra nhiều yếu tố

như:

-Khí hậu ẩm thấp

-Nhà cửa thiếu ánh sáng

-Ăn uống thiếu thốn

-Nhiễm trùng răng, miệng, mũi Nhưng không có gì chắc chắn.

-Bắt đầu là đợt cấp, sau đó trở thành mạn tính, thỉnh thoảng có một đợt cấp.

Đợt cấp: Sốt, biếng ăn. Khớp: sưng, nóng, đỏ đau, có khi có tràn dịch. Không bao giờ có mủ.

Mỗi một đợt cấp một, vài tháng, sau đó sưng đau đỡ dần nhưng trở thành mạn tính: cứng khớp buổi sáng, vận động hạn chế.

-Tất cả các khớp đều có thể bị, thường gặp hơn là các khớp nhỏ: khớp ngón tay, bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, ngón bàn chân, cổ chân… Ít gặp hơn là các khớp lớn như khớp gối, háng, cột sống, hàm… Tổn thương thường đối xứng hai bên.

-Sau nhiều đợt, khớp bị dính cứng, trục bị lệch, gân co lại, khớp hạn chế vĩnh

viễn.

-Biểu hiện ngoài khớp:

+ Da nổi đỏ

+ Hạt dưới da bằng chừng hạt ngô ở vùng khớp lớn + Hạch to, lách to + Viêm màng ngoài tim

2.2.Triệu chứng cận lâm sàng

2.2.1Xét nghiệm máu:

-VSS (tốc độ lắng máu): tăng. Fibrin máu tăng

-Albumin giảm, Globulin tăng

-Phản ứng Waaler – Rose, hay Latex: (+) (phản ứng tìm yếu tố dạng thấp trong

máu)

2.2.2. Xquang: Khe khớp hẹp, dính khớp, biến dạng khớp, lệch trục.

3.Tiến triển – tiên lượng

Bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm 5 – 10 năm, thỉnh thoảng những đợt viêm cấp tính làm cho khớp tổn thương nặng hơn gây cứng khớp, biến dạng, teo cơ; cuối cùng bệnh nhân mất khả năng lao động, sinh hoạt trở thành tàn phế.

4.Chấn đoán

4.1. Chẩn đoán dương tính: Theo hội khớp học Mỹ, chẩn đoán xác định khi có 4 trong 7 tiêu chuẩn sau:

1.Cứng khớp buổi sáng

2.Sưng đau 3 trong 14 khớp nhỏ (ngón tay gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, ngón chân)

3.Sưng đau 1 trong 3 vị trí khớp ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay

4.Sưng đau đối xứng

5.Nốt dưới da

6.Hình ảnh Xquang rõ

7.Phản ứng Waaler-Rose (+)

Thời gian biểu hiện triệu chứng lâm sàng ít nhất là 6 tuần

4.2.Chẩn đoán phân biệt: với thấp khớp cấp.

Trong VĐKDT:

-Khớp nhỏ thường bị hơn khớp lớn

-Mỗi khớp bị viêm lâu hơn trong thấp khớp cấp.

-Viêm khớp kéo dài hơn 3 tháng

-Không đau nhói ở khớp bằng thấp khớp cấp.

-Tác dụng của Aspirin, Corticoid không rõ rệt bằng thấp khớp cấp.

-Có thể có viêm màng ngoài tim, không khi nào có viêm nội tâm mạc

-VS giữ mức cao lâu hơn trong thấp khớp cấp có điều trị

-Aspirin viên 0.05mg x 4 – 6 viên/ ngày

-Indomethacin 25mg x 4 – 6 viên/ ngày

-Diclofenac 50 mg x 4 – 6 viên/ ngày Trong trường hợp nặng dùng kết hợp Corticoid

-Prednisolon viên 5mg x 8 – 12 viên/ ngày

-Dexamethason 0.5mg x 8 – 12 viên/ ngày

Khi bệnh nhân đã ổn định, điều trị củng cố bằng các thuốc kháng viêm không Corticoid với liều thấp.

5.2. Vật lý trị liệu: châm cứu, phục hồi chức năng…ngoài đợt cấp tránh dính cứng khớp, teo cơ. Có thể kết hợp ngoại khoa khi có di chứng khớp, teo cơ, biến dạng.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời