Vị thuốc vần H

Ô MAI

Tên dân gian: Vị thuốc ô mai còn gọi Mai thực (Bản Kinh), Huân mai (Bản Thảo Cương Mục), Sào yên cửu trợ (Hòa Hán Dược Khảo), Hắc mai, Khô mai nhục (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược), Mơ (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa họcArmeniaca vulgaris Lamk

Họ khoa học:  Họ Hoa Hồng (Rosaceae).

(Mô tả, hình ảnh cây mơ, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô Tả:

Cây mơ không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây cao 3-4m. Lá đơn, hình bầu dục, mọc so le, lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ.

Mơ được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất ở chùa Hương (Hà Sơn Bình).

Thu hái:

Vào tháng 3-4 khi quả chín, vỏ vàng là hái được.

Bộ phận dùng:

Quả (trái) đã chế biến (Fructus Mume). Quả lớn, vỏ ngoài mầu den, cùi dầy, hạt nhỏ, mềm ẩm, vị rất chua là loại tốt.

Mô tả dược liệu:

Vị thuốc ô mai là vị thuốc quý, ô mai có dạng hình cầu, không theo 1 quy tắc nào, hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ khôngeều nhau, đường kinh 2-2,6cm. Vỏ ngoài mầu đen hoặc đen nâu, nhăn, một đầu có rốn tròn lõm xuống. Cùi mềm có thể bóc được, hạt cứng, hình bầu dục, mầu vàng nâu, trong có 1 hạt nhân mầu vàng nhạt, không mùi, nghiền với nước có mùi thơm đặc biệt. Cùi quả hơi có mùi chua đặc biệt, vị rất chua.

Bào chế:

+ Hái qủa về, phơi trong râm cho héo. Nhúng vào nước đang sôi cho đến khi quả hơi nứt. Vớt ra, trải mỏng, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô, vỏ nhăn lại thì đem đồ rồi lại phơi. Cứ làm vậy cho đến khi Ô mai tím đen thì thôi (Dược Liệu Việt Nam).

+ Bỏ hột, dùng khói lửa hun thành mầu đen (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản: Ô mai

+ Để nơi khô kín, nên hút ẩm.

Thành phần hóa học:

Trong ô mai có Citric acid, Malic acid, Succinic acid, Sitosterol (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

+ Trên thực nghiệm súc vật chứng minh rằng Ô mai có tác dụng làm táng miễn dịch của cơ thể (Trung Dược Học).

+ Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Bài Ô Mai Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) có tác dụng làm thư gĩan cơ Oddi và tăng tiết mật (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn Salmonella typhi, Shigella sonnei, nhiều loại trực khuẩn khác và 1 số nấm gây bệnh (Chinese Herbal Medicin).

+ Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vâït thí nghiệm, nước sắc Ô mai có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất Albumin (Chinese Herbal Medicin).

+ Tác dụng chống ung thư: In vitro, Ô mai có tác dụng ức chế trên 90% ung thư cổ tử cung loại JTC26 (Chinese Herbal Medicin).

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị: Ô mai

+ Vị chua, tính bình (Bản Kinh).

+ Tính hoãn, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Vị chua, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị chua, chát, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tỳ, Phế, phần huyết (Thang Dịch bản Thảo).

+ Vào kinh Can (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vào kinh Phế, Vị, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vào kinh Phế, thận ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+ Kiện Vị, cố trường, nhu Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thu liễm, sinh tân, an hồi, khu trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Sáp trường, liễm Phế, sát trùng, sinh tân dịch (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Trị ho lâu ngày, hư nhiệt, phiền khát, sốt rét lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày, tiêu ra máu, tiểu ra máu, băng huyết, bụng đau do giun, nôn mửa, giun móc, da viêm (ngưu bì tiễn), hoại tử (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị tiêu chảy lâu ngày, lỵ ra máu, hồi quyết (chân tay lạnh do giun gây nên), miệng khô.

Liều dùng:

Liều thường dùng 6 – 30g cho vào thuốc sắc.

Dùng ngoài theo yêu cầu, tán nhỏ đắp ngoài. Trường hợp dùng cầm máu, trị tiêu chảy, nên sao cháy.

Chú ý: thuốc có tác dụng thu liễm nên không dùng độc vị trong trường hợp có thực nhiệt tích trệ.

Trị tiêu khát,

Ô mai, Thiên hoa phấn, Cát căn, Hoàng kỳ, Mạch môn đều 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống. Hoặc chế thành hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (Ngọc Tuyền Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Trị tiêu khát, phiền muộn:

Ô mai nhục 80g, sao sơ. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắcvới 2 chén nước, còn 1 chén, lọc bỏ bã, cho thêm 200 hạt Đạm Đậu xị vào sắc tiếp còn ½ hén, uống nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).

Trị kiết lỵ, khát:

Ô mai, sắc nước uống thay nước trà hàng ngày (Phù Thọ Tinh Phương).

Trị sản hậu bị chứng lỵ, khát:

Ô mai 20 trái, Mạch môn 12 phần. Mỗi lần dùng 1 chén nước, sắc còn 7 phân, uống dần (Tất Hiệu Phương).

Trị xích lỵ, bụng đau:

Ô mai nhục, Hoàng liên (sao) đều 160g. tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước cơm (Thánh Huệ phương).

Trị kiết lỵ ra mủ, máu:

Ô mai 40g, bỏ hột, đốt sơ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm là khỏi ngay (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị hưu tức lỵ rất thần hiệu:

Ô mai, Tế trà (trà vụn nhỏ), Can khương. Ba vị bằng nhau, tán bột, làm thành viên, uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị ho lâu ngày, cơ thể mệt mỏi:

Ô mai, lượng vừa đủ nấu thành cao. Mỗi tối, trước lúc đi ngủ, uống với mật ong (Ô Mai Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Trị ho lâu ngày do Phế hư:

Ô mai 12g, Anh túc xác 6g, Bán hạ, Hạnh nhân đều 12g, Tô diệp 8g, A giao, Sinh khương đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Nhất Phục Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lỵ lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày:

Ô mai, Nhục đậu khấu, Kha lê lặc đều 12g, Anh túc xác 6g, Thương truật, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Mộc hương 6g, Cam thảo 4g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. hoặc sắc uống (Cố Trường Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị bụng đau do giun:

Ô mai 12g, Xuyên tiêu 4g, Đại hoàng, Mang tiêu, Tân lang đều 12g, Mộc hương 6g, Chỉ thực, Khổ luyện căn bì đều 12g, Can khương 6g, Tế tân 4g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị giun chui ống mật:

Ô mai, Tân lang, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử đều 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị

Lục Đức Viêm dùng Ô mai chế thành thuốc chích (0,4g thuốc sống/ml, mỗi lần dùng 5 – 20ml, tối đa không quá 30ml). Cho bệnh nhân nằm nghiêng, gây tê vô trùng, cho búi trĩ ra ngoài hậu môn, chích vào trung tâm búi trĩ, vào tầng dưới niêm mạc cho đến khi búi trĩ thay mầu. Đã trị 110 ca các loại nội trĩ, trĩ hỗn hợp, kết quả tốt (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1980, 5: 29).

Trị gan viêm do virus:

Ô mai 40-50g (trẻ nhỏ giảm liều), sắc với 500ml nước còn 250ml, chia làm 2 lần uống, ngày 1 thang. Đồng thời có uống thêm Vitamin C và B. đã trị 74 ca, 66 ca kết quả tốt, có kết quả 7 ca, không kết quả 1 ca. Thuốc có tác dụng hạ men Transaminasa, hết vàng da, các triệu chứng lâm sàng giảm bớt (Từ Tuyền – Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 11: 694).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Mã Nghiệp Canh dùng:

. Trẻ dưới 1 tuổi: Ô mai 1g, Bicarbonat Natri 0,25g x 3 lần /ngày.

. Trẻ trên 1 tuổi: Ô mai 1,5g, Bicarbonat Natri 0,25g x 3 lần /ngày.

3 ngày là 1 liệu trình. Đã trị 67 ca, khỏi 65 ca, tốt 1, không kết quả 1. Tỉ lệ đạt 98,5% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1988, 6: 566).

+ Ô mai là âm dược, kỵ hành sống (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Ô mai hoa nở vào mùa Đông, đến mùa hè thì thành qủa, hoàn toàn được khí của hành Mộc, vì vậy vị của nó rất chua. Sách Nội Kinh ghi: Mộc khúc trực tắc toan là như vậy. Đởm là Giáp Mộc, Can là Ất Mộc, dưới lưỡi có 4 khiếu, 2 cái thông với dịch trấp của Đởm, vì vậy, ăn chua thì sinh ra tân dịch (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Ô mai rất chua. Chua chủ về thu liễm, công dụng cho vào thuốc là ở vị chua. Da thịt gặp vị chua thì thu sáp, do đó, ho lâu ngày, hạ huyết, sát vào chân răng, tiêu được thịt dư đều có thể dùng Ô mai. Trùng tích gặp chua thì nằm im, cho nên đối với chứng hồi quyết, sốt rét và lỵ lâu ngày, lúc khỏi lúc tái phát đều có công hiệu. Nếu dùng chung với Hoàng liên, Can khương, lấy sự phối hợp cay, đắng, chua thì sức sát trùng càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu)

Kiêng kỵ khi dùng ô mai

+ Ăn nhiều Ô mai răng sẽ bị tổn thương(Thực Liệu Bản Thảo).

+ Sôét rét mới phát, kiết lỵ mới bị: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Có thực tà: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc ten1 ở đâu?

ten1 là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc ten1 được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo

Giá bán vị thuốc ten1 tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay ten2, vi thuoc ten2, cong dung ten2, Hinh anh cay ten2, Tac dung ten2, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời