Kiến thức y khoa

NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh có những nét riêng khác với ở trẻ lớn và người lớn.

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra trước, trong và sau khi đẻ. Vì vậy bệnh có liên quan nhiều đến bệnh người mẹ trong thời kì mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ.

Việc khai thác kĩ bệnh sử (thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng khi đẻ, w.) là điều rất cần thiết để giúp chẩn đoán sơ bộ, đưa ra được hướng điều trị trước khi có kết quả xét nghiệm.

BỆNH NGUYÊN

-Do vi khuẩn Gram âm, thường gặp như E.coli, Pseudomonas Klebsỉella.

-Do vi khuẩn Gram dương như liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm B, Listeria Monocytogene, tụ cầu, phế cầu.

TRIỆU CHỨNG

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra sớm, ngay sau khi đẻ, cũng có thể xảy ra muộn 1-2 tuần sau khi đẻ và hay đi kèm vối viêm màng não mủ.

1. Triệu chứng chung của nhiễm khuẩn huyết

-Hạ nhiệt độ (thưòng gặp ỏ thể nặng và đè non) hoặc sốt.

-Vàng da.

-Tím tái hoặc da xám.

-Suy hô hấp (thở rên hoặc thở nhanh, thở chậm).

-Tuần hoàn ngoại vi giảm, tim đập yếu.

-Rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, trướng bụng, nôn).

-Gan, lách to.

-Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có suy thận cấp, đái ít.

-Có thể gặp phù cứng bì, nổi ban, xuất huyết dưới da.

2. Đặc điểm riêng của một số vi khuẩn

E.coli là loại vi khuẩn Gram âm thưòng gặp nhất trong nhiễm khuẩn huyết ỏ trẻ sơ sinh.

Pseudomonas gây nhiễm khuẩn huyết và thường có hoại tử da. Klebsiella có tính kháng kháng sinh mạnh nên thường gây bệnh rất nặng, dễ gây biến chứng xương.

Listeria Monocytogen có bệnh cảnh lâm sàng giống nhiễm Streptococcus B.

Liên cầu khuẩn nhóm B biểu hiện triệu chứng lâm sàng sớm sau đẻ 2-4 giờ với những biểu hiện của bệnh cảnh viêm phổi, viêm màng não mủ (biểu hiện ngừng thở, huyết áp hạ, bạch cầu thấp). Bệnh cũng có thể biểu hiện muộn 1-2 tuần sau đẻ).

Tụ cầu ít gặp hơn nhưng nặng, thưòng có biểu hiện ở xương và da.

3. Các xét nghiệm cần làm

-Cấy máu-kháng sinh đồ; nếu-dương tính, sau 1 tuần cấy lại.

-Công thức máu, tiểu cầu.

-Cấy dịch ống tai, dạ dày; nhuộm Gram tìm hình dạng vi khuẩn. ■

-Cấy dịch họng.

-Chọc nước não tủy: làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, cây tìm vi khuẩn.

-Cấy nước tiểu, cấy phân.

-Kiểm tra khí trong máu: pH, pCO2, pC>2, BE, độ bão hòa oxy.

Kết qủa xét nghiệm bạch cầu có thể tăng (trên 8.000) hoặc giảm. Cấy máu duơng tính khoảng 50% số trường hợp, cấy dịch não tủy, nước tiểu, phân có thể tìm thấy vi khuẩn. Các chất dịch ỏ tai, dạ dày, họng nếu nhuộm sơi tươi có thể thấy hình dạng vi khuẩn giúp ta có hướng chẩn đoán sớm.

Trong máu, pH thường giảm và có toan chuyển hóa, p02 giảm.

ĐIỀU TRỊ

•Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể dùng Ampicillin, nếu nặng kết hợp thêm Gentamycin.

•Khi có kháng sinh đồ, dựa theo kháng sinh đồ: Dùng hai kháng sinh, trong đó có một loại Aminoglycosid hoặc dùng một kháng sinh có phổ rộng.

Có thề điều trị phối hợp như sau:

Dùng Gentamycin phối hợp với một trong những kháng sinh sau tùy theo loại vi khuẩn:

Beta Streptococcus nhóm BPenicillinG

Tụ càuMethicilin, Cloxacilin

KlebsiellaCephalotin, Ampicillin

PseudomonasCeftazidin, Piperacilin (Cephalotin)

Listeria MonocytogensAmpicillin

Vi khuẩn yếm khíMetronidazon

Băng 2.Ố. LIỀU LƯỢNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

Thuốc

Đường dùng

Liều dùng trong 24 giờ

Trẻ/l tuần

1-4 tuần

Ampicillin.

Tiêm bắp, tinh mach

50mg/kg;chia 2 lần

100mg/kg, chia 2- 3 lần

Qoramphenioon

Tĩnh mạch, tiêm bắp

25mg/kg/l lần

50mg/kg, chia 1 hoặc 2 lần

Gentamycin

Tĩnh mạch, tiêm bắp

5mg/kg,chia 2 lần

7,5 mg/kg, chia 3 lần

Methycilin

Tinh mạch, tiêm bắp

SữlSĩaýty, dũa 2 lần

75-100mg/kg, chia 3-4 làn

Oxacilin

Tĩnh mạch, tiêm bắp

50mg/kg, chia 2 lần

150500mg/kg, chia 4 lần

Cephalotin

Tĩnh mạch, tiêm bắp

30-50mg/kg,chia 2 lần

5080mg/kg, chia 3-4 lần

PaiüffinGprocain Tiêm bắp

50.000 (ton vị/kg, 1 lần

50000 đơn vị/kg 1 -2 lần

Trong những trường hợp có kèm viêm màng não mủ, liều Ampicillin phải tăng gấp hai liều đã giới thiệu trên. Cần phải điều trị kháng sinh trong 3 tuần khi có viêm màng não mủ.

Thờị gian sử dụng kháng sinh 10-15 ngày hoặc có thể điều trị thêm một tuần sau khi cấy máu lần hai âm tính.

•Ngoài ra, trong điều trị nhiễm khuẩn huyết còn phải quan tâm đến một số vấn đề khác như:

-Bù nước và điện giải nếu cần thiết: trong trường hợp có mất nước nhược trương, cần bù Natri theo điện giải đồ. Áp dụng công thức:

X p X 0,3

-Chống toan máu.

-Thở oxy nếu có tím tái.

-Chế độ ăn: Sữa mẹ, đảm bảo lượng sữa 150ml/kg/24 giờ, nếu không bú được phải cho đổ thìa hoặc ăn bằng ống thông cho đủ số lượng, nếu số lượng ăn không đủ phải bù thêm dịch Glucoza 10%.

DỰ PHÒNG

•Vô khuẩn trong chăm sóc, chú ý rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, ngâm tay vào nước sát khuẩn (cloranũn, hibitan) để tránh lây lan.

•Có đủ nguồn nước rửa ở những nơi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

•Nuôi trẻ bằng sữa mẹ.

•Không để bệnh nhân quá đông (trên 6 bệnh nhân 1 phòng).

•Phổ biến kiến thức cho bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh và bảo vệ thai nghén.

•Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng hướng.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời