a-Nguyên huyệt và lạc huyệt: Nguyên và lạc ở 2 kinh có quan hệ biểu lý với nhau. Khi một kinh phát bệnh, châm hoặc cứu huyệt Nguyên của kinh đó và huyệt Lạc của kinh đó có quan hệ biểu lý với nhau.Khi một kinh phát bệnh, châm hoặc cứu huyệt Nguyên của kinh đó Và huyệt Lạc của kinh đó có quan hệ biểu lý với nó.
Ví dụ: Kinh Đại tràng phát bệnh làm đau răng, chảy nước mũi, đau họng, vai thì dùng huyệt Hợp cốc làm chủ(nguyên huyệt của đại tràng) đồng thời lấy Liệt khuyết( làm huyệt) thuộc kinh phế làm chính.
Các kinh khác cũng suy ra như thế.
b- Du huyệt và mộ huyệt: Du huyệt ở sau lưng ( bối du) dùng chữa âm khí hư kém phong hàn từ ngoài xâm lấn vào .
Mộ huyệt dùng chữa bệnh của ngũ tạng, lục phủ do nguyên khí hư kém.
Thường dùng phối hợp như sau:
Vị có bệnhdùng mộ ở Trung quản phối hợp với du là vị du.
c-Ngũ du huyệt: có 2 cách thường được nhắc đến.
-Vận dụng chủ chứng của Ngũ du huyệt để chữa bệnh: Tĩnh chủ mỏ ác( tâm hạ) đầy; Huỳnh chủ mình nóng, Du chủ mình nặng, khớp đau; Kinh chủ ho, sốt; Hợp chủ nghịch khí mà đi ỉa lỏng.
Ví dụ: Tim hồi hộp đồng thời thấy mình nặng, khớp đau thì lấy Du huyệt của Tâm kinh mà chữa.
Tỳ vị bất hòa lại khí nghịch đi ngoài lỏng thì lấy hợp huyệt của Tỳ kinh là Âm lăng tuyền hoặc hợp của Vị kinh là Túc tam lý mà chữa.
Các kinh khác cũng suy ra như thế.
Vận dụng nguyên tắc( con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con). Có rhể dùng các huyệt con, huyệt mẹ (con và mẹ đây theo quy luật ngũ hành tương sinh) trên cùng một kinh hoặc trên 2 kinh, kinh mẹ và kinh con.
Ví dụ: Phế ( thuộc hành kim) thực cần tả con là thận( thuộc hành thủy) thì có thể dùng Xích trạch( Hợp của phế và ứng với hành thủy) là huyệt con trên bản kinh hoạc âm cốc,(hợp của thận và ứng với hành thủy) là huyệt con ứngtrên kinh con.
Phế hư: Cần bổ mẹ nó là tỳ ( thuộc hành thổ) thì có thể dùng Thái uyên, ( Du của phế ứng với hành thổ) là huyệt mẹ trên bản kinh hoặc thái bạch(du của tỳ ứng với hành thổ) là huyệt mẹ trên kinh mẹ… các kinh khác cũng đều suy ra như thế.
|