Đông y trị bệnh vần K

KIẾT LỴ – LỴ TẬT

-Lỵ là một Bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn gây ra bệnh.

– Bệnh có các triệu chứng chủ yếu là đau bụng, đi ngoài mót rặn, đi ngoài ra nhầy …

-Bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè – thu.

Thấp Nhiệt:

Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ.

+ Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ.

+ Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ.

Ăn uống không điều độ hoặc thực phẩm không sạch

Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi.

Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ.

Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ.

Theo y học hiện đại:

Do Amip: Lây do nuốt phải ký sinh vật Amip, nhất là thể đơn bào, lây trực tiếp do tay bẩn… hoặc gián tiếp qua nước uống, thức ăn còn sống… Amip xâm nhập vào cơ thể, cư trú ở thành ruột, phát triển và gây nên những ổ loét ở ruột già và ruột non, kích thích niêm mạc ở ruột già và ruột non gây ra đau quặn, mót rặn, tiết ra nhiều niêm dịch (chất nhầy, mũi) hoặc làm rách các mao mạch, tĩnh mạch ở ruột gây ra có máu.

Do trực trùng Shigella, Shamonella… lây theo đường tiêu hóa do ăn uống phải các thức ăn bị nhiễm độc, thường xảy ra vào mùa hè. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Vệ Sinh Phòng Dịch, lỵ thường xảy ra thành dịch vào các tháng 8-9 trở đi. Khi trực khuẩn xâm nhập vào thành ruột, các vi khuẩn bám vào đó (nơi có môi trường thuận lợi cho chúng phát triển) và Đại Tràng (ruột già) bị kích thích sinh ra co thắt thành ruột già, gây ra đau bụng quặn, viêm và đau thắt làm cho phải đi ỉa nhiều lần, đi ra chất nhầy (mũi), xung huyết hoặc xuất huyết, làm cho phân có máu hoặc máu tươi và nếu trực tràng bị loét thì cơ trơn hậu môn bị co bóp gây ra mót rặn.

Theo Y Học Cổ Truyền

Sách “ Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa” giải thích:

Thấp, Hàn, Nhiệt… từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc Tỳ Vị bị hư yếu, làm cho các tà khí đó xâm phạm vào Trường Vị làm cho lạc mạch ở ruột bị tổn thương, khí huyết cùng với tà độc hợp lại hóa thành máu, mũi (chất nhầy).

Lỵ Amip không chữa tốt có thể di Bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết hoặc lan truyền sang bên cạnh gây ra: Viêm Gan, xe Gan, Áp xe phổi

Lỵ trực khuẩn không điều trị đúng và tốt có thể gây rachảy máu ruột, thủng ruột…

Thấp Nhiệt Lỵ:

Pháp trị:Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, điều khí, hành huyết.

Phương thuốc: Dùng bài Thược Dược Thang Gia giảm

Lỵ thấp nhiệt Bạch thược 8 Qui đầu 8 Ngân hoa 12
Binh lang 6 Hoàng cầm 12 Mộc hương 6 Đại hoàng 4
Hoàng liên 12 Cam thảo 6 Khổ luyện tử 8

Lỵ Do Hàn Thấp

Gặp ở lỵ bán cấp, phân có nhiều chất nhầy trắng, ít máu còn gọi là bạch lỵ

Triệu chứng: Đại tiện ra nhầy nhiều, ít máu, bụng đau liên miên, mót rặn rêu trắng dầy, mạch nhu hoãn

Pháp trị: Ôn trung, táo thấp, giải độc.

Phương thuốc: Dùng bài Ôn Tỳ Thang Gia Giảm

Lỵ hàn thấp Can khương 8-10 Đại hoàng 4-8 Thần khúc 10
Phụ tử 4-8 Mộc hương 6-8 Sơn tra 8 Cam thảo 4
Chỉ thực 8-10

Dịch Độc Lỵ

Gặp ở lỵ bán cấp, phân có nhiều chất nhầy trắng, ít máu còn gọi là bạch lỵ

Triệu chứng: Đại tiện ra nhầy nhiều, ít máu, bụng đau liên miên, mót rặn rêu trắng dầy, mạch nhu hoãn

Pháp trị: Ôn trung hoá thấp kiện tỳ hành khí

Lỵ hàn thấp-bạch lỵ Hậu phác 6 Trần bì 6 Mộc hương 6
Xa nhân 6 Hoắc hương 8 X truật 12 Bán hạ 8
Táo 4q Sinh khương 4 Hoàng liên 4 Ngô thù 4
Binh lang 6 Túc sác 2

Pháp trị: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

Phương thuốc: Dùng bài Bạch đầu ông Thang Gia Vị:

Lỵ dịch độc Bạch đầu ông 40 Trần bì 12 Xích thược 12
Hoàng liên 24 Đan bì 12 Hoàng bá 12 Hoàng cầm 12
Ngân hoa 20

Lỵ mạn tính

Triệu chứng: Bệnh kéo dài hay tái phát, khi ăn không uống không cẩn thận hoặc bị lạnh bệnh lại tái phát, đt lúc lỏng lúc táo có lúc kèm thêm máu mũi, thoát giang, bụng đau âm ỉ, ưa trườm nóng, xoa bóp, sợ lạnh ,sắc mặt xanh vàng, rêu trắng mạch tế nhược, nhu hoãn

Pháp trị: Ôn bổ tỳ vị cố sáp; khi tái phát thêm thanh nhiệt trừ thấp

Lỵ mãn tinh Đẳng sâm 12 Bạch truật 12 Gừng nướng 6
Nhục quế 4 Qui đầu 12 Nhục đậu 6 Kha tử 6
Mộc hương 6 Cam thảo 6 Can khương 6 Phụ tử 6
Hoàng liên 12 Hoàng bá 12 Ô mai 8

Lương y Nguyễn Hữu Toàn

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời