Đông y trị bệnh vần G

GIUN CHUI ỐNG MẬT

Là chứng đau bụng cấp do giun đũa chui vào ống mật gây nên. Gặp nhiều ở trẻ nhỏ

và thanh thiếu niên

Đông y gọi là ‘Hồi Quyết’, ‘Đởm Đạo Hồi Trùng Bệnh’.

+ Do giun đũa đi ngược dòng ống tiêu hóa lên đường dẫn mật gây ra bệnh.

+ Do tiêu chảy, táo bón, có thai hoặc uống thuốc xổ giun không đúng cách hợp với

hàn (lạnh) bên trong tạo thành yếu tố kích thích giun đi lên, chui vào ống dẫn mật, tạo thành những cơn đau dữ dội.

Giun đũa thường ký sinh ở đoạn cuối ruột non. Từ đó, vì một lý do nào đó, giun đi ngược ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật gây nên những cơn đau dữ dội. Có ý kiến cho rằng vì chất toan trong dạ dày bài tiết kém, có ý kiến cho rằng vì môi trường trong ruột thay đổi khiến giun phải đi ngược để tìm môi trường thuận lợi hơn. Cũng có khi do giun nhiều qua, giun bò đi các chỗ khác, và chui vào ống dẫn mật…

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ cho rằng do tạng phủ bị hàn, giun không thể ở yên một chỗ mà đi ngược lên. Điều này cho thấy do thay đổi môi trường nên sinh ra chứng này.

Cơn đau rất đột ngột, dữ dội, sờ vào bụng thấy có khối u hoặc đau ở vùng thượng vị, thậm chí lạnh chân tay (hồi quyết), bên phải bụng đau như kim đâm, kèm theo muốn nôn. Một tư thế làm giảm bớt đau thường biểu hiện: đứa nhỏ phủ phục, mông chổng lên. Những đứa trẻ còn bế thường bắt mẹ bế vác trên vai, bụng tì vào vai mẹ. Rồi đột nhiên cơn đau dịu đi, trẻ mệt lả, ướt đẫm mồ hôi, đòi uống nước để rồi lại nôn ra hết. Sau đó trẻ nằm im không cựa quậy, mắt nhắm cho đến khi một cơn đau khác tái diễn. Cơn đau cứ như vậy lập đi lập lại đến 15-20 lần trong một ngày.

Nên lợi dụng lúc dịu cơn đau để thăm khám. Khi sờ nắn, thấy phản ứng co cứng nhẹ ở vùng dưới sườn bên phải, co cứng sẽ tăng lên trong cơn đau, gan và túi mật thường không to.

Điểm đau sườn lưng cần được lưu ý: Điểm đau nhói khi ấn vào khối cơ thắt lưng ở góc sườn thứ 12. điểm đau sườn lưng gần như điển hình ở người lớn, ở trẻ nhỏ ít thấy hơn. Trái lại, điểm đau cạnh ức, cách 1,5-2cm về phía phải và phía dưới mỏm xương ức, tương ứng với ống gan trái hoặc chính xác hơn ở chỗ chia nhánh của ống gan trái thành ống dưới phân thùy II và III của gan trái gây đau nhói khi ấn sâu làm trẻ nhăn mặt. Điểm đau này có khi cũng gặp khi có điểm đau ở góc sườn lưng nhưng vẫn đau nhiều hơn.

Mạch lúc đầu Huyền Khẩn, lúc đau dữ dội thì Trầm Phục.

Bệnh lâu ngày do đờm uất nhiệt, mạch phần nhiều Hoạt hoặc Hồng Sác.

Nếu giun ra khỏi ống dẫn mật cơn đau lập tức khỏi ngay nhưng rất dễ tái phát.

Nếu giun chui hoàn toàn vào túi mật thì trở thành trướng đau liên tục.

Nếu giun làm tắc ống dẫn mật sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết của mật hoặc giun đem theo vi khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết ra bị bế tắc gây ra bệnh hoàng đản (vàng da) hoặc Túi mật viêm, Tuyến Tụy viêm…

Chẩn đoán dựa vào 3 điểm:

+ Đau dữ dội ở bụng trên, ấn đau ở dưới mỏm xương ức (chấn thủy).

+ Có thể trước đó vài ngày đã uống thuốc xổ giun, trong cơn đau có nôn ra giun, có tìm thấy trứng giun trong nước mật hút ra từ tá tràng.

+ Chụp Xquang bằng thuốc cản quang vùng túi mật thấy hình giun trong túi mất. Hoặc siêu âm thấy.

Chẩn Đoán Phân Biệt

Vùng bụng đau, có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy cần lưu ý phân biệt với một số trường hợp khác:

. Ruột Dư Viêm Cấp: cũng gây đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở vùng bụng dưới – háng, bệnh nhân có sốt, nôn mửa.

. Túi Mật Viêm: Cũng đau bụng dữ dội, điểm đau ở hạ sườn phải (ở điểm giữa của đường vòng cung của hạ sườn phải và đường thẳng dọc qua vú phải).

. Tụy Tạng Viêm Cấp: Cũng đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở vùng hai bên phía trên rốn.

. Cơn đau bụng Gan (áp xe gan): đau bubngj dữ dội nhưng vị trí đau ở hạ sườn phải, lan đến vai phải.

. Cơn đau bụng Thận: bụng đau dữ dội nhưng cơn đau tập trung ở vùng lưng (tại điểm Brewer: góc do xương sườn 12 và cột sống tạo thành). Cơn đau thường xiên xuống bụng dưới và đùi.

. Tắc ruột, lồng ruột: bụng đau dữ dội nhưng không trung tiên và đại tiện được.

Điều trị

Pháp: Lấy an hồi chỉ thống

Nước vôi trong 1lít, đường kính 50g

Khi đau uống 50 ml ,

Ngày không quá 400ml

Bài 2

Giun chui túi mật Ô mai 5 quả Hoàng liên 12 Hoàng bá 12
Đẳng sâm 12 Qui đầu 12 Phụ tử 8 Quế chi 8
Xuyên tiêu 8 Can khương 8 Tế tân 1
Mộc hương 8 Chỉ thực 8 Hạt cau 8

Nếu nôn mửa thêm: Trần bì 8g, Bán hạ 8,

Đau nhiều thêm: Mộc hương8g,

Táo bón thêm: Mang tiêu 16g;

Vàng da:Nhân trần 40

Châm cứu: Túc tam lí, Chi câu, Dương lăng tuyền, Tứ bạch, Nghinh hương ,

Xuyên tiêu phơi khô tán nhỏ rây thành bột mịn . từ 10-15tuổi, mỗi lần uống 5g một ngày không quá 20g. Vì xuyên nóng nên trẻ em có sốt dùng thuốc giải nhiệt: Rau má; Lục nhất tán

Lương y Nguyễn Hữu Toàn

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời