I. Khái niệm:
Chứng Hàn thấp là tên goi tóm tắt cho các chứng trạng do tà tà khí từ ngoài xâm phạm hoặc thể trạng vốn tỳ dương không mạnh dẫn đến thủy thấp ứ đọng ở trong gây nên. Nguyên nhân phần nhiều do cảm nhiễm sương móc nước mưa, hoặc nằm ngồi nơi ẩm ướt, ăn thức sống lạnh mà thành bệnh, trên lâm sàng vì bộ vị cảm nhiễm hàn thấp và mức độ bệnh có nặng nhẹ khác nhau nên chứng trạng cũng thiên về biểu thiên về lý khác nhau.
Biểu hiện lâm sàng là chủ yếu mình nặng nề các khớp sương đau co ruỗi khó, không mồ hôi, mỏi mệt sợ lạnh hoặc mặt và thân mình phù thũng từ lưng trở xuống dưới nặng hơn, đau vùng vị quản, đại tiện phần nhiều lỏng nhão hoặc đới hạ nhờn trắng nhiều hơn mầu đỏ, tiểu tiện không lợi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch nhu nhược.
Chứng Hàn thấp thường gặp trong các bệnh Vị quản thống, hoắc loạn, tiết tả, lỵ tật, tý chứng.
Cần phân biệt với các chứng Thấp trở và chứng tỳ hư khốn thấp.
II. Phân tích
Chứng hàn thấp có thể xuất hiện trong nhiều laoij bệnh tật, biểu hiện lâm sàng có đặc điểm riêng, phương pháp điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau.
Trong bệnh vị quản thống xuất hiện chứng hàn thấp, biểu hiện chứng trạng đầy khó chịu, ăn không thây ngon, miệng dính nhớt, đầu mình nặng nề , đại tiện lỏng nhão hoặc tiết tả, rêu lưỡi trắng nhớt,mạch nhu, nguyên nhân phần nhiều do ăn quá nhiều đồ sống lạnh, trung dương bị dồn ép, tỳ không vận hóa được gây nên, điều trị nên kiện tỳ hóa thấp, cho uongs bài vị linh thang gia giảm.
Chứng hàn thấp xuất hiện trong bệnh tiết tả, thường có chứng trạng ỉa chảy nước trong loãng thậm chí như dội nước, sôi bụng đau bụng, vùng bụng đầy, kém ăn hoặc kiêm chứng biểu hàn đây là do ngoai cảm hàn thấp xâm phạm vị trường hoặc ăn đồ sống lạnh quá độ, tỳ mất sự kiện vân, hàn thấp thịnh ở trong mất chức năng truyền đạo gây nên, điều trị theo phép giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc, cho uống bài hoắc hương chính khí tán.
Trong bệnh hoắc loạn xuất hiện chứng hàn thấp, thường có chứng trạng thượng thổ hạ tả đột ngột, thoạt tiên đi tả ra phân loãng, về sau đi ra toàn nước, vùng hung cách đầy và đau, bụng đau hoặc không đau, tứ chi mát lạnh, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu nhược…. đây là là nhiễm phải khí hàn thấp uế trọc, úng trệ ở trung tiêu, dương khí bị dồn nén làm cho sự thăng giáng bị đảo ngược, trong đục lẫn lộn gây nên, điều trị theo phép tàn hàn táo thấp, phương hương hóa trọc, cho uống hoắc hương chính khí tán hợp với bài thuần dương chính khí hoàn gia giảm.
Trong bệnh lỵ tật xuất hiện chứng hàn thấp, đặc điểm lâm sàng là đi lỵ nhầy sắc trắng nhiều đỏ ít, đau bụng, lý cấp hậu trong, ngực bụng đầy tức không thiết ăn uống. mình nặng thân minh bứt dứt, bệnh này còn gọi là hàn thấp lỵ, do ăn uống không thức không sạch hoặc ăn sống lạnh bừa bãi làm tổn thương Tỳ dương, thủy thấp ứ đọng ở trong, thấp theo hàn hóa, hàn và thấp chất chứa ở trong làm nghẽn trở khí cơ, khí hàn thấp uế trọc câu kết ở trường vị gây nên, điều theo phép ôn hóa hàn thấp, hành khí chỉ lỵ, dùng bài vị linh thang
Nếu trong tý chứng xuất hiện chứng hàn thấp, đặc điểm lâm sàng là vùng lưng hoăc các khớp chân tay thân mình nặng đau nặng nề co duỗi hạn chế, xoay chuyển khó khăn, bệnh ngày càng nặng chữa mãi không khỏi, bệnh tăng khi trời lạnh và mưa dầm. Đây là do nghề sông nước, lội nước dầm mưa, tà khí hàn thấp xâm phạm cơ bắp gân mạch gân xương, nghẽn tắc kinh lạc, điều trị nên dùng ý dĩ nhân thang gia giảm
Chứng hàn thấp phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi, vì người cao tuổi dương khí tỳ thận đa số đều hư, khí không hóa thủy cho nên đa số gặp chứng hàn thấp, chứng trạng thường gặp là tinh thần ủy mị sắc mặt kém tươi, cơ thể chân tay lạnh, nặng nề yếu sức, thậm chí chi dưới phù thũng, bụng đầy đị tiện nhão, đại tiện lỏng rêu lưỡi trắng nhớt, ở phụ nữ cũng bị chứng hàn thấp, biểu hiện chủ yếu là đới hạ ra trong loãng, thống kinh, tử thấp, nhiễm lạnh không thụ thai… cần phải biện chứng điều trị cho rõ ràng.
Hàn với Thấp đều là âm tà, tính của hàn ngưng trệ dễ thương tổn dương khí, thấp tà nặng đục, dễ chèn ép khí cơ. Cả hai đều chèn ép khí làm cho huyết ngưng tụ, xuất hiện các chứng hậu khí trệ huyết ứ, thường bọc lộ tình trạng dương khí bị tổn thương quá nặng, không dùng loại thuốc ôn dương hóa khí thì không khư hàn thắng thấp được
III. Chẩn đoán phân biệt:
Chứng thấp trở với chứng hàn thấp, cả hai đều thuộc phạm vi bện thấp. Xét theo nguyên nhân bệnh, chứng Hàn thấp đa số do làm việc nơi sông nước, cảm nhiễm lội nước dầm mưa, khiếm cho hàn thấp xâm nhập vào trong, hoặc do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm tổn thương tỳ vị, thấp theo hàn hóa gây nên. Còn chứng thấp trở phần nhiều ăn nhiều thức ăn sống lạnh ngọt béo gây nên, còn do phong thấp xương móc gây nên bệnh rất ít. Xét theo chứng trạng, chứng Hàn thấp, có nghiêng về biểu, nghiêng về lý khác nhau. Nghiên về biểu có chứng đầu mình nặng đau, khớp xương co duỗi khó, tứ chi phù thũng, Nghiêng về lý phần nhiều có chứng đau vị quản thống, đại tiện lỏng loãng hoặc hạ lỵ ra sắc nhờn trắng nhiều hơn sắc đỏ.
Chứng thấp trở thì do bộ vị thấp trở khác nhau nên thấp trở có chia ra tam tiêu. Thấp trở ở thượng tiêu thì đau trướng bụng khó chụi, không đói cũng không muốn ăn, thấp trở ở trung tiêu thì bụng trướng đầy, chân tay nặng nề. Thấp trở ở hạ tiêu thì ống chân phù thũng, tiểu tiện không lợi. Có thể thấy chứng Hàn thấp vừa có thấp vừa có hàn tà, còn chứng thấp trở chỉ có hiện tượng thấp tà ngăn trở chứ không có hàn tà.
Chứng tỳ hư khốn với chứng Hàn thấp: Chứng tỳ hư thấp khốn với chứng hàn thấp đều có liên quan tới tỳ hư thấp khốn vối chứng hàn thấp đều lien quan tới tỳ hư thấp trọc không vận hóa. Về nguyên nhân bệnh đều do tham ăn uống đò mát lạnh hoăc lội nước dầm mưa gây nên. Về chứng trạng đều là chân tay phù thũng, đại tiện lỏng loãng, đầu mình nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt… nhưng bộ vị của chứng tỳ thấp khốn chỉ hạn chế ở tỳ vị mà chứng Hàn thấp thì ngoài những quan hệ mật thiết với tỳ vị còn liên quan tới cơ nhục, xương khớp tứ chi. Vì thế, loại sau phần nhiều có kiêm chứng đau xương co duỗi khó. Đây là điểm phân biệt giữa hai chứng.