Danh Sách Bài Thuốc Đông Y Theo Kinh Nghiệm

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH ĐÁI ĐỤC, ĐÁI DƯỠNG CHẤP

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH ĐÁI ĐỤC, ĐÁI DƯỠNG CHẤP

1. BỆNH ĐÁI ĐỤC, ĐÁI DƯỠNG CHẤP

Đái dưỡng chấp là tình trạng đi tiểu ra dưỡng chấp. Bình thường, dưỡng chấp chỉ nằm trong hệ bạch huyết mà thành phần chủ yếu là triglycerid, phospho lipid, cholesterol tự do. Sở dĩ có dưỡng chấp trong nước tiểu là do có lỗ rò từ hệ thống bạch huyết thông sang hệ thống tiết niệu. Nguyên nhân có thể do giun chỉ, do viêm, do khối u chèn ép vào hệ thống bạch mạch quanh thận, do chấn thương…

Dưỡng chấp là chất dịch trong hệ bạch mạch, thành phần của dưỡng chấp là các chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn qua ruột, chủ yếu là lipid như triglycerid, cholesterol và protein. Bình thường, trong nước tiểu không có dưỡng chấp, chỉ đái ra dưỡng chấp khi có một lỗ rò từ đường bạch mạch vào đường tiết niệu, thường là rò vào vùng đài – bể thận, ít khi vào niệu quản hay bàng quang. Có thể phát hiện lỗ rò từ đường bạch mạch vào đường tiết niệu bằng phương pháp chụp hệ bạch mạch có tiêm thuốc cản quang hoặc chụp bể thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang.

2. Nguyên nhân bệnh đái dưỡng chấp

Ấu trùng giun chỉ thường cư trú trong hệ thống bạch mạch làm tắc bạch mạch, đặc biệt là bạch mạch chân gây bệnh chân voi và gây tắc bạch mạch quanh thận, dò bạch mạch vào bể thận dẫn đến đái dưỡng chấp; Tắc bạch mạch do viêm: một số trường hợp đái dưỡng chấp có khả năng khỏi khi điều trị kháng sinh, nhưng hay tái phát; Do u chèn ép vào hệ thống bạch mạch quanh thận; Do chấn thương.

Căn nguyên đái dưỡng chấp phức tạp khó xác định, cần tiến hành xét nghiệm máu để tìm ấu trùng giun chỉ, phải xét nghiệm máu nhiều lần vào lúc 9 – 10 giờ đêm hàng ngày; cấy nước tiểu tìm vi khuẩn bạch cầu niệu.

Chụp bạch mạch thận xác định tình trạng hệ thống bạch mạch quanh thận. Sự xuất hiện bạch mạch quanh thận chứng tỏ có hiện tượng rò bạch mạch quanh thận vào đài bể thận.

Điều trị dựa vào căn nguyên, nếu không rõ có thể điều trị bảo tồn bằng kháng sinh. Đái ra dưỡng chấp nói chung lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh có thể kéo dài vài tháng rồi tự mất đi một cách đột ngột, hoặc mất đi sau điều trị bằng kháng sinh. Đái dưỡng chấp mức độ nặng gây thiểu dưỡng cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hệ thống bạch mạch quanh thận.

3. Triệu chứng của bệnh đái dưỡng chấp

Bệnh thường không có biểu hiện gì hoặc có thể sốt nhẹ nếu có nhiễm khuẩn, biểu hiện đầu tiên là nước tiểu đục như sữa, để lâu sẽ đông lại như thạch. Đái dưỡng chấp thường xuất hiện từng đợt, có thể tự ổn định. Đái đục như sữa xuất hiện tăng sau khi ăn thịt, cá, trứng. Thành phần của dưỡng chấp chủ yếu là lipid, protein, fibrinogen. Bệnh nhân đái dưỡng chấp có thể trạng gầy tùy theo mức độ đái ra dưỡng chấp nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, không gặp tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu: không đái dắt, không đái buốt, không đau quặn thận.

Đái dưỡng chấp thường xen kẽ với những đợt đái máu đại thể toàn bãi, nước tiểu đỏ như nước rửa thịt, không đông, để lâu, hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm.

Đái dưỡng chấp có thể bị 1 bên hoặc 2 bên thận, cần soi bàng quang để xác định đái dưỡng chấp ở thận trái hay thận phải hoặc cả hai bên. Chụp thận ngược dòng áp lực cao, trên phim Xquang sẽ dễ dàng nhìn thấy tình trạng giãn toàn bộ hệ thống bạch huyết quanh thận. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu thấy có nhiều lipid, một phần proteinvà fibrin.

4. Bài thuốc chữa bệnh đái dưỡng chấp

4.1.

Du long thái (Rau dừa nước) khô 100 – 150g

Chủ trị:

Đái dưỡng chấp (chứng Cao lâm) do thận hư bàng quang thấp nhiệt: Đái đục như nước vo gạo, để giữ lại lắng đông như thạch, đau ngang that lưng, rêu lưỡi khô, đỏ, khát nước hoặc khõng khát, hơi thỏ bình thường có khi tức ngực, sắc da nhợt, thể trạng gầy yếu.

Cách dùng, liều lượng:

Cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng ky.:

Kiêng ăn mặn, kiêng mỡ, kiêng sữa.

SÚC THANG

Du long thái khô100g

Biển súc (Rau đắng) khô 12g

Cam thảo4g

Chủ trị:

Đái ra dưỡng chấp: Nước đái trắng như sữa, có khi vón cục trong như thạch, có khi hơi hồng, đểlâu lắng đông như thạch; còn chữa vièm bàng quang, đái buốt, đái rắt, đái ra máu.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng kỵ:

-Kiêng ăn mặn, ăn mỡ, ăn sữa.

-Không có thấp nhiệt không dùng.

Nhò gừa (tua Rễ đa) 6g

Râu bắp (râu ngõ)8g

Rau trai (Thài lài trắng) 8g

Cây Cối xay8g

Củ Khúc khẳc6g

Rễ Tranh8g

Cỏ Màn chầu6g

Cam Thảo đất4g

Hậu phác8g

Lá Dâu4g

Chủ trị:

Đái đục, đái đường chấp.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 Lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn mặn, mỡ, sữa.

Rau đắng (Biển súc)30g

Kim anh30g

Khiếm thực30g

Chủ trị:

Đái dưỡng chấp.

Cách dùng, liều lượng:

Kim anh nạo bỏ hết hạt và lông trong ruột sấy khô. Rau đắng, Khiếm thực sấy khô, hợp cùng với Kim anh tản bột mịn.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g vối nưốc chín.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn mặn, mỡ, sữa.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website : chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH

>

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời