a-Triệu chứng Phân loại:
Loại cước khí khô teo: Chân tự ra mồ hôi, sưng chạy chỗ này sang chỗ khác,sưng lên sưng xuống hoặc châm bí tê, gân co rút hay da thịt teo, nhẽo nhiều khi không sưng mà nong rát khô teo đi.
Loại cước khí sưng phù: Chân sưng đỏ, đau nhức rời rã, sưng lên tận gối có thể nứt da chảy nước.
Loại có biến chứng vào tim (cước khí xung tâm) đanh bị 1 trong 2 loại trên đột nhiên tim hồi hộp,khó thở, người nóng, chân tay lạnh ( loại này cần phảI kết hợp bới các thứ thuốc).
b- Lý: Do thấp nhiệt dồn xuống chân, có thể thêm phong hàn bên liễm nghịch.
c- Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp thông kinh hoạt huyết hạ khí giáng nghịch.
d- Phương huyệt:
1- Thiên ứng( có sưng, đau, đỏ thì nên xuất huyết, không thì châm).
2 – Âm lăng tuyền
3- Túc tam lý
4- Huyền chung
5- Tam âm giao
6- Côn lôn
7- Thái khê
8- Thừa sơn
9- Nội quan
(Dùng thường xuyên các huyệt số 1,2,3,4,5,8)
Loại cước khí khô teo, đầu tiên châm tả, giai đoạn sau châm bổ.
Loại cước khí sưng phù thì châm tả, nếu có sưng đỏ thì nên xuất huyết.
đ- Gia giảm:
-Khô teo, đỏ tím: thêm huyệt hải( bổ).
-Cước khí xung tâm: tả Cự khuyết, Nội quan.
e- Giải thích cách dùng huyệt:
– Âm lăng, Túc tam lý kiện tỳ vị thấp, Huyền chung để bổ xương tuỷ, trừ phong, tam âm giáng hoả.
– Côn lôn, TháI Khê tráng thận, Bàng quang để lợi thuỷ, bàI tiết thấp nhiệt.
– Các huyệt này đồng thời thông kinh hoạt lạc trừ thấp nhiệt làm cho chân lành mạnh, Cự khuyết là huyệt Mộ của tâm. Nội quan là lạc huyệt của tâm bào, châm bổ để phòng biến chứng vào tim. Khi bị rồi thì châm tả để thông tâm giảm nhẹ biến chứng. Huyết hải để bổ huyết trừ phong.
Chú ý: Nếu có nóng sốt thì cấm cứu.
Xoa bóp: ấn, bấm huyệt, tăng cường xoa bóp, bấm thêm Tỳ du, Vị du…
|