a- Triệu chứng: Theo đông y, phân làm 4 loại
1- Bạch lỵ: Đi lị ra mũi, người mệt mỏi, không muốn ăn uống, đai nhiều và đái trong, đầu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
2- Xích lỵ: Đi lỵ ra máu, bụng quặn đau nhiều, đi ỉa luôn, khát nước, sợ nóng, đái vàng, lưỡi đỏ, mạch sác
3- Lỵ thấp nhiệt: Đi lỵ có cả máu lẫn mùi, bụng quặn đau giống như xích lỵ
4- Lỵ cấm khẩu: Buồn đi lỵ luôn, không ăn được hoặc ăn vào nôn ra ngay.
b- Lý: Ngoài cảm nhiễm phong thấp nhiệt hoặc khí dịch lệ trong vì ăn uống làm tổn thương tỳ vị, khí huyết
c- Pháp:
– Trị chứng bạch lỵ: Ôn trường lỵ
– Trị chứng lỵ thấp nhiệt: Thanh lợi thấp nhiệt chỉ lỵ.
d- Phương huyệt:
– Trị bạch, xích và lỵ thấp nhiệt:
1- Thiên khu
2- Quan nguyên
3- Đại trường du
4- Túc tam lý
5- Thượng cự hư
Bạch lỵ thì cứu các huyệt trên hoặc châm bổ, xích lỵ và lỵ thấp nhiệt thì châm tả,
– Trị lỵ cấm khẩu
1- Khúc trì
2- Thiên khu
3- Giải khê
đ- Gia giảm:
– Xích lỵ: Thêm tiểu tràng du
– Nếu ăn vào nôn ngay, châm tả Giải khê, bổ Lệ đoài sẽ nhanh khỏi (châm tả huyệt hoả, bổ huyệt thuỷ của kinh vị, bổ thuỷ để chế hoả) vị mát sẽ ăn được không thổ.
– Bệnh lỵ cấm khẩu, sau khi đỡ dùng thêm: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Công tôn để củng cố.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Bạch lỵ phần nhiều là hư hàn, châm bổ hoặc cứu Thiên khu, Đại tràng du, Quan nguyên (là Du mộ và Túc tam lý là Hợp huyệt của vị để điều hoà tràng vị, tiêu trệ, hoà trung chỉ lỵ.
Lỵ cấm khẩu là nhiệt độc làm tổn thương tỳ vị nên tả Thiên khu, Khúc trì đê hạ nhiệt thanh tràng vị làm cho hết nôn, ăn được.
Xoa bóp: Bâm huyệt, xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ 50 vòng.
|