Danh Sách Bài Thuốc Đông Y Theo Kinh Nghiệm

1. THANG LÁ HA MẬT MÍA

CÁC BÀI THUỐC TRỊ BỆNH SỐT RÉT CƠN

I. BỆNH SỐT RÉT

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùngPlasmodiumở người gây nên. Bệnh lây theo đường máu, chủ yếu là do muỗiAnophelestruyền.

Có 5 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người:Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae,Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi.

Bệnh thườngbiểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm. Ký sinh trùng sốt rét gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được. Ở nước ta bệnh lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa mưa. II. BÀI THUỐC TRỊ BỆNH SỐT RÉT CƠN 1. THANG LÁ HA MẬT MÍA

Lá na (mãng cấu ta) tươi100g

Mật mía10g

Chủ trị:

Sốt rét từng cơn, rét xong lại nóng, nhức đầu khát nước, mỗi ngày 1 cơn hoặc 2 ngày 1 cơn.

Cách dùng – liều lượng:

Lá na rửa sạch, giã nát, cho vào 30ml nước chín, trộn đểu, ép lọc lấy nước, cho mật mía vào quấy tan đều, uống 1 lần vào ỉúc sáng sớm. Uống luôn 3 ngày.

2. BỘT THƯỜNG SƠN BINH LANG

Thường sơn20g

Thảo quả20g

Hoạt thạch20g

Binh lang15g

Bạch phàn10g

Cam thảo8g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Thường sơn tước bỏ gân lá tẩm giấm sao. Thảo quả đập bỏ vỏ lấy nhân sao.

Bạch phàn phi khô, Binh lang, cam thảo sấy khô. Tất cả tán bột mịn.

Mỗi tần uống 4g, ngày uống 2 lần, chấm với chuôi tiêu ăn, uống trước khi ăn cơm 2 giờ.

3.NHÂN SÂM BẠI ĐỘC GIA THƯỜNG SƠN THẢO QUẢ THANG

Nhân sâm hoãc đảng sâm4g

Khương hoạt4g

Độc hoạt4g

Tiền hổ4g

Sài hồ4g

Xuyên khung4g

Chỉ xác4g

Cát cánh4g

Phục linh4g

Trần bí4g

Cam thảo4g

Lá Thường sơn bỏ gàn (sao rượu)12g

Thảo quả nhân (sao)12g

Chủ trị:

Sốt rét

Cách dùng – liều lượng:

Cho 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống làm 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

4. HÀ SƠN HOÀN

Hà thủ ô đỏ (chế)300g

Lá Thường sơn (bỏ gân)160g

Đảng sâm160g

Binh lang120g

Thảo quả120g

Can khương60g

Chủ trị:

Sốt rét lâu ngày không khỏi, rét nhiều nóng ít hoặc không sốt, không khát nước, người mỏi mệt, ân ít.

Cách dùng – liều lượng:

Đảng sâm, binh lang, can khương thái mỏng sấy khô.

Thường sơn tẩm rượu sao vàng. Thảo quả sao cháy vỏ. Hà thủ ô sấy khô.

Tất cả các vị tán bột mịn trộn đều, luyện hổ làm vièn bằng hạt đậu xanh, sấy khô.

Trẻ em: 5-10 tuổi ngày uống 1 lần 10-15 viên

Trên 10 tuổi, ngày uống 1 lần 15-20 viên.

Người lớn ngày uống 1 lần 30 – 40 viên.

Uống với nước chín nóng trước khi lên cơn 1giờ.

Kiêng kỵ:

Các chất tanh, mỡ.

Trường hợp: sốt rét, nóng nhiều rét ít và phụ nữ có thai không dùng.

5. THƯỜNG THẠCH HOÀN

Thường sơn320g

Binh lang80g

Thạch cao240g

Chủ trị:

Sốt rét: nóng nhiều rét ít, khát uống nhiều nưâc.

Cách dùng – liều lượng:

Thường sơn bỏ cuống tẩm giấm sao (tẩm 3 lần).

Binh lang thái mỏng. Các vị sấy khô tán bột mịn trộn đếu, luyện hổ làm vièn bằng hạt đậu xanh.

Trẻ em: 5-8 tuổi uống 10-15 viên

9-10 tuổi uống 15-20 vièn

10-16 tuổi uống 20 – 25 viên

Người lớn uống 25 – 30 viên

Ngày uống 1 lần với nước chín trước khi lên cơn 2 giở. Nếu nóng nhiều dùng nước sắc lá tre làm thang.

Kiêng ky:

Mỡ, tanh, cay nóng.

Trường hợp: sốt rét, mà người bệnh rét nhiều nóng it và phụ nữ có thai không dùng.

6. TẢO THANH HUYẾT QUẢNHOÀN

Lá thường sơn khô100g

Can khương200g

Nhục quế100g

Chủ trị:

Sốt rét lâu năm dây dưa không khỏi.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị sấy khô tán bột mịn, luyện hố làm hoàn bằng hạt đậu đen.

Ngày uống 2 lần mỗi lần 6 – 8 viên.

7. TRIỆT NGƯỢC KIM ĐƠN

Lá Thường sơn (khô)500g

Thân, cành Thường sơn (khô) 500g

Thảo quả (sao đen vỏ, giã nát dập)40g

Thương truật40g

Hậu phác,80g

Đường trắng100g

Rượu trắng 45°500ml

Chủ trị:

Sốt rét dây dưa làu năm.

Cách dùng – liều luợng:

Các vị cho nước ngập xác thuốc, sắc cạn còn phân nửa, gạn lấy nước 1. Đổ thêm nước tiếp tục sắc cạn còn phản nửa, gạn lấy nước 2. Hỗn hợp cả 2 loại nước sắc lại, lọc sạch cặn, cho đường vào quấy tan tiếp tục sắc cạn lấy 500ml nước thuốc hoà vào 500ml rượu trắng.

Mỗi ngày uống 1 thìa canh vào lúc sáng sớm.

8. TRIỆT NGƯỢC HOÀN

Cam thìa (mật đất)100g

Thường sơn (chế rượu)80g

Thảo quả80g

Binh lang50g

Thanh bì40g

Thương truật40g

Hậu phác (sao gứng)40g

Miết giáp (chế giấm) 40g

Cam thảo (chích)40g

Chủ trị:

Sốt rét cách nhặt cấp và mạn tính, lách to.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị sao chế, sấy khò tán bột mịn, luyện hổ làm hoàn bằng hạt đậu xanh.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 1Og, chiêu với nước gừng.

9. HÀ SƠN HOÀN

Hà thủ ô chế120g

Thường sơn chế80g

Binh lang40g

Hậu phác40g

Chủ trị:

Sốt rét cơn do muỗi truyền.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị saọ chế, sấy khỏ tán bột mịn, luyện hổ là hoàn bằng hạt đậu xanh.

Ngày uống 20 – 30g, chia uống làm 2 lần với nước trà.

10. THẢO SƠN HOÀN

Bột thường sơn300g

Bột thảo quả2000g

Bột can khương2000g

Sột quế khâu2000g

Bột riềng1000g

Chủ trị: Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Các vị trộn đều luyện hồ làm hoàn bằng hạt ngỏ (bắp).

Người lớn ngày uống 20 hoàn, uống với nước trà trước khi lên cơn.

Trẻ em tuỳ tuổi uống 1/4 – 1/3 liều người lớn.

Kiêng kỵ:

Thức ăn sống lạnh, khó tièu, mỡ dầu, thịt vịt, trái cây xanh.

11. HÀ UNG TÁN

Hà thủ ô chế12g

Binh lang12g

Tang chi12g

Huyết dụ12g

Men rượu1 bánh

Mật míađủ dùng

Chủ trị:

Sốt rét có báng, bụng to trưởng.

Cách dùng – liều lượng:

Hà thủ ô tẩm rượu sao khô, trộn cùng các vị khác và men rượu tán bột mịn,

Mỗi ngày dùng 12g nhào đểu với mật mía đem hấp chín trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ sôi 15 phút, cho người bệnh ăn lúc đói, ăn hàng ngày cho đến khi bụng và báng xẹp.

12. BỘT GIẢI ĐỘC TRIỆT NGƯỢC

Thổ phục linh32g

Lá Thường sơn15g

Binh lang15g

Thảo quả9g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Thổ phục linh, binh lang thái nhỏ sao thơm.

Lá Thường sơn bỏ cuống, gân tẩm rượu sao.

Các vị sau khi sao, tẩm sao xong tán bột mịn, luyện hổ làm viên bằng hạt đậu xanh.

Người lân ngày uống 30 viên chia làm 2 lần, uong vởi nưốc nóng, trước khi lèn cơn sốt rét.

Trẻ em 5 – 10 tuổi ngày uống 10 viên chia làm

2lần, uống với nước nóng, trước khi lên cơn sốt rét.

Kiêng kỵ:

Trẻ em dưới 5 tuồi và phụ nữ có thai không dùng.

13. TRIỆT NGƯỢC THANG

Thanh hao15g

Thường sơn tẩm giấm sao12g

Binh lang sao qua8g

Thảo quả8g

Thổ phục linh24g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, trước khi lèn cơn sốt rét 1 giờ.

14. TRIỆT NGƯỢC TÁN

Bột cây lá thanh hao(hoa vàng)300g

Bột thảo quả200g

Bột can khương200g

Bột quế nhục200g

Bột riềng200g

Chủ trị:

Sốt rét cấp tính (kịch phát).

Cách dùng – liều lượng:

Các vị trộn đều luyện hồ làm hoàn bằng hạt ngô.

Người lớn ngày uống 20 hoàn, uống với nước trá trước khi lên cơn.

Trẻ em tuỳ tuổi uổng giảm xuống 1/4, 1/3 liều.

15. HÀ THANH HOÀN

Bột thanh hao (hoa vàng)80g

Bột binh lang40g

Bột hậu phác40g

Bột thanh bì40g

Bột thảo quả40g

Bột hà thủ ô chế120g

Chủ trị:

Sốt rét cách nhật cấp và mạn tinh.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị trộn đểu cho luyện hố làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g chiêu với nước gừng ấm.

Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây thanh hao với cây chổi xuể cũng có tên gọi là thanh hao.

16.THANH TỲ ẨM GIA VỊ

Hà thù ô10g

Dây thẩn thông8g

Lá Thường sơn (tẩm giấm sao)12g

Thanh bì8g

Thảo quà8g

Sài hồ8g

Bán hạ chế8g

Hậu phác8g

Bạch truật8g

Hoàng cầm8g

Cạm thảo4g

Phục linh15g

Sinh khương 3 lát

Chủ trị:

Bệnh sốt rét buổi sáng hoặc buổi chiều phát sốt phát rét, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện sẻn, đỏ.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống trưỏc cơn 2 gió, lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang.

Ghi chú:

Trường hợp sốt rét lâu ngày (kinh nién), sức khoẻ suy sụp, ăn uống ngày một kém sút, bụng to, dày da bụng, thì cho uống kèm với Quy tỳ hoàn gia xương bồ.

17. THANG TRIỆT NGƯỢC

Thường sơn8g

Binh lang4g

Thảo quả2g

Cát căn4g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Cho 400ml nước, sắc lấy 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Chú ý gia giảm:

Nếu sốt nhiều rét it tăng lượng cát căn lên 10g, nếu rét nhiều sốt ít tăng thảo quả lên 3 – 4g.

18.LỤC ĐẬU KÊ ĐẢN BẠCH THANG

Đậu xanh cả vỏ xay min,Lòng trắng trứng gà, Giấm thanh 10%

Chủ trị:

Bệnh lách to (báng) do sốt rét.

Cách dùng – liều lượng:

Liều lượng:

Lách số 4 dùng

Bột đậu xanh 400g

Lòng trắng trứng gà4 quả

Giám thanh2ml

+ Lách số 3 dùng Bột đậu xanh 300g;Lòng trắng trứng gà3 quả;

Giấm thanh2ml

+ Lách số 2 dùng:

Bột đậu xanh Lòng trắng trứng gà Giấm thanh

Cách làm:

Thuốc điều trị lách số 4, 3, 2 đều làm như sau;

Trộn đều 3 thứ với nhau gói vào một miếng gạc đắp kín vùng lách sưng từ bờ sườn trái trỏ xuống, trên phủ giấy nilon để giữ độ ẩm được lâu.

Ba ngày thay thuốc một lần,1 đợt điéu trị đắp thuốc 9 – 15 lần. Trong thời gian đắp thuổc, kết hợp với tập khí còng.

Ghi chú:

Sau khi đắp lẩn 3 lách co được 1 – 2 cm, lách mềm dần người bệnh thường cảm thấy dấm dứt khó chịu ở vùng lách, kèm theo sôi bụng và ỉa lỏng là báo hiệu có kết quả tốt, không cần phải xử trí gì. Sau lần đắp thuốc thứ tư trở di các dấu hiệu trên sẽ tự nhiên hết.

19 THUỐC SỐT RÉT “CẦU TÀO"

Binh lang100g

Thảo quả20g

Thường sơn50g

Quả ngái50g

Chủ trị:

Sốt rét cơn.

Cách dùng – liều lượng:

-Thường sơn tuốt bỏ gàn lá, rửa sạch phơi khô, đun rượu ủ một đêm, phơi khô ròn (không sao).

Binh lang thái mỏng sấy khô.

Thảo quả bỏ vỏ cứng sao thơm.

-Quả ngái thái nhỏ phơi khô sao qua.

Cả 4 vị hợp lại tán bột mịn.

Ngày uống 2 lần, mỗi lẩn 8g, uống với nước chín hơi ấm. Không uống vỏi nước nóng, uống với nước nóng sẽ bị nôn.

Kiêng ky.:

Kiêng ăn các chất sống, lạnh, tanh, dầu mỡ.

18.THƯƠNG SƠN HOÀN

Hà thủ ô trắng (tẩm rượu sao vàng)250g

Dây thẩn thông100g

Thường sơn(bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng)40g

Thảo quả (đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm)40g

Miết giáp (tẩm giấm sao vàng)50g

Mã tiền chế10g

Chủ trị:

Sốt rét ngã nước do muỗi truyền:

Khi tên cơn sốt thì lỗ chân lông sởn gai; ngáp vươn vai, rồi rùng mình, rét run cầm cập, đắp bao nhiều chăn chiếu vẫn rét, đẩu nhức, mình và chân tay mỏi, mặt tái da nhợt.

Hết cơn rét thì tiếp luôn cơn sốt, trong ngoài đều nóng toàn thân như thiêu đốt, đầu nhức như búa bổ, ngực sườn đểu tức, miệng đắng, lợm oẹ, khát muốn uống nhiều nước lạnh, Mạt đỏ, môi hống. Sau cùng, khắp người ra mổ hôi như tắm thì sốt mới lui. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng nhợt tuỳ theo mức độ nóng nhiều hoặc rét nhiều.

Cơn sốt có thể kéo dài khoảng 5-6 già, thưàng mỗi ngày lên 1 cơn hoặc 2-3 ngày lên 1 cơn đủng kỳ. Tuy sự chống đỡ của cơ thể mà có người nóng nhiều hơn rét, có người rét nhiều hơn nóng.

Bệnh nặng lâu ngày không khỏi thì lách sưng.

Cách dùng – liều lượng:

Hà thủ ô trắng, dãy thần thông, thường sơn sao tẩm xong cho nước vào nổi đất (không dùng nổi kim loại) đổ ngập nước nấu cao lỏng.

Miết giáp, thảo quả, mã tiền chế sao sấy khô tán bột mịn, cho váo cao lỏng thường sơn, hà thủ ô, thần thông luyện kỹ làm hoàn bằng hạt hổ tiêu và áo viên bằng bột hoạt thạch.

Người lón mỗi lần uống từ 2 – 4g, uống trước cơn sốt rét 2 giờ. Trẻ em rút bớt 1/2 liều lượng.

Kiêng kỵ:

-Kiêng ăn các loại cà, các loại rau cải, cù cải, cá không vảy, sò, hến, cá mực.

-Phụ nữ có thai cấm dùng

19. THUỐC SỐT RÉT “CHỈNH ĐẠI"

Thường sơn (bỏ gân tá tẩm rượu sao vàng sẫm) 20g

Thảo quả8g

Cát căn16g

Binh lang8g

Thạch cao (nung kỹ)2g

Cam 1hảo4g

Cát sâm (sao vàng)16g

Chủ trị:

Sốt rét cơn do muỗi truyền.

Cách dùng – liều luợng:

Các vị cho vào 800ml nước, sẳc lấy 100ml nước thuốc, chia uống 2 lần, uống lúc thuốc còn nóng, uống trước khi lèn cơn sốt rẻt 6 giở. Không uống thuốc lúc đang lên cơn sốt.

Chú ý:

Nếu sốt rét đã lâu ngày, thân thể suy nhược thì dùng phương thuốc sau:

Thường sơn(bỏ gân là tẩm rượu sao vàng sẫm) 16g

Ý dĩ (sao vàng)20g

Miết giáp (tẩm giấm sao)12g

Trần bì (sao)8g

Bán hạ chế8g

Cát sâm (sao vàng)20g

Cam thảo2g

Nếu có báng (tách sưng to) thì gia thêm:

Tam lăng (tẩm giấm sao)8g

Nga truật (tẩm giấm sao)8g

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc chia uống 2 lần (buổi sáng và tối), uống lúc thuốc còn nóng.

Kiêng kỵ:

-Kiêng các vị cay, nóng, các thứ khó tiẽu, sò, hến, cá mực, các loại cà, các ioại rau cải, củ cải.

-Phụ nữ có thai cấm dùng.

20. THANH BÌ MIẾT GIÁP THANG

Thanh bì (bỏ ruột sao)40g

Miết giáp (tẩm giấm nướng giòn)40g

Chủ trị:

Sốt rét có báng (ngược mẫu)

Cách dùng – liều lượng:

Hai vị tán bột mịn, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu đỏ, mỗi ngày uống 10-16 viên với nước chín trước khi lẽn cơn chừng 4 giờ.

21. BINH LANG THẢO QUẢ THƯỜNG SƠN THANG

Thường sơn (sao rượu)40g

Binh lang 12g

Thảo quả12g

Thương truật20g

Hậu phác (cạo bỏ vỏ thô)12g

Sa sâm20g

Bạch linh12g

Cam thảo chích4g

Trần bì8g

Bán hạ (tẩm gừng sao)12g

Sinh khương12g

Chủ trị:

Sốt rét nặng, cơ thể suy nhược

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc để ấm chia uống 2 lần, uống trước bữa ãn 2 giờ.

22. THƯỜNG SƠN THANH HAO HOÀN

Thường sơn (tẩm giấm sao giòn)400g

Thanh hao hoa vàng (phơi khô)200g

Chủ trị:

Sốt rét nóng lạnh, sốt rét cách nhật

Cách dùng – liều lượng:

Các vị phơi sấy, sao giòn tán bột mịn, luyện hổ làm viên bằng hạt ngô.

Người lớn uống 10 viên ngày. Trẻ em tuỳ tuổi uống 2 – 5 viên ngày.

Uống trước lúc lên cơn 1-2 giờ, với nước chín.

23.SÀI HỒ ĐỊA L0NG THANG

Địa long (ken sạch đất sao vàng)10 con

Rễ lức (sài hồ)20g

Dây lá chi chi (cam thảo dây)10g

Bố chính sâm (tẩm gừng sao)20g

Trần bì20g

Hà thủ ô trắng20g

Chi tử8g

Thảo quả (bỏ vỏ)I2g

Cây ớt (thái nhỏ sao vàng)20g

Chủ trị:

Sốt rét ngã nước

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 1000ml nước, sẳc lấy 150ml nước thuốc để ấm uống trước khi lên can 1 giờ.

24.CHÍNH NGƯỢC THANG

Sài hồ12g

Địa long (sao gừng)12g

Thường sơn (sao rượu)16g

Dây cóc (dây ký ninh)12g

Muống trâu hoặc muồng12g

Thảo quả8g

Binh lang8g

Trần bì8g

Rễ bá bệnh8g

Bán hạ chế8g

Chủ trị:

Sốt có cơn, rét run, sởn gai ốc, mình mẩy chân tay đau nhức trong người nóng như thiêu, đầu đau như búa bổ, khát, tức ngực, miệng rất đắng, người toát mổ hôi, ướt dầm dề. Mạch đang cơn sốt phù huyền sác, có khi hồng đại sác.

Cách dùng – liều lựợng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, uống ngày 1 thang.

25. ÔN NGƯỢC THANG

Thường sơn (bỏ gân lá, sao rượu)

Dây thần thông12g

Rễ bá bệnh12g

Địa long (sao gừng)12g

Cây cơm nguội12g

Bán hạ chế12g

Rễ cây chùm hôi (cây cari)12g

Thảo quả12g

Binh lang8g

Trấn bì8g

Vỏ sầu đâu8g

Rễ cỏ tranh8g

Muống trâu hoặc muồng ngủ20g

Gừng tươi3 lát.

Chủ trị:

Sốt nóng nhiều rét ít, nắng thì chỉ nóng không rét hoặc chỉ gây rét, chân tay mỏi, khát, thỉnh thoảng hay buồn nôn; ra được mồ hôi, người sẽ bdt nóng dần, mạch huyền sác.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nưốc thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Dùng thêm các vị dưới đây (toa căn bản gia vị) sắc uống thay nước trà, uống hàng ngày để giải độc, thanh nhiệt.

Rau má20g

Cỏ màn chầu12g

Cam thảo nam8g

Rễ cỏ tranh12g

Cát căn12g

Sinh địa16g

Cỏ mực12g

Rễ nhàu12g

Chi tử8g

Ké đầu ngựa12g

Bổ bổ nước (thuỷ xương bồ)8g

Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 500ml nước thuốc thay nước trà uống hàng ngày

26.ĐAN NGƯỢC THANG

Địa long (sao gừng)20g

Thường sơn lá (bỏ gân)sao rượu12g

Rễ bá bệnh16g

Dây cóc (dây ký ninh)12g

Thảo quả8g

Binh lang8g

Thanh bì8g

Thạch xương8g

Bổ Gừng tươi3 lát

Chủ trị:

Chứng trạng giống như ôn ngược, nhưng chứng ôn nặng thêm lên, chỉ nóng, nóng đến cao độ phát sinh điên cuồng mơ sảng (sốt rèt ác tính), lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, táo kết có khi đái ra máu.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước sầc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Dùng thêm toa căn bản gia vị sắc uống làm thang thay nước uống trong ngày.

Chú ý gia giảm:

-Nếu có biến chứng đái ra máu cho uống thêm bài thuốc thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết sau:

Địa long20g

Tóc rối đốt (hoặc da trâu đốt) tồn tính12g

Rễ tranh30g

Cỏ hàn the (sao)20g

Muỗng ngủ (sao)12g

Rau dền trắng (cây, rễ)40g

Cỏ mực (đốt cháy xém)20g

Rau má20g

Phèn chua phi6g

Hoè hoa (sao chảy)12g

Chi tử (sao cháy)12g

Các vi cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc uống.

-Nếu có đầy bụng gia thêm:

Gừng tươi4 – 8g

Củ sả4 – 8g

Hậu phác4 – 8g

-Nếu có mất ngủ gia thêm

Lá vông12g

Lạc tiên12g

-Sau khi khỏi sốt cho uống thêm thuốc bổ để trợ sức.

Kiêng ky:

Đối với sốt rét cấp tính thuộc cả ba thể: chính ngưạc, ôn ngược và đan ngược đều phải kiêng ãn các thức sống, lạnh như: giá sống, dưa leo, đu đủ, cua, cá biển, thịt gà, ba ba, thịt vịt, trứng vịt lộn, óc các loại, đậu xanh…

Kiêng ăn cơm, nên ăn cháo ioãng và các thức ãn như thịt lợn nạc, cá tóc, cá trê, nước các trái cây tươi: cam, chanh, chuối; rau luộc chín.

27.TRỢ TỲ BỔ CHÍNH KHÍ THANG

Hà thủ ô12g (Chế: rượu, giấm, nước đậu đen)

Hoài san12g

Ý dĩ16g

Lá sung vú (tật)12g

Nam mộc hương12g

Vỏ quýt8g

Dây ký ninh8g

Thường sơn(bỏ gân lá sao rượu)8g

Thạch xương bổ (bồ bồ)8g

Chủ trị:

Sốt rét thể tân ngược: sót rét lạnh nhiều nóng ít, ngực sườn đầy tức, bức rứt khó chịu, không khát nước, bụng đầy, ăn uống khó tiêu. Mạch trầm trì có khi đới huyền.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200m[ nước thuốc uống trong ngày.

Chú ý gia giảm:

Nếu ngưòi bệnh muốn nôn gia thêm:

Bán hạ chế8

Muống8g

Sắc cùng thang trên uống.

28.TÂN NGƯỢC THANG

Lá gõ (sao thơm)40g

Rẻ cơm nguộiI6g

Rễ bách bệnh20g

Bán hạ chẽ8g

Thảo quả8g

Binh lang8g

Địa long (sao rượu)8g

Vỏ quýt8g

Vỏ sấu đâu8g

Củ sả4g

Chủ trị:

Sốt rét kéo dài iạnh nhiều nóng ít, ngực sườn đấy tức, bứt rứt khó chịu, không khát nước, bụng đáy, ăn uống khó tiêu.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sầc lấy 200ml nước thuốc uống trong ngày.

29.CÔNG Ứ TRỤC ĐÀM THANG

Miết giáp (tắm giấm nướng)20g

Thường sơn (bỏ gân lá lẩm rượu sao)12g

Đào nhân20g

Tam lang12g

Nga truật8g

Hậu phác12g

Bán hạ chế8g

Thảo quả8g

Binh lang12g

Hà thủ ô16g

Trần bì8g

Gừng già8g

Chủ trị:

Sốt rét thể ngược máu (thiếu máu}: Cạnh dưới sườn tái đầy tức do sốt rèt lâu ngày có báng, sờ thấy một đám cứng phát triển gần đến rốn (4 khoát ngón tay). Nóng rét qua lại, bụng khó chịu, ăn uống khó tiêu, có thể có nước, cổ trướng nhẹ. Người gầy, da sạm đen, mắt vàng, mạch nhu tiểu.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200mt nước thuốc uống trong ngày,

Kiêng kỵ:

-Phụ nữ có thai không dùng

-Không tắm nước iạnh

-Không ăn rau muống, giá sống, thịt vịt, cua ốc…

30. THƯỜNG SƠN MIẾT GIÁP SA NHÂN HOÀN (Còn có tên goi viên sơn lăng truật)

Lá thường sơn (bỏ gân sao rượu)400g

Sa nhân Miết giáp200g

(tẩm giấm nướng giòn)200g

Trần bì Tam lãng200g

Thảo quả (bỏ vỏ cứng)200g

Nga truật200g

Ồ mai nhục200g

Binh lang 200g

Thanh bi200g

Bán hạ chê200g

Chủ trị:

Sốt rét thể ngược máu: Da vàng, bụng to, thũng báng.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị sao chế, sấy giòn tán bột mịn luyện hổ làm hoàn bằng hạt ngô.

Trẻ em: 5-10 tuổi ngày uống 8-10 viên

11 tuổi trở lên ngáy uống 10-20 viên

Người lớn: mỗi ngáy uống từ 20 – 30 viên với nước sắc cây muống làm thang.

Uống trước khi lên cơn 2 già.

Kiêng kỵ:

-Phụ nữ cỏ thai không dùng.

-Không tắm nước lạnh.

-Kiêng ăn rau muống, giá sống, mãng, thịt vịt, cua, ốc, mỡ…

-Trường hợp sốt rét lâu ngày kliông có báng, cơ thể suy nhược không nên dùng.

31. SƠ GIẢI THANH LÝ NHIỆT THANG

Thạch cao12g

Lúa lâu nàm40g

Đãng tâm8g

Cam thảo8g

Phèn phi2g

Gương sen (sao cháy)20g

Huyết dụ 20g

Dền trắng 20g

Địa long (sao rượu) 12g

Chi tử (sao cháy) 12g

Cỏ mực 20g

Tóc đổt (tốn tính)5g

Cỏ màn chắu (sao) 12g

Chủ trị:

Sốt rét kéo dài thể chướng nhiệt: Nóng nhiều rét ít, khát, tiểu tiện đỏ, đại tiện bi, ói ra huyết hoặc có máu cam, da vàng, nặng hôn mê, mè sảng, điên cuồng, mạch huyền sác rất sác.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc uống trong ngày.

32.NGƯỢC CHUỚNG HÀN THANG

Hoắc hương12g

Hương phụ chế12g

Nam mộc hương12g

Ngũ gia bì12g

Tỏ mộc12g

Vỏ bưởi đào8g

Long đởm thảo8g

Trần bì8g

Can khương8g

Muổng (sao)8g

Bách thảo sương4g

Chủ trị:

Sốt rét kéo dài thể chướng hàn: Sạ lạnh run rẩy, đau đầu, khi lạnh đắp chăn mấy cũng khỗng hết lạnh, tình trạng nặng dẫn đến hôn mê, cấm khẩu, mạch vi tri.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sẳc lấy 200ml nước thuốc uống trong ngày.

Chú ý gia giảm:

-Có sốt gây nóng rét gia thêm

Rễ thường sơn (hoặc lá), (sao rượu), Rễ bảch bệnh Dây cóc Binh lang Thảo quả Bản hạ chế Hợp cùng thang trên sắc uống.

-Sốt rét lâu ngày cơ thể suy nhược quá phải dùng thêm thuốc bổ dưỡng để trợ sức.

Kiêng ky:

Kiêng ăn các thức ân sống lạnh, cua cá biển, thịt gà, thịt vịt, ba ba, các toại ốc, giá sống, dưa leo, đậu xanh…

33. HOÀN TRƯỜNG SƠN I

Vỏ cày sầu đâu2000g

Hậu phác (cạo bồ vỏ thô, sao gừng)1000g

Vỏ quýt800g

Rễ hoặc lá thường sơn (tẩm rượu sao)1000g

Dây cóc10.000g

Địa long (sao gừng thơm) "l000g

Binh lang200g

Bản hạ chế300g

Gừng tươi300g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Hai vị thường sơn và dây cóc nấu cao lỏng (1/1),

Các vị khác sao chế, sấy khô giòn tán bột mịn, trộn với cao lỏng hai vị trên luyện làm hoàn bằng hạt ngô.

Ngày uống 30 viên chia iàm 3 lần, uống vối nước cơm hoặc nước sắc toa căn bản làm thang.

Trường hợp đang sốt có thể uống tới 50 viên ngày.

34. .HOÀN TRƯỜNG SƠN II

Vỏ sầu đâu1000g

Địa long (sao thơm)200g

Hậu phác500g

Trần bì200g

Gừng tươi200g

Dây cóc10.000g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Dây cóc nấu cao lỏng tỷ lệ 1/1.

Các vị khác sấy khố tán bột mịn, trộn với cao lỏng dây cóc luyện làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 20 – 30 viên, uống với nước cơm hoặc nước sắc toa căn bản.

35.HOÀN TRƯỜNG SƠN III

Rễ cây keo2000g

Lá mãng cẩu ta (sao gừng)1000g

Bán hạ chế100g

Lá thường sơn (bỏ gân)200g

Thảo quả100g

Địa long200g

Dây cóc2000g

Vỏ quýt tươi100g

Gừng già tươi50g

Chủ trị:

Sốt rét cơn

Cách dùng – liều lượng:

Rễ keo, dây cóc nấu cao lỏng (1/1)

Các vị khác sao giòn tán bột mịn trộn với cao lỏng rễ keo, dây cóc luyện iàm hoàn bằng hạt ngó.

Ngày uống 20 – 30 viên uống với nước chín nguội trước khi lên cơn.

36. VIÊN THƯƠNG SƠN BINH LANG

Lá thường sơn (bỏ gân, tẩm giấm sao vàng)449g

Hoàng nàn (chế)110g

Sài hổ78g

Binh lang173g

Thảo quả nhãn150g

Bột hoạt thạch78g

Bột hố100g

Chủ trị:

Sốt rét ngày 1 cơn hay 2 ngày 1 cơn, nóng nhiều hơn rét,

Cách dùng – liều lượng:

Bột hoạt thạch để riêng, các vị khác sao chế, sấy khô giòn tán bột mịn, trộn đều luyện bột hồ làm viên 0,25g. Áo viên bằng bột hoạt thạch.

Trẻ em; 5-10 tuổi mỗi lẩn uống 1/2 viên, ngày 3 lần.

Trên 10 tuổi mỗi lần uống 1 víèn, ngày 3 lần.

Người lớn: uống 1 viên, ngày uống 4 lấn.

Uống với nưỏc chín, uống trước khí lên cơn (cách nhau 3 giờ líống 1 lẩn) trong khi lên cơn không uống.

Kiêng ky:

-Kiêng ăn các chất sống, lạnh.

-Phụ nữ có thai không dùng.

-Trường hợp sốt rét: Rét nhiều nóng ít thiên về hàn không nèn dùng.

37. VIÊN CAO LƯỠNG THƯỞNG SƠN

Cao lương khương50g

Thường sơn lá(bỏ gân sao giấm) 50g

Dãy thần thông (tẩm rượu sao vàng) 50g

Thảo quả (sao cháy vồ) 30g

Vỏ vối (tẩm gừng sao) 50g

Hùng hoàng 10g

Lã mãng cầu (na) khô 30g

Gừng tươi thái lát mỏng phơi khô 20g

Chủ trị:

Sốt rét mỗi ngày 1 cơn hoặc 2 ngày 1 cơn, rét nhiều nóng ít.

Cách dùng – liều lượng:

Hùng hoàng tán bột mịn để riêng, các vị còn lại sao chế, sấy giòn tán bột mịn, trộn đều luyện hổ làm viên bằng hạt đậu đen, lấy bột Hùng hoàng làm áo.

Trẻ em: 5-10 tuổi mỗi iần uống 10 – 15 viên.

Trên 10 tuổi mỗi lần uống 20- 25 viên.

Người lớn mỗi lần uống 30 – 40 viên,

Ngày uống 1 lẩn, uống với nước nóng trước khi lẽn cơn 2 giờ.

Kiêng ky.:

-Kiêng ăn các chất tanh, mỡ, thịt lợn, lòng iợn.

-Trường hợp sốt rét nóng nhiều rét ít thiên về nhiệt không nên dùng.

38..THƯỜNG SƠN THẢO QUẢ HOÀN

Thường sơn lá (bỏ gân tẩm rượu sao vàng) 200g

Thảo quả{sao cháy bỏ hết vỏ)400g

Hoàng nàn chế88g

Khô phàn20g

Hổ tiêu20g

Bột hồ100g

Chủ trị:

Sốt rét, rét nhiều nóng ít, ăn uống kém.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị sao chế, sấy giòn tán bột mịn trộn đều, luyện bột hổ tám hoàn cỡ 0,25g (trong 1g thuốc có 0,10 hoàng nàn). Trẻ em: 5-10 tuổi mỗi lần uống 1 viên ngày uống 2 đến 3 lần, người lớn mỗi lần uổng 1 viẽn ngày uống 4 lần. Uống với nước chín trước khi lên cơn, khoảng 2 – 3 giờ uống 1 lần.

Trong khi lên cơn không uống.

Kiêng ky.:

-Kiêng ăn các chất tanh, mỡ

-Phụ nữ có thai không dùng

– Chứng sót rét nóng nhiều rét ít không nên dùng.

39.BỘT THƯỜNG QUẾ

Lá thường sơn (bỏ gân, tẩm rượu sao vàng) 80g

Quế chi24g

Binh lang20g

Thảo quả (sao cháy vỏ) 30g

Chủ trị:

Sốt rét, rét nhiều nóng ít, sốt rét cách nhật, đau mình.

Cách dùng – liềuLượng:

Các vị sao chế, sấy khô tán bột mịn, trộn đểu.

Trẻ em: 3 – 7 tuổi mỗi lần uống 2g

8 -10 tuổi mỗi lần uống 4g

Trên 10 tuổi mỗi lần uống 6g

Người lân mỗi lần uống 8 – 12g

Ngày uống 2 lần, uống với nước nóng trước khi lên cơn 2 giờ.

Kiêng kỵ:

-Kiêng ăn các chất tanh, mỡ, sống, lạnh.

-Phụ nữ có thai không dùng,

-Chứng sốt rét nóng nhiều rét ít không dùng,

40.THƯƠNG BỐ THỦ Ô HOÀN

Lá thường sơn (bỏ gân, tẩm rượu sao vàng)160g

Bố chánh sâm (tẩm gừng, sao)160g

Hà thủ ô đỏ (thải mỏng, phơi khô) 300g

Binh lang120g

Thảo quả (sao cháy vỏ) 120g

Can khương60g

Chủ trị:

Sốt rét lâu ngày không khỏi, rét nhiều nóng ít, hoãc ch! rét không sốt, mỏi mệt, không khát nước.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị sao chế, sấy giòn, tán bột mịn, trộn đếu luyện hố làm hoàn bằng hạt đậu xanh.

Trẻ em; 5 – 10 tuổi mỗi lần uống 15 – 20 viên

Trên 10 tuổi mỗi lần uống 25 – 30 viên

Người lớn mỗi lần uống 40 – 50 viên

Ngày uống 1 lấn, uống với nước nóng trưốc khi lên cơn 2 giờ.

41.VIÊN HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô đỏ (chế)2000g

Lá tầm gửi cây khế ngọt (khô) 1000g

Xi rô đường đủ dùng

Chủ trị:

Sốt rét lâu ngày (mạn tính) cơ thể suy nhược ngưỏi gầy yếu, ăn ngủ kém.

Cách dùng – liều lượng:

Lá tấm gửi (không có lầm gửi cây khê' ngọt, dùng tẩm gửi các cấy khác cũng được) tắm rượu sao giòn. Hà thủ ô chế sấy khô. cả hai vị tán bột mịn, thêm xi rô đường luyện làm viên bằng hạt đậu đen.

Trẻ em: 5-10 tuổi uống mỗi lần 10 – 20 viên

10-16 tuổi uống mỗi lần 25 – 30 viên

Người lớn uống mỗi iấn 30 – 40 viên Ngáy uống 2 – 3 lần. uống với nước nóng.

Kiêng Kỵ:

Kiêng ăn tiết canh và các thức ăn sống lạnh.

42.BỘT NGỌC NÚI

Diêm tiêu1000g

Lưu hoàng400g

Phèn chua200g

Chủ trị:

Sốt rét, cảm sốt, trúng phong, trúng hàn, kinh giản, suyễn ho, nôn mửa, đau bụng.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị tán nhỏ để riêng từng vị

Dùng chảo gang đánh rửa thật sạch, rải vào chảo một lớp bột lưu hoàng, rỏi rải bột diêm tiêu và phèn chua lên trên. Đun lửa nấu, lửa sẽ bốc cháy trong chảo ngọn lửa lúc đầu màu xanh sau dần dần ra màu trắng. Thuốc trong chảo chẩy ra nước hết ià được, nếu thuốc chưa tan hết rắc thêm bột lưu hoàng cho cháy thêm để tan hết. Đổ ra khay nhôm hay mâm nhôm để nguội đem tán bột mịn.

Trẻ em:

Dưới 5 tuổi mỗi ngày uống 1/4 – 1/2g chia uống 2 lần.

5-10 tuổi ngày uống 1/2 – 2/3g chia 2 lẩn.

10-16 tuổi mỗi ngày uống 1g chia 2 lần.

Người lớn mỗi ngày uống 1,5g chia 2 lần

Chú ý: Ngọc núi là phương thuốc cổ truyền lâu đời, cõng thức tuỳ theo từng chỗ, từng nơi liều lượng và cách bào chế cũng có khác nhau. Ngọc núi chữa được nhiều bệnh như nói trên.

Kiêng kỵ: Kiêng ăn các thứ tiết.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời