Kiến thức y khoa

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

1.Triệu chứng cơ năng

-Triệu chứng cơ năng đóng một vai trò rất quan trọng, trong các bệnh về tiêu hóa, đôi khi người ta chỉ dựa vào triệu chứng cơ năng mà gợi ý chẩn đoán một số bệnh điển hình.

-Bộ máy tiêu hóa bắt đầu từ miệng tới hậu môn bao gồm: ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Miệng và hậu môn có thể khám trực tiếp, phần còn lạinằm trongổbụng, muốn thăm khám thì phải kết hợp với hỏi bệnh, khám lâm sàng vàkết hợp với các xét

nghiệm cận lâm sàng.

*Các triệu chứng cơ năng thường gặp của hệ tiêu hóa bao gồm:

1.1.Đau:

Là triệu chứng thường hay gặp nhất và có tính chất sau:

-Vị trí: xuất hiện thượng vị, hạ sườn trái, hạ sườn phải…

-Hướng lan: lan lên ngực, ra sau lưng, lên vai phải, sau xương ức…

-Diễn biến của cơn đau: kéo dài âm ỉ từng cơn, chu kỳ hoặc định kỳ.

-Kiểu đau: xoắn thắt, quặn, căng tức hoặc dữ dội.

-Tư thế chong đau: có thể chổng mông, kê gối…

-Yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau: bữa ăn có uống ruợu, thuốc kháng viêm…

-Triệu chứng kèm theo: buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, rối loạn phân, sốt, chán ăn, vàng da…

1.2.Nôn

-Là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài bằng đường miệng.

-Chất nôn có thể là: máu, thức ăn …

-Tính chất nôn: có thể nôn vọt, có thể nôn khan, gặp trong các bệnh về đường tiêu hóa như; ngộ độc thức ăn, tăng áp lực nội sọ, thai nghén …

1.3. Ợ: là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi trong dạ dày.

1.4. Rối loạn về nuốt: biểu hiện bệnh lý của họng và thực quản.

-Nuốt đau: trong viêm họng, áp xe thành sau họng.

-Nuốt khó: từ nhão tới lỏng gặp trong hẹp thực quản, u, bỏng thực quản…

1.5. Rối loạn về ngon miệng

Thèm ăn hoặc không muốn ăn, đầy bụng khó tiêu…

1.6. Rối loạn đại tiện: tiêu chảy hoặc táo bón…

2. Khám lâm sàng về hệ tiêu hóa Quá trình khám chia ra làm hai phần: khám tiê u hóa trên – dưới, khám tiêu hóa

giữa.

2.1. Khám tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới

2.1.1. Khám môi

-Bình thường: môi màu hồng ẩm ướt, cân xứng.

-Bệnh lý: tím trong suy tim, tim bẩm sinh có tím, suy hô hấp mạn thiếu oxy máu, nhợt nhạt trong thiếu máu, môi khô trong sốt cao nhiễm trùng.

2.1.2. Khám miệng

-Bình thường: niêm mạc miệng hồng ẩm ướt.

-Bệnh lý: loét trong bạch cầu cấp, nhiễm trùng, thiếu Vitamin E

2.1.3. Khám lưỡi

-Bình thường: hồng ướt gai lưỡi đều rõ.

-Bệnh lý: trắng bẩn đỏ khô gặp trong nhiễm khuẩn, đặc biệt là trong thương hàn, lưỡi mất gai trong thiếu máu mạn.

2.1.4. Lợi răng

-Bình thường: lợi hồng, bóng ướt.

-Bệnh lý: loét lợi gặp trong nhiễm độc; như chì thủy ngân, thiếu VitaminE.

2.1.5. Khám họng (học chuyên khoa khám sau)

2.1.6. Khám thực quản: dựa vào cơ năng và triệu chứng cận lâm sàng là chính .

-Đau kiểu nóng rát ở đáy cổ, sau xương ức, tăng khi nuốt gặp trong viêm loét thực quản.

-Nuốt nghẹn do co thắt, hẹp thực quản.

1.7 Khám hậu môn và trực tràng

-Tư thế bệnh nhân khám hậu môn: bệnh nhân nằm phủ phục, hai chân quỳ hơi giạng, mông cao, đầu thấp, người khám đứng đối diện và quan sát, dùng tay banh hậu môn của bệnh nhân, bảo bệnh nhân rặn nhẹ để giãn cơ vòng hậu môn, quan sát niêm mạc bên trong.

-Bình thường: da hậu môn nhăn, nếp nhăn mền mại, niêm mạc hồng ướt.

-Bệnh lý: hậu môn hăm, loét gặp ở trẻ sau lỵ, vệ sinh kém, dò hậu môn, nứt hậu môn, trĩ ngoại, sa trực tràng, áp xe quanh hậu môn.

* Khám trực tràng

-Tư thế bệnh nhân như khám hậu môn hoặc nằn ngửa, hai chân co giạng rộng hoặc nằm nghiêng, chân trên co, chân dưới duỗi.

-Thầy thuốc dùng ngón tay mang găng đưa nhẹ nhàng, từ từ vào hậu môn sâu khoảng 10 – 12cm.

-Bình thường: lòng trực tràng rỗng, niêm mạc trơn mềm, ở nam giới phía trước có tuyến tiền liệt.

-Bệnh lý: trĩ nội.

-Dựa vào bốn đường sau đây người ta chia vùng bụng thành 9 phân khu.

1. Vùng thuợng vị

2. Vùng hạ sườn phải

3 Vùng hạ sưòn trái

4. Vùng irin

Vùng mạng mỏ

6. Vùng mạng mỏ irái

7. Vùng hạ vị

8.Vùng hri chẠu phải

Vùng hổ châu trái

 

+ Hai đường ngang: đường nối từ hai điểm thấp nhất hai bên bờ sườn và đường thẳng nối hai gai chậu trước trên.

+ Hai đường thẳng dọc qua điểm giữa hai cung đùi.

+ Thượng vị: gồm có thùy trái của gan, mặt trước của dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng tụy, đoạn đầu của động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

+ Hạ sườn phải: thùy gan phải, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận và cực trên thận phải.

+ Hạ sườn trái: lách, dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.

+ Rốn: mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, hai niệu quản, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

+ Mạng mỡ phải: đại tràng lên, ruột non, thận phải.

+ Mạnh mỡ trái: đại tràng xuống, ruột non, thận trái.

+ Hạ vị: mạc nối lớn, ruột non, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, hai vòi trứng dây chằng rộng …

+ Hố chậu phải: manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.

+ Hố chậu trái: ruột non, buồng trứng trái. đại tràng Sigma.

Bệnh nhân nằm ngửa hai chân co, thở đều bằng mũi.

2.2.2.1. Nguyên tắc khám:

-Khám nhẹ nhàng, từ nông đến sâu, từ chỗ lành đến chỗ đau.

-Đặt sát lòng bàn tay vào thành bụng không nên chỉ dùng ngón tay để khám.

-Nơi khám phải đủ ánh sáng, đủ độ ấm, giải thích cho bệnh nhân an tâm.

-Để bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi, hai chân co, miệng há thở đều và sâu để cơ thành bụng mềm, thầy thuốc ngồi bên thuận dễ khám.

2.2.2.2. Cách khám: theo tuần tự sau *Nhìn:

-Bình thường: bụng thon đều, cử động nhịp nhàng theo nhịp thở, phụ nữ sinh nhiều sẽ có vết rạn da.

-Bệnh lý: vàng da, có mảng sắc tố, tuần hoàn bàng hệ, nốt giãn tĩnh mạch hình sao, tử ban, vết mổ cũ…thường gặp trong các bệnh lý về gan mật…

*Sờ:

-Dùng hai bàn tay áp sát thành bụng, day theo một vòng theo chiều ngược kim đồng hồ, bảo bệnh nhân hít sâu và thở đều.

-Sờ các cơ quan trong ổ bụng như gan, lách, các khối u, môtả vị trí, hìnhdạng, kích

thước, mật độ, di động hay không, đau hay không đau.

-Ấn các điểm đau:

+ Điểm đau thượng vị dưới mũi xương ức thường 2cm.

+ Điểm cạnh ức phải cách điểm mũi ức 2cm về phía bên phải, thường gặp đau trong

giun chui ống mật.

+ Điểm túi mật, điểm Murphy.

+ Điểm ruột thừa ( Mac – Burney ) ở 1/3 ngoài của đường nối rốn với gai chậu trước trên phải.

*Gõ : bệnh nhân nằm ngửa, nghiêng phải hoặc nghiêng trái.

+ Một số bệnh lý thường gặp: gõ trong toàn bụng, bụng chướng hơi mất vùng đục trước gan gặp trong thủng trạng rỗng.

*Nghe: ít có giá trị thường nghe âm ruột có tăng hay giảm…

2.3Khám gan: (học kỹ trong bài cách khám gan mật )

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời