Vị thuốc vần B

Thạch tín

 

Tên thường dùng: Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê.

Tên khoa học Arsennicum.

(Mô tả, hình ảnh thạch tín, nguồn gốc, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Thạch tín còn gọi tên là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường ngươi ta dùng chữ thạch tín để chỉ cất As2O3 thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất.

Trên thị trường người ta lại phân biệt ra thành hồng tín thạch hay hồng phê và bạch tín thạch hay bạch phê

Thường bạch phê hiếm hơn hồng phê, nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.

Nguồn gốc

Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là

1. Thân hoa có thành phần chủ yếu là As2O3 có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.

2. Độc sa có thành phần chủ yếu là hợp chất lẫn sắt, asen và sunfua AsFeS.

3. Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua.

Từ 2 khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín. Thăng hoa thạch tín ta sẽ có được phê sương là thạch tín nguyên chất

Thành phần hoá học

Thạch tín thiên nhiên hay than hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3 tan trong nước, trong kiềm, cacbonat kiềm, axit, cồn etylic thường lẫn tạp chất bao gồm sắt, sunfua là cho thạch tín có màu hồng.

Độc sa có chừng 34.3% Fe 46% asen, 19.7% sunfua, thường còn lẫn côban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị cay, chua, tính nóng, rất độc

Tác dụng

Tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát, còn có tác dụng bổ máu, vàng da.

Liều dùng:

Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.

Chữa hen suyễn lâu ngày:

Hồng phê thach 2g, đạm đậu sị 20g, chế thành viên nhỏ như hạt vừng, mỗi lần uống 2-3 viên chữa hen suyễn lâu ngày

Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn dụng uống

Phân biệt thạch tín vô cơ và thạch tín hữu cơ

Thạch tín vô cơ là nguyên tử arsen (As) ở dạng kim loại, tinh khiết, hoặc trong các hợp chất arsen không liên kết với gốc carbon (C) như trong triclorua arsen (AsCl3). Hai loại thạch tín vô cơ chính là arsenite và arsenate, cả hai đều độc hại và là chất gây ung thư.

Thạch tín hữu cơ là hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử arsen, như acid 4-hydroxy-3-nitrobenzenearsonic.

Hai loại thạch tín hữu cơ thường được tìm thấy trong hải sản và được gọi là "thạch tín cá" (fish arsenic) là aresenobetaine và arsenocholine. Thạch tín arsenocholine độc hơn arsenobetaine, nhưng nói chung đều là tương đối an toàn cho con người. Hai thạch tín hữu cơ khác là monomethylarsonic acid (MMA) and dimethylarsinic acid (DMA) thường được tìm thấy trong trái cây, rau và ngũ cốc.

Theo Hiệp hội Ung thư (American Cancer Society, ACS), Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (Environmental Protection Agency, EPA) và Trung tâm kiểm soát bệnh (Control Disease Center, CDC) Hoa Kỳ, thì các thạch tín hữu cơ không được phân loại là chất gây ung thư sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.

Theo Cơ quan Kiểm soát Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các hợp chất thạch tín hữu cơ có thể gây độc cho cơ thể chỉ sau khi nó chuyển thành dạng thạch tín vô cơ. Do đó nói chung tất cả các hợp chất asen là đều có xu hướng gây độc với mức độ khác nhau.

Nguồn thạch tín gây ô nhiễm

Thạch tín là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất và được phân bố rộng khắp môi trường không khí, nước và đất. Con người phơi nhiễm thạch tín vô cơ qua nước uống, thức ăn bị ô nhiễm, hít thở khói bụi, xăng xe, hóa chất, hút thuốc lá…..Phơi nhiễm thạch tín mãn tính gây nhiều tổn thương và ung thư da rất đặc trưng.

Những độc tính của thạch tín

Nhiễm độc thạch tín cấp gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Sau đó tê và ngứa da và các chi, chuột rút cơ bắp và chết trong trường hợp nặng.

Tiếp xúc thạch tín lâu dài gây tổn thương da như thay đổi sắc tố, sừng hóa lòng bàn tay, bàn chân …lâu dài gây ung thư da. Ngoài ung thư da, thạch tín còn có thể gây ra ung thư bàng quang và phổi. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã phân loại các hợp chất thạch tín, đặc biệt nhiễm thạch tín trong nước uống là gây ung thư cho con người.

Phơi nhiễm thạch tín lâu dài còn gây các bệnh lý thần kinh, đái tháo đường, và bệnh tim mạch. nhồi máu cơ tim, bệnh lý thai phụ và sơ sinh.

Thạch tín là vị thuốc có tính độc cao nên ít được sử dụng rộng rãi, chỉ được sử dụng khi có sự kê đơn của thầy thuốc.

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Do đó khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc. Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có bán nhiều vị thuốc đông dược khác nhau. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ (miễn cước gọi) để được tư vấn và báo giá!

Hiện tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không bán thạch tín!

Tag: vi thuoc thach tin, vị thuốc thạch tín, công dụng của thạch tín, tác dụng của thạch tín

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời