Kiến thức y khoa

SUY THẬN MÃN

SUY THẬN MÃN – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

-Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận, làm giảm dần mức lọc cầu thận

-Thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội mô và sẽ dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hoá, lâm sàng các cơ quan trong cơ thể.

-Bệnh viêm cầu thận mạn: chiếm tỉ lệ khoảng 40%. Do viêm cầu thận cấp dẫn đến. Viêm cầu thận ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ rải rác, đái đường, Scholein- Henoch, hội chứng thận hư.

-Bệnh viêm thận bể thận mạn: chiếm tỉ lệ 30%.

-Bệnh viêm thận kẽ

-Bệnh mạch thận

-Bệnh thận bẩm sinh di truyền hay không di truyền.

-Phù: phù đặc trưng của phù thận

-Thiếu máu: thường thiếu máu nhược sắc hay bình sắc. Thường gặp, nặng nhẹ tuỳ từng giai đoạn. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng tăng. Là một dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán các trường hợp Urê tăng do nguyên nhân ngoài thận. Thiếu máu thường khó hồi phục.

-Tăng huyết áp: Khoảng 80% có tăng huyết áp, có những đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng.

-Suy tim: khi xuất hiện là giai đoạn muộn vì giữ nước, giữ muối, tăng huyết áp lâu ngày.

-Viêm ngoại tâm mạc: tiếng cọ màng tim là biểu hiện cuối cùng của suy thận mạn. Nếu không lọc máu hay điều trị tích cực bênh nhân sẽ tử vong nhanh.

-Nôn, ỉa chảy: ở giai đoạn đầu thường là chán ăn, sau đó có nôn, ỉa chảy hay xuất huyết tiêu hoá.

-Xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da…

-Ngứa: do lắng đọng Calcium trong máu.

-Chuột rút

-Viêm thần kinh ngoại vi: có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò.

-Hôn mê: do Urê máu tăng cao là giai đoạn cuối cùng của suy thận mạn.

2.2.Triệu chứng cận lâm sàng

-Mức lọc cầu thận giảm: mức lọc cầu thận càng giảm thì suy thận càng tăng.

-Urê máu, creatinine máu tăng cao.

-Natri máu thường giảm.

-Kali bình thường hay giảm, khi có kali máu tăng là có biểu hiện đợt cấp có kèm thiểu niệu hay vô niệu.

-pH máu giảm

-Calci máu giảm, phospho máu tăng.

-Protêin niệu: bao giờ cũng có nhưng không cao.

-Trụ niệu: trụ niệu có trụ niệu hay trụ trong và to là dấu hiệu của suy thận mạn

-Urê niệu: càng suy thận nặng thì Urê niệu càng thấp.

-Thể tích nước tiểu: có giai đoạn tiểu nhiều 2 – 3 l/ngày, tiểu nhiều về đêm là dấu hiệu của suy thận mạn, vô niệu là đợt cấp hay là suy thận mạn giai đoạn cuối cùng.

3. Tiên triển

3.1. Yếu tố nặng bệnh: các yếu tố gây nặng bệnh là:

-Các cơn cao huyết áp hay có cao huyết áp ác tính

-Nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp hay viêm thận bể thận

-Dùng thuốc độc cho thận.

-Có kèm theo rối loại nước và điện giải ví dụ: như dùng lợi tiểu hay bị ỉa chảy mất nước.

3.2.Giai đoạn suy thận

Bệnh có tiến triển từ 5 – 10 năm tuỳ theo từng trường hợp, có thể chia suy thận mạn ra làm 4 giai đoạn, giai đoạn này tiếp nối giai đoạn kia một cách liên tục. Có thể tham khảo thêm bảng sau đây:

Các giai đoạn

M.L.C.T (ml/p )

Creatinine

Máu

(mg%)

Urê

Máu

(mg%)

Hb

Lâm Sàng

Bình thường

120 ml/p (70-160)

0,8 – 1,2

27

14 – 16g/100ml

Bình thường

Suy thận nhẹ

60- 40

1 – 1,5

27 – 50

9 – 10g/100ml

Ít triệu chứng

Suy thận vừa

39 – 20

1,6 – 3

51 – 100

7 – 8g/100ml

Mệt mỏi Thiếu máu nhẹ

Suy thận nặng

19 – 5

3,1 – 10

101 – 250

5 – 6g/100ml

Thiếu Máu Chán ăn, buồn nôn huyết áp tăng.

Suy thận giai đoạn cuối

<5 ml/p

10

250

< 5g /100ml

Khó thở Thiếu máu nặng Cao huyết áp Suy tim Buồn nôn ỉa Chảy Xuất huyết Co giật, hôn mê

Tuỳ theo từng giai đoạn có thể có chế độ điều trị thích hợp:

*Điều trị bảo tồn

*Lọc máu ngoài thận có chu kỳ, lọc màng bụng, lọc thận nhân tạo.

*Ghép thận.

-Chống các yếu tố gây nặng bệnh: như cao huyết áp, nhiễm khuẩn, điều chỉnh nước và điện giải. (cần dùng các thuốc không độc cho thận)

-Tránh các sai sót thường mắc phải như:

*Dùng lợi tiểu không đúng Lasix gây mất nước.

*Hypothiazide gây giảm mức lọc cầu thận

*Ăn nhạt quá mức gây hạ Na máu.

*Dùng thuốc độc cho thận, giảm mức lọc cầu thận như Gentamycine,, kanamycine….

*Dùng thuốc quá liều so với chức năng thận.

*Dựa vào giai đoạn suy thận để điểu chỉnh các rối loạn về sinh hoá và lâm sàng:

+ Suy thận giai đoạn I, II:

-Ăn đạm ít hơn bình thường

-Điều chỉnh cao huyết áp.

-Ăn nhạt nếu có phù hay cao huyết áp.

+ Suy thận giai đoạn III:

*Chế độ ăn là phương pháp chủ đạo để hạn chế Urê máu cao, cần hạn chế Protein thay bằng đường mỡ.

*Muối ăn nhạt khi có phù hay cao huyết áp, cần chú ý kiểm tra Na máu

*Nước: chỉ uống bằng lượng nước tiểu ra, không được uống tự do.

*Kiềm: khi có toan máu thì dùng NaHCO3 14%

*Thuốc điều trị cao huyết áp

*Bổ sung Erythropoietin

*Thuốc chống thiếu máu như viên sắt, Vitamine B12

+ Suy thận giai đoạn IV:

-Lọc máu ngoài cơ thể là chỉ định bắt buộc.

-Có điều kiện thì ghép thận.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời