NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Ngộ độc thức ăn là chứng cấp cứu nội khoa hay găp nhất, Đông y gọi là Thương thực hay trúng thực.
Nguyên nhân do ăn uống không điều độ, ăn phải thức ăn ôi thiu bị nhiễm khuẩn, thức ăn có chất độc, sau khi ăn bị nhiễm lạnh đột ngột.
Ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn ít giờ, có các triệu chứng như:
Đầy bụng, ậm ạch khó chịu, ợ hơi chua, tức ngực, mệt mỏi, choáng váng ngây ngất, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, chóng măt toát mồ hôi, ỉa lỏng phân vàng đi toé loe, mùi hôi thối khẳn, rêu lưỡi vàng dày, mạch trầm huyền.
Khi bị ngộ độc thức ăn dùng một trong các bài thuốc sau:
Hương phụ (tứ chế)400g
Trần bì (sao vàng)250g
Hậu phác (tẩm gừng sao) 250g
Củ sả (sao vàng)250g
Lá Hoắc hương16g
Can khương4g
Tất cả các vị sao, sấy khô tán bột mịn. Trẻ em 1 – 5 tuổi mỏi lần uống 4g
Rau Khoai lang tươi 80 – 100g Rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống.
Ngày uống 2 – 3 lần.
Đậu xanh xay cả vỏ 100 – 200g
Mía tươi ép lấy nước lượng đủ dùng
Đậu xanh nấu cháo ăn, kết hợp uống nước Mía ép.
20 – 30 phút ăn cháo và uống nước Mía 1 lần.
6-10 tuổi mỗi lần uống 6g.
11-15 tuổi mỗi lần uống 8g Người lớn mỗi lần uống 12g Hãm vào nước sôi, gạn lấy nước trong uống. Ngày uống 2-3 lần.
Kiêng kỵ:
Không ăn các chất khó tiêu, nên nhịn ăn hoặc ăn cháo loãng.
Hoắc hương |
8g |
Hậu phác (sao gừng) |
8g |
Vỏ Rụt (ngâm nước gạo) |
8g |
Binh lang |
8g |
Trần bì |
6g |
Thảo quà (bỏ vỏ) |
4g |
Các vị cho vào 600m1 nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần.
Ngày uống 1 thang.
Kiêng kỵ:
Kiêng các chất tanh, mỡ, càc chất khó tiêu. Nên ăn cháo loãng.