Kiến thức y khoa

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM

Để có cơ sở giải thích đặc điểm bệnh lí trẻ em và săn sóc trẻ em, cần biết một số đặc điểm cơ bản khác với ngưòi lớn của các bộ phận cơ thể trẻ em.

DA TRẺ EM

Da trẻ mềm, mỏng, nhiều mao mạch nên dễ sây sát, dễ nhiễm khuẩn. Khi mới đẻ, trên da có một lớp gây màu trắng xám, có tác dụng bảo vệ da, đỡ mất nhiệt, có tác dụng miễn dịch và dinh dưỡng da.

Diện tích da so với trọng lượng cơ thể lớn hơn ngưòi lớn, lớp mỡ dưới da mởng, tưyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa hoạt động, điều hòa nhiệt kém, trẻ dễ bị lạnh quá và nóng quá, mất nước qua da lớn.

Lớp mỡ dưới da hình thành từ tháng thứ 7-8 thời kì bào thai nên ở trẻ đẻ non lớp mỡ này mởng. Trong 6 tháng đầu, lớp mỡ phát triển nhanh, bề dầy lớp mỡ dưới da lúc 3 tháng là 7 – 9 mm, 1 tuổi là 10 – 12 mm, 7-10 tuổi là 7mm, 11-15 tuổi là 8mm.

Trong thành phần mỡ dưới da có nhiều acid palmatic và stearic, ít acid oleic (acid béo không no), khi bị lạnh, trẻ nhỏ dễ bị cứng bì.

Lông tơ nhiều ở vai, lưng; trẻ đẻ non và trẻ dinh dưỡng kém có càng nhiều lông tơ. Tóc mềm, chưa có lõi.

Trên da trẻ còn có chất tiền vitamin D, nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chất này chuyển thành vitamin D, phòng được bệnh còi xương, nên cho tré tắm nắng sớm.

CƠ TRẺ EM

Cơ trẻ em phát triển yếu, chiếm 23% trọng lưọng lúc mới đẻ và chiếm 42% trọng lượng cơ thể lúc trường thành.

Cơ lục yếu, phát triển không đồng đều. Các cơ lớn như đùi, vai, cánh tay trước phát triển truớc, các cơ nhỏ nhu cơ lòng bàn tay, ngón tay phát triển chậm, nên trẻ dưới 6 tuổi không làm đuợc những động tác tỉ mỉ chính xác.

Trên 15 tuổi, cơ phát triển mạnh. Sợi cơ mảnh, thành phần nhiều nước, khi mất nước, trẻ sút cân nhanh.

Trong những tháng đầu có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lí, nhất là các cơ gấp nên hai tay thường co lại. Lúc 2-3 tháng mới hết tăng trương lực cơ chi trên, lúc 3 – 4 tháng hết tăng trương lực cơ chi dưới, lúc đó vận động tay chân mới dễ dầng.

XƯƠNG TRẺ EM

Đặc điểm chung: Xương chưa phát triển đầy đủ, hầu hết còn là sụn. Quá trình tạo thành xưong, cốt hóa phát triển dần theo tuổi, đến 20 – 25 tuổi mới kết thúc. Dựa vào điểm cốt hóa có thể đánh giá được sự phát triển; ví dụ ở cổ tay: lúc 3 – 6 tháng có hai điểm cốt hóa của xương cả và xương móc, lúc 3 tuổi có điểm cốt, hóa của xương thấp, lúc 4 – 6 tuổi của xương bán nguyệt và xương thang, lúc 7 tuổi của xương thuyền, lúc 10 -13 tuổi của xương đậu.

Thành-phần xương trẻ nhỏ có ít muối khoáng, xương mềm, dễ bị gãy.

Xương sọ

Hộp sọ trẻ em tương đối to so với kích thước cơ thể, phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên.

Lúc đẻ, ở hộp sọ có hai thóp: thóp trước rộng mỗi chiều 2 – 3 cm, kín vào lúc 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng. Thóp sau nhỏ, kín vào lúc 3 tháng. Các xoang trán, xoang sàng trên 3 tuổi mới phát triển nên trẻ dưới 3 tuổi chưa bị viêm xoang.

Xương cột sống

Xương cột sống chưa cố định, lúc sơ sinh khá thẳng. Khi biết ngẩng đầu (1-2 tháng) trục cột sống cong về phía trước, khi biết ngồi (6 tháng) trục cột sống cong về phía sau, lúc biết đi (1 năm) trục cột sống vùng lung cong vê phía trước. Đến 7 tuổi có hai đoạn uốn cong cố định ở cổ và ngực, lúc dậy thì thêm một đoạn cong ở vùng thắt lưng.

Do cột sống lúc đầu chưa cố định, nếu cho trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế, trẻ dễ bị gù và vẹo cột sống.

Xương lồng ngực

Ỏ trẻ nhỏ, khung lồng ngực có hình trụ tương đối, đường kính trước – sau bằng đường kính ngang. Càng lớn, lồng ngực càng dẹt dần, đường kính ngang chuyển dần thành lớn hơn đường kính trước – sau, xương sườn chếch dốc nghiêng.

Do cấu trúc như vậy nên lồng ngực trẻ nhỏ di động kém, phải sử dụng cơ hoành nhiều để thở, dễ khó thở khi bị tổn thương.

Xương chi

Lúc mới đẻ xương chi hơi cong, từ khi 1 – 2 tháng và sau đó xưong chi thẳng dần. Xuơng chi niềm, dễ bị gẫy, cong.

Xương chậu

Giữa trẻ trai và gái lúc 6 – 7 tuổi chưa có sự khác biệt về khung chậu. Sau đó khung chậu trẻ gái phát triển hơn, tiếp tục phát triển đến lúc 20 – 21 tuổi. Do đó, nếu phụ nữ đẻ sóm trước 22 tuổi sẽ có thể bị đẻ khó.

RĂNG TRẺ EM

Trẻ mới đẻ chưa có răng. Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6. Đến 1 năm có 8 răng, đến 2 tuổi cố 20 răng sữa và kết thúc thời kì mọc răng sữa. Có thể tính số răng cho trẻ dưới 2 tuổi:

Số răng = số tháng tuổi – 4

Dựa vào số răng cũng đánh giá được sự phát triển của trẻ nhỏ. Từ 5-7 tuổi mọc răng hàm. Từ 6 – 7 tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, tổng số là 32 răng.

HÔ HẤP Ở TRẺ EM

Nhìn chung, bộ phận hô hấp của trẻ chưa trưởng thành, do đó ở trong hoàn cảnh bình thưòng, bộ phận hô hấp trẻ em đã hoạt động gắng sức.

Mũi: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu nhỏ và ngắn nên không khí thở vào không được suởi ấm và lọc sạch đầy đủ. Niêm mạc mũi nhiều mạch máu, khi bị kích thích và viêm nhiễm xuất tiết thì dễ bị tắc mũi.

Họng hầu: Ở trẻ dưới 1 tuổi, vòng bạch huyết thanh quản ít phát triển, hai hạch nhân còn bé, cuối năm đầu mới nhìn thấy rỗ nên trẻ nhỏ ít bị viêm hạch nhân (amidan). Nguợc lại, vòng bạch huyết quanh hầu mũi lại phát triến mạnh, dễ bị viêm VA, đến lúc lớn tuổi vòng bạch huyết này nhỏ dần.

Thanh quản: Dưới 6-7 tuổi, khe thanh âm ngắn, thanh đói ngắn nên giọng trè cao. Từ 12 tuổi, thanh đối trẻ trai dài hon trẻ gái,nên giọng trè trai trầm hon.

Khỉ quản ■'

Dưới 4-5 tháng có hình phễu. Khí quản sơ sinh dài 4 cm, chỗ phân đôi tương ứng đốt sống lung III, sụn mềm; ở trẻ 2 – 6 tuổi, chỗ phân đôi ngang đốt sống lung IV; ở trẻ 12 tuổi, ngang đốt sống lưng VI.

Phế quản

Nhánh phế quản bên phải tiếp tục thẳng theo hưống đi của khí quản, còn phế quản bên trái rẽ ngang, mặt khác, phế quản phải rộng hon, nên dị vật thưòng roi vào phế quản phải. Tổ chức đàn hồi phế quản phát triển, khi viêm nhiễm dễ bị khó thở, dễ giãn phế quản.

Phổi: Phổi trẻ sơ sinh phát triển kém, nặng 50 – 60g, lúc 6 tháng nặng gấp hai lần, 1 tuổi nặng gấp 3 và đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần lúc mới đẻ.

Khối lưọng cũng tăng nhanh, sơ sinh khoảng 60 – 65 ml, lúc 12 tuổi tăng gấp 10 lần.

Tổ chức liên kết giữa các túi phổi nhiều mao mạch, khi bị viêm nhiễm phổi do bị xung huyết và khó thở.

Tổ chức phổi ít mô đàn hồi, dễ bị xẹp, khí thũng khi bị viêm phổi, ho gà.

: Trong thời kì bào thai, trẻ chưa thở. Ngay sau khi đẻ trẻ bắt đầu thở bằng phổi, trẻ càng nhỏ, nhịp thở càng nhanh.

Kiểu thở thay đổi theo tuổi và giới:

Trẻ sơ sinh và bú mẹ: thở bụng là chính (chủ yếu nhờ cơ hoành)

Trẻ 2 tuổi và trẻ nhỏ: thở hỗn hợp ngực – bụng

Trẻ 10 tuổi: trẻ trai chủ yếu thở bụng, trẻ gái thở ngực là chính.

Bảng 1.1. NHỊP THỞ THEO TƯỔI Ỏ TRẺ EM

Độ tuổi

Nhịpthở (lần/phút)

Sơ sinh

40-60

Dưới 6 tháng

35-40

7-12 tháng

30-35

2-3 tuổi

25-30

6 tuổi

20-25

7-15 tuổi

18-20

Quá trình trao đổi khí ở phổi:

Sự trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn, lúc 3 tuổi gấp hai lần, lúc 10 tuổi gấp 1,5 lần so với người lớn.

Cân bằng ôxy ở phổi chưa bền vững, khi có biến đổi trẻ dễ bị nổi loạn hô hấp.

Điều hòa hô hấp

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong vài tháng đầu, trung tâm điều hòa hô hấp chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở.

TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM

Vòng tuần hoàn thai nhi và sau đẻ

Vòng tuần hoàn thai nhi được hình thành từ cuối tháng thứ hai của thời kì bào thai. Trong bào thai, phổi chưa hoạt động, sự trao đổi khí được thực hiện ở rau trong tử cung. Đặc điểm vòng tuần hoàn thai nhi là không phân chia được đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, máu nuôi dưỡng thai là máu pha trộn giữa máu động mạch và tĩnh mạch.

Ngay sau khi đẻ, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, sau khi cắt rốn, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, tiểu tuần hoàn tách biệt khỏi đại tuần hoàn, lỗ Botal ở tim khép kín lại, máu động mạch khác biệt hẳn với máu tĩnh mạch.

Tim: Vị trí tim khác với người lớn. Lúc đầu tim nằm ngang do cơ hoành ở cao. Đến 1 tuổi, khi trẻ biết đi, tim ở tư thế chéo nghiêng; đến lúc 4 tuổi, do phổi phát triển mà lồng ngực và tim ở tư thế đứng giống người lớn.

Điện tim tương đối to hon so với người lớn, trên X quang tim thẳng, tỉ lệ tim – ngực ở trẻ sơ sinh trên 0,6, ở trẻ 1 tuổi là 0,55.

Ca tim yếu, chưa phát triển, khi có gánh nặng và tổn thương trẻ dễ bị suy tim.

Mạch: Mạch ở trẻ em nhanh, trẻ càng nhỏ mạch càng nhanh, dễ thay đổi khi sợ sệt, sốt, gắng sức, do đó nên lấy mạch lúc trẻ ngủ hoặc nằm yên tĩnh.

Huyết áp động mạch

Huyết áp động mạch ở trẻ càng nhỏ thì càng thấp.

Huyết áp trẻ sơ sinh: tối đa 75 mm Hg, tối thiểu 45mm Hg.

Huyết áp trẻ 3 -12 tháng: tối đa 75 – 80mm Hg, tối thiểu 50mm Hg. Huyết áp trẻ trên 1 tuổi có thể ước tính theo công thức.

trẻ trên 1 tuổi có thể ước tính theo công thức.

Huyết áp tối đa = 80 + 2n (n: số tuổi)

Bảng: Mạch theo tuổi ở trẻ em

Độ tuổi

Mạch(lần/phút)

Sơ sinh

140- 160

1 tuổi

120- 125

5 tuổi

100

7 tuổi

90

15 tuổi

80

Khối lượng tuần hoàn

Tuổi càng nhỏ khối lượng tuần hoàn/kg cơ thể càng lớn.

Bàng /3.Khối lượng tuần hoàn theo tuổi ở trẻ em

Độ tuổi

Khối lượng tuần hoàn (ml/kg cơ thể)

Sơ sinh

110- 150

Dưới 1 tuổi

75- 100

Trên 7 tuổi

50-90

TIÊU HÓA Ở TRẺ EM

Miệng:Khoang miệng của trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ còn nhỏ do hàm trên chưa phát triển và lưỡi rộng dày.

Niêm mạc miệng mỏng, dễ tổn thương.

Tưyến nước bọt sơ sinh chưa phát triển, trên 3-4 tháng tuổi tưyến nuớc bọt mới phát triển hoàn toàn, số lượng nước bọt tăng dần. Trong nước bọt có các enzym tiêu hóa nhu amylaza, ptyalin, mantaza. Ở trẻ dưới 4 tháng, amylaza ít nên chưa tiêu hóa được chất sinh bột.

Thực quản

Bảng 1.4. CHIỀU DÀI THỰC QUẢN THEO TƯỔI

Độ tuổi

Chièu dài (cm)

So sinh

10-11

1 tuổi

12

5 tuổi

16

10 tuổi

18

Người lớn

25-32

Bàng 1.5. ĐƯỜNG KÍNH LÒNG THỰC QUẢN THEO TƯỔI Ở TRẺ EM

Độ tuổi

Đường kính (cm)

Dưới 2 tháng

0.8-0.9

2-6 tháng

0.9-1.2

9- 18tháng

1,2- 1,5

2- 6 tuổi

1,3-1,7

Khoảng cách từ răng đến tâm vị dạ dày (X) có thể dự tính:

X = 1/5 chiều cao + 6,3 cm

Vách thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển, nhiều mao mạch, ít tổ chức tuyến.

Dạ dày

-Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, tương đối cao, khi trẻ biết đi thì chuyển thành đứng dọc

-Dung tích dạ dày tăng nhanh, ở trẻ sơ sinh là 35ml, 3 tháng là 100ml, 1 tuổi là 250ml.

-Lớp cơ dạ dày còn yếu, nhất là cơ tâm vị, trong khi đó, cơ thắt môn vị khép chật lại, do đó trè dễ bị nôn trớ.

-Độ toan dạ dày kém, ở tuổi bú mẹ độ pH là 3,8-5,8 sau đó độ toan tăng dần giống người lớn, pH là 1,5 – 2,0.

-Hoạt các enzym ở dạ dày như pepsin, labferment, lipaza kém.

-Ở dạ dày 25% sữa mẹ được hấp thu, trong khi đó chỉ hấp thu được một số chất đường từ các thức ăn và sữa khác.

-Ruột trẻ em tương đối dài, chiều dài ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể lúc trẻ 3 tháng, còn ở người lớn gấp 4 lần chiều dài cơ thể.

-Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột. Vị trí ruột thừa chưa cố định nên khó chẩn đoán viêm ruột thừa.

-Trực tràng dài, niêm mạc lỏng lẻo, dễ bị sa trực tràng.

-Hoạt tính các enzym ruột hoạt động yếu. Vào ngày thứ 3, vi khuẩn chí ở ruột khá cao, trẻ bú mẹ có nhiều Bifidus, trẻ nuôi nhân tạo hoàn toàn thì có nhiều E.cơli.

Gan: Gan trẻ em tương đối lớn, chiếm 4,4% trọng lượng trẻ sơ sinh, chiếm 2,4% trọng lượng cơ thể ngưòi lớn; gan lại dễ di động, do đó ở trẻ dưới 2 tuổi có thể sờ thấy gan ở dưới bờ sườn khoảng 1 cm.

Chức năng gan ở sơ sinhvà trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh, do rối loạn chức năng khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

TIẾT NIỆU TRẺ EM

Thận: Ở trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ, thận có thùy nên nhìn bề ngoài thấy có nhiều múi, thận dễ di động. Lúc sơ sinh, thận nặng 12g, khi 15 tuổi nặng 120g.

Thận trái lớn và nằm cao hơn thận phải.

Lúc thai nhi 25 tuần, có khoảng 25 triệu ống sinh niệu (nephron), sau này không tăng thêm, thận lốn lên là do tăng sỉnh và phì đại các tế. bào của ống sinh niệu.

Phần vỏ thận đuợc tuần hoàn cung cấp nhiều máu hờn phàn tủy ngoài và phần trong.

Mỗi thận có 10 -12 đài thận, hình dáng thay đổi theo tuổi.

Thận hoạt động ngay từ cuối thời kì thai, đã bài tiết nước tiểu. Ỏ trẻ sơ sinh, chức năng thận đã phát triển nhưng chưa hoàn chinh, chức năng lọc và cô đặc nước tiểu kém, tỉ trọng nước tiểu ở trẻ sơ sinh rất thấp. Từ 2 tuổi, chức năng thận gần như người lớn.

Niệu quản:Niệu quản có khẩu đinh tưong đối lớn, tương đối dài nên dễ bị gấp khúc.

Bàng quang:Bàng quang trẻ nằm cao nên dễ sờ thấy cầu bàng quang. Dung tích ở trẻ sơ sinh là 30 – 80ml, ở trẻ 1 tuổi là 60 – 100 ml, ở trẻ 6 tuổi là 100 – 250ml, ở trẻ 10 tuổi là 150 – 350ml và ở trẻ 15 tuổi là 200 – 400ml.

Niệu đạo: Niệu đạo tương đối dài. Chiều dài niệu đạo ở thời kì sơ sinh đến dậy thì tăng từ 2cm đến 4cm ở em gái, từ 6cm đến 15cm ở em trai.

Số lần đái và số lượng nước tiểu

Số lần đái giảm dần theo tuổi. Mấy ngày đầu sau đẻ, trẻ đái ít. Trong tháng đầu, mỗi ngày đái 15 – 25 lần, lúc 3 tháng đái 15 – 25 lần/ngày, khi 1 tuổi đái 12 – 16 lần/ngày, đến 3 tuổi đái 8 làn/ngày và lúc 10 tuổi đái 6 lần/ngày.

Số lượng nước tiểu trung bình một ngày của trẻ trên 1 tuổi có thể ước tính:

Số ml nước tiêu/24 giờ = 600 + lOO(n-l) (n=số lần đái)

MÁU NGOẠI BIÊN CỦA TRẺ EM

Thành phần máu ngoại biên của trẻ em rất thay đổi, nhất là ở trẻ sơ sinh và lúc dưới 1 tuổi, đặc biệt là hồng cầu, huyết cầu tố, số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính. Từ trên 5 tuổi, các thành phần máu ngoại biên mới gần giống người lớn. Có thể tóm tắt đặc điểm máu ngoại biên của trẻ em trong các bảng 1.6 và 1.7.

Báng /.Ố.THÀNH PHẦN MÁU NGOẠI BIÊN Ỏ TRẺ EM -t

Thành phần

Sơ sinh

Dưới 1 tưồi

Trên 1 tưổi

Người ¡ớn

Hồng cầu (x 1012/1)

5,0-6,0

32-3,4

3M5

3042

Huyết cầu tổ (g/1)

170-190

110-120

120-140

130-140

Bạch cầu (x 10 g/l)

20-30

10-12

6-8

6-7

Bạdi cầu tnng iíhh (9S)

45-65

3040

Tăng đến 5 tuổi đạt 60

60-65

Bạch cầu ịympho (%)

20-30

4060

Giảm đến 5 tưỗi đat 30

20-25

Tiều cầu (x 109/1)

90-100

150-300

150-300

150-300

Bảng 1.7.SO SÁNH THÀNH PHẦN HUYẾT CẦU TỐ Ở TRẺ EM

Thành phần Hb

Lúc mởi đè (%)

Trên 1 tuổi (%)

HbAl

40-60

97-98

HbA2

vết

2-3

HbF

60-40

Dưới 1

HỆ THẦN KINH

Vào tuần thứ tư của bào thai hệ thần kinh bắt đầu hình thành từ ngoại bì. Lúc mới đẻ, hệ thần kinh chưa phát triển và chưa biệt hóa, nhung sau đó phát triển nhanh.

Não: Não trẻ mới đẻ tương đối lớn, chiếm 1/8 đến 1/9 trọng lưọng cơ thể; ở người lớn chiếm 1/40 đến 1/49 trọng lượng cơ thể. Lúc mới đẻ, não nặng 370390g. Sau đẻ, não phát triển rất nhanh, nhất là trong năm đầu.

Não trẻ cũng có khoảng 14 tỉ tế bào, nhung chưa biệt hóa, đến 8 tuổi mới biệt hóa hoàn toàn. Do đó, phản ửng vỡ não có xu hướng lan tỏa, một kích thích dù nhỏ cũng đủ gây phản ứng toàn thân.

Khi mới đẻ, sợi thần kinh chưa myelin hóa hết, lúc 3 tháng có vỏ myelin ở thần kinh sọ não, còn ở bờ thấp phải đến lúc 3-6 tháng và dây thần kinh ngoại biên phải đến lúc 3 tuổi mới có vỏ myelin, do đó các kích thích thần kinh lan tởa rộng.

Lưới mao mạch phát triển mạnh, thành phần não nhiều nưóc, khi bi bệnh dễ bị phù não nặng.

Vỏ não và thể vân ở trẻ sơ sinh chưa phát triển, hoạt động vỏ não chưa chiếm ưu thế so với trung tâm dưới vỏ nên trẻ có những vận động tự phát, khi nào vỏ não phát triển mới có vận động có ý thức, phối hợp.

Khả năng hưng phấn cùa vỏ não kém, chóng mệt mỏi, do đó trẻ mới đẻ và trẻ nhỏ ngủ nhiều.

Tiểu não: Sự biệt hóa tế bào thần kinh vỏ tiểu não kết thúc vào tháng thứ 9-11, lúc đó, chức năng phối họp động tác hoàn thiện dần.

So vối não, tủy sống phát triển hơn về cấu tạo và chức năng. Từ 2 tuổi trở lên gần giống như người lớn.

Lúc mới đẻ, nón cùng tủy sống tương ứng đốt thắt lưng III (LIII), đến

tuổi ngang mức LI-LII như người lớn.

Trong nước não tủy trẻ sơ sinh có Albumin hoi cao (0,3-0,8 g/I), có khoảng 20 tế bào/m5.

:Thần kinh thực vật hoạt động ngay từ lúc mới đẻ, nhưng hệ giao cảm có ưu thế hơn hệ phó giao cảm.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời