Vị thuốc vần M

Mộc nhĩ

Tên thường gọi: Mộc nhĩ, Nam tai mèo, Nấm mèo, Hắc mộc nhĩ (Thánh Huệ Phương) Nhu (bản kinh), mộc nhu (chứng hoại bản thảo), mộc tung, mộc nga (cương mục), vân nhĩ (dược tính thiết dụng) nhĩ tử (tứ xuyên trung dược chí)

Tên tiếng Trung: 木耳

Tên khoa học: Auricularia auricula (L.) Underw. (Trung dược đại từ điển)

Họ khoa học: họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae.

(Mô tả, hình ảnh mộc nhĩ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Mộc nhĩ không chỉ dùng là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc quý. Thể quả dạng cái tai mèo gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn theo nhiều hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. Thịt nấm dày 1-3mm.

Bộ phận dùng:

Thế quả của Mộc nhĩ – Auricularia.

Nơi sống và thu hái:

Nấm mọc trên thân cành hay gỗ mục của nhiều loại cây, lành nhất là nấm của các cây Hoè, Ðậu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa… Ngoài việc thu hái nấm mọc tự nhiên, người ta thường trồng Mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, trên thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt. Thu hái nấm vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể, rồi phơi khô.

Nấm mộc nhĩ được lan rộng trên khắp vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Có thể tìm thấy trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Australia, Nam Mỹ và Châu Phi.

Ở nước ta được trồng nhiều để làm thuốc và làm thực phẩm.

Bảo quản:

Sấy khô, bảo quản trong túi ni lông kín, để nơi khô ráo.

Thành phần hóa học

Giá trị dinh dưỡng cho 100 g mộc nhĩ khô bao gồm: năng lượng 293,1 kcal (1226 kJ), chất béo lipide 0,2 g, chất đạm protéine 10,6 g, đường glucides 65 g, tro 5,8 g, Calcium Ca 375 mg (38%), Sắt Fe 185 mg (1423%), Phosphore P 201 mg (29%),và carotène 0,03% mg.

Thành phần hợp chất chánh monosaccharides của polysaccharides nấm mộc nhĩ Auricularia auricula là: glucose (72%), mannose (8%), xylose (10%),và fucose (10%).

Tác dụng dược lý

Hoạt động chống oxy hóa (Acahrya et al., 2004),

Đặc tính chống ung bướu (Misaki et al., 1981),

Tác dụng hạ đường máu (Pisueña et al., 2003;…. effet Zhang et al, 1995),

Tác dụng giảm mỡ trong máu (Takeuchi et al, 2004),

Tác dụng chống viêm (Ukai et al, 1983)

Chống đông máu (Yoon et al, 2003)

Bảo vệ tim mạch (Wu et al., 2010)

Tính vị:

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình

Quy kinh:

Kinh vị, đại tràng

Công dụng, chủ trị:

Mát máu, trị tràng phong, lỵ ra máu, đái rắt ra máu, băng huyết, rò rỉ máu, trĩ lở.

Tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt.

Thường được sử dụng chữa: 1. Suy nhược toàn thân, , ho; 2. Khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung; 3.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời