Bệnh mất ngủ là gì?
Mất ngủ là khi có đầy đủ các triệu chứng sau: Sự than phiền về khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, khó ngủ duy trì hoặc tỉnh giấc quá sớm. Khó ngủ xảy ra mặc dù có đủ cơ hội thích hợp để ngủ. Mất ngủ lảm giảm hiệu quả hoạt động ban ngày.
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
Phân loại
Mất ngủ có thể chia thành 3 loại:
Mất ngủ thoáng qua:
Là khi bệnh nhân phàn nàn về khó khăn bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ nhưng không đáp ứng được tất cả các tiêu chí của hai loại dưới đây thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
Mất ngủ ngắn hạn còn được gọi là mất điều chỉnh giấc ngủ:
Tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần., mất ngủ cấp tính, căng thẳng liên quan đến mất ngủ hoặc mất ngủ thoáng qua. Định nghĩa các triệu chứng mất ngủ ngắn hạn là ít hơn ba tháng, nhưng gây tác động đáng kể. Nguyên nhân được cho là do những căng thẳng mới xảy ra như đau cấp tính, buồn khổ tinh thần.. nhưng không được áp dụng để chẩn đoán.Thay vào đó, yếu tố chính giúp chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ có phải là vấn đề trọng tâm của bệnh nhân. Khi đó, việc cải thiện mất ngủ là giải quyết căng thẳng hoặc giúp cá nhân thích nghi với các tác nhân gây stress.
Mất ngủ mãn tính:
Có tiền căn chủ yếu là mất ngủ, bao gồm mất ngủ nguyên phát, mất ngủ thứ phát và mất ngủ đi kèm. Các triệu chứng xảy ra ít nhất ba lần mỗi tuần trong ba tháng trở lên và trong điều kiện hoàn toàn đầy đủ cho giấc ngủ.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân than phiền về việc lặp đi lặp lại của chứng mất ngủ trong nhiều tuần tại một thời điểm trong năm có thể được chẩn đoán chứng mất ngủ mạn tính dù không kéo dài trong ba tháng.
Mất ngủ khi là thời gian đi vào giấc ngủ chậm hơn 20 phút ở trẻ em và người trẻ tuổi hay 30 phút ở người lớn tuổi hoặc thức giấc trong từ hơn 20 phút ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi hoặc 30 phút ở người cao tuổi. Than phiền về sự thức giấc lúc sáng sớm cũng cần được ghi nhận khi trước thời điểm mong muốn ít nhất 30 phút.
+ Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua(mất ngủ dưới 1 tuần).
– Stress (34% nữ và 22% nam).
– Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
– Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…
– Thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy
– Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí …
+ Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
– Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…
– Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 – 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần
Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
Trầm cảm,Hưng cảm,Rối loạn lo âu lan toả,Rối loạn stress sau chấn thương(PTSD).
Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện),Tâm thần phân liệt,Bệnh sa sút trí tuệ.
– Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ …
– Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau.
Chẩn đoán chung
Mất ngủ không thực tổn:
* Theo ICD – 10: F51.0
Khi một người trưởng thành ngủ dưới 5 giờ/ngày thì gọi là ít ngủ, nếu thiếu ngủ hoàn toàn thì gọi là mất ngủ. Biểu hiện:
– Những than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém (ngủ không sâu giấc, trằn trọc, dễ thức giấc và khó ngủ trở lại hoặc là thức giấc sớm về buổi sáng).
– Rối loạn giấc ngủ xẩy ra ít nhất 3 lần trong tuần, trong thời gian ít nhất một tháng.
– Có sự bận tâm về giấc ngủ và sự lo lắng quá mức về hậu quả ban ngày và ban đêm của giấc ngủ.
– Số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra sự đau khổ hoặc gây trở ngại trong hoạt động chuyên môn và xã hội (mệt mỏi, khó tập trung trong học tập, lao động, chất lượng công việc kém,…).
* Theo DSM – IV:
– Lời than phiền chủ yếu là khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi ngủ dậy, kéo dài ít nhất 1 tháng.
– Mất ngủ (hoặc mệt mỏi ban ngày do mất ngủ) là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt, ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
– Mất ngủ không xuất hiện trong phạm vi của bệnh ngủ ngáy, mất ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp thức ngủ hàng ngày hoặc rối loạn cận giấc ngủ.
– Mất ngủ không phải là một triệu chứng của các bệnh tâm thần (trầm cảm, lo âu lan tỏa, sảng).
– Mất ngủ không phải do một chất (ma túy, thuốc) hoặc một bệnh thực tổn.
Rối loạn nhịp thức ngủ
* Theo ICD – 10: F51.2
Rối loạn nhịp thức ngủ được xác định là thiếu tính đồng bộ nhịp thức ngủ của cá nhân và nhịp thức ngủ mong muốn đối với môi trường, dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Tiêu chuẩn:
– Chu kỳ thức ngủ của cá nhân không đồng thời với nhịp thức ngủ ngày đêm bình thường.
– Mất ngủ trong thời gian ngủ chính và ngủ nhiều trong thời gian thức hàng ngày.
– Không thỏa mãn về số lượng, chất lượng và thơi gian ngủ từ đó gây đau buồn rõ rệt hoặc gây cản trở hoạt động xã hội nghề nghiệp.
* Theo DSM – IV:
– Rối loạn bền vững và tái diễn đối với giấc ngủ dẫn đến ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, nguyên nhân là do rối loạn nhịp thức ngủ của người bệnh đối với môi trường bên ngoài.
– Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt làm tổn thương các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác.
– Rối loạn không phải là các loại rối loạn giấc ngủ khác do các bệnh tâm thần khác gây ra.
– Rối loạn không phải là hậu quả trực tiếp của một chất (thuốc, ma túy) hoặc một bệnh thực tổn.
+Khó ngủ vào ban đêm,tỉnh thức trong đêm, hay Tỉnh thức quá sớm.
+Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm.Hay tỉnh giấc giữa chừng, khó quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc. Có thể rơi vào giấc ngủ một cách mệt mỏi, nhưng chỉ ngủ được khoảng 1 giờ, sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ lại được,cảm giác rất buồn ngủ nhưng khi lên giường lại không ngủ được.,tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Thức giấc vào khoảng 4 giờ sáng.
+Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày.
+Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu
+Khó chú ý hoặc tập trung vào nhiệm vụ,tăng lỗi, tai nạn,căng thẳng nhức đầu.Triệu chứng tiêu hóa.
+Trằn trọc, khó vào giấc,lo lắng về giấc ngủ
– Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
– Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
– Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
– Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,
– CT Scaner, MRI sọ não
– Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Zung, thang DASS, Hamilton, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI,….
– Các xét nghiệm chuyên khoa khác.
Giấc ngủ cũng quan trọng đối với sức khỏe như là một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Dù lý do bị mất ngủ nao, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến cả về tinh thần và thể chất. Những người bị chứng mất ngủ thây chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người đang ngủ tốt.
Các biến chứng của chứng mất ngủ có thể bao gồm:
Làm giảm hiệu suất công việc hay ở trường học.
Thời gian phản ứng chậm lại trong khi lái xe và nguy cơ tai nạn.
Vấn đề tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Thừa cân hoặc béo phì.
Chưc năng hệ thống miễn dịch yêu.
Tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh man tinh, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Mất ngủ là do các bệnh hậu như tình chí, ẩm thực bất tiết hoặc do bẩm tố tiên thiên bất túc, tâm hư đởm khiếp dẫn đến tâm thần mất nuôi dưỡng hay tâm thần bất an những điều này khiến cho bệnh nhân khó có thể đạt được một giấc ngủ bình thường và trở thành một chứng bệnh.
Biểu hiện chủ yếu thời gian giấc ngủ, độ sâu không đầy đủ làm cho cơ thể không thể tiêu trừ mệt mỏi, hồi phục thể lực và tinh lực, bệnh nhân nhẹ khó vào giấc ngủ, ngủ nhưng không say, lúc ngủ lúc tỉnh, tỉnh xong lại thấy buồn ngủ, bệnh nhân nặng có khi cả đêm không ngủ.
Thuốc đông y thông qua điều hoà âm dương khí huyết công năng các tạng phủ trong toàn bộ cơ thể có thể cải thiện rõ rệt trạng thái giấc ngủ, không dẫn đến thói quen hoàn toàn dựa vào thuốc để điều trị nên được bệnh nhân hoan nghênh.
+ Mất ngủ trong sách (Nội kinh) còn được gọi là “Mục bất minh”,”Bất đắc miên”, “Bất đắc ngoạ”, đồng thời cho rằng có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất ngủ một là do các chứng bệnh khác dẫn đến như ho, nôn mửa, bụng đầy chướng … khiến cho bệnh nhân không thể nằm được. Hai là do âm dương khí huyết không điều hoà khiến cho bệnh nhân không ngủ được như (Tố vấn- nghịch điều luận) có ghi chép “vị bất hoà dẫn đến ngoạ bất an là do dương minh nghịch không đi theo đường thuận đạo” nghịch khí nên nằm bất an các y gia thời đại sau cho rằng phàm vị khí bất hoà đàm thấp, ẩm thực đình trệ dẫn đến bệnh nhân ngủ không ngon giấc .
+ Mất ngủ trong (Nạn Kinh) nói đến đầu tiền là một chứng bệnh (Nạn kinh – nạn 46) Cho rằng người già không ngủ được là do: khí huyết hư suy, cơ nhục không lưu lợi ,vinh vệ bị sáp trệ, bởi vậy khi ban ngày thì không tỉnh táo, đêm thì không ngủ được.
– Biện chứng trong thất miên bệnh chủ yếu là tại tâm do tâm thần mất nuôi dưỡng bất an thần không giữ được mà dẫn đến mất ngủ nhưng có liên quan đến sự mất điều hoà âm dương khí huyết của các tạng can đởm tỳ vị thận ví như phiền táo mà nộ làm cho can hoả nội nhiễu, gặp sự việc dễ kinh sợ ngủ mơ hay tỉnh giấc phần nhiều là do tâm can khí hư,sắc mặt nhợt tay chân rã rời thần mệt mỏi dẫn đến mất ngủ phần nhiều là do tỳ hư không vận hoá tâm thần thất dưỡng , ợ hơi ợ chua bụng chướng mãn đa phần là do vị phủ túc thực , tâm thần bị nhiễu, ngực sườn bí bách đầu nặng hoa mắt chóng mặt phần nhiều là do đàm nhiệt nội nhiễu tâm thần, tâm phiền tim đập nhanh kiện vong hoa mắt chóng mặt đau đầu mà mất ngủ đa phần là do âm hư hoả vượng tâm thận bất giao, tâm thần bất an.
– Biện chứng hư thực của chứng hư trong thất miên đa phần là do âm huyết không đầy đủ tâm mất nuôi dưỡng mà thành trên lâm sàng hay gặp bệnh nhân thể chất ốm yếu suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt thần mệt mỏi lười nói chuyện, tim đập nhanh kiện vong đa phần là do tỳ mất khả năng vận hoá,can mất khả năng tàng huyết, thận mất khả năng tàng tinh mà dẫn đến . Thực chứng là do đàm thịnh nhiễu tâm lâm sàng thường gặp tâm phiền dễ nộ,miệng đắng họng khô , đại tiện bí đa phần do tâm hoả khang thịnh , can uất hoá hoả mà dẫn đến. Nguyên tắc điều trị. Bổ hư tả thực điều hoà âm dương khí huyết công năng các tạng phủ. Nếu là thực chứng phần nhiều dùng tả thực bản bệnh phương pháp chủ yếu là an thần định chí ví như sơ can giải uất giáng hoả trừ đàm lí khí hoà trung. Hư chứng cần ích khí dưỡng huyết,kiện tỳ bổ can ích thận . Thực chứng lâu ngày dẫn đến khí huyết bị hao thương mà chuyển sang hư chứng. Đối với bệnh nhân hư thực phức tạp cần cùng một lúc kết hợp nhiều phương pháp điều trị đại công bổ.pháp an thần định chí cần được kết hợp trên lâm sàng như dưỡng huyết an thần , trấn kinh an thần, thanh tâm an thần ngoài ra cần kết hợp với điều trị tinh thần giảm bớt cảm giác lo lắng làm cho tinh thần thoải mái.
Mất ngủ do Tâm tỳ hư
Triệu chứng:
Hoặc cả đêm không ngủ, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, mộng nhiều dễ tỉnh, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, tay chân mỏi rũ, ăn kém, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, Mạch tế nhược
Pháp trị:
Bổ tâm tỳ ,an thần
Bài thuốc:
Qui tỳ thang gia giảm
Sinh khương | 5 | Bạch truật | 12 | Phục thần | 8 | ||
Lá vông | 16 | Mộc hương | 6 | Viễn trí | 8 | Táo nhân | 20 |
Qui đầu | 12. | Long nhãn | 12 | Đẳng sâm | 16 | Liên nhục | 12 |
Bá tử nhân | 20 | Hoài sơn | 20 | Hoàng kỳ | 12 | Thục địa | 20 |
Liên nhục | 16 |
Mất ngủ do Âm hư
Triệu chứng:
Mất ngủ buồn bực, ù tai, đau lưng,di tinh, bạch đới, táo bón, mạch tế sác
Pháp trị:
Tư âm giáng hoả
Bài thuốc:
Thiên vương bổ tâm đan (y thế đắc hiệu phương)
Đẳng sâm | 12 | Hoài sơn | 12 | Đan sâm | 12 | ||
Sinh địa | 16 | Phục thần | 12-20 | Viễn trí | 6 | Ngũ vị | 6 |
Mạch môn | 20 | Thăng ma | 12 | Qui đầu | 12-16 | Bá tử nhân | 12-16 |
Táo nhân | 12-20 | Cát cánh | 6 | Lá vông | 16 | Chu sa(riêng) | 2 |
Lạc tiên | 16 | Liên nhục |
Cách dùng:
Tán bột mịn lấy bột làm hoàn chu sa làm vỏ. mỗi lần uống 12g, cóthể dùng thuốc thang sắc uống
Mất ngủ do Can đởm hoả vượng
Triệu chứng:
Cáu gắt tức giận ,đau đầu, đau sườn, chiêm bao linh tinh, miệng đắng, mạch huyền
Pháp trị:
Sơ can thanh nhiệt
Bài thuốc:
Tiêu dao tán
Bạch linh | 12 | Bạch thược | 12 | Đương qui | 12 | ||
Bạch truật | 10 | Sài hồ | 12 | Trần bì | 8 | Trích thảo | 6 |
Lạc tiên | 16 | Chỉ thực | 10 | Trúc nhự | 8 | Bán hạ | 8 |
Lá vông | 16 | Thảo quyết minh | 12 | Liên nhục | 20 | Táo nhân | 20 |
Trường vị bất hoà
Triệu chứng:
Ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, nôn, đại tiện thất thường, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt
Pháp trị:
Điều hòa tràng vị
Bài thuốc:
Lục quân tử thang gia giảm
Thần khúc | 8-12 | Bạch truật | 8-12 | Bạch linh | 12 | ||
Cam thảo | 4 | Trần bì | 8 | Bán hạ | 8 | Mạch nha | 12 |
Mộc hương | 8 | Sơn tra | 8 | Chỉ thực | 8 | Liên nhục | 20 |
Lá vông | 16 | Lạc tiên | 12 | Táo nhân | 12 |
Mất ngủ do Đờm nhiệt
Triệu chứng:
Mất ngủ, đầu nặng căng trướng, choáng váng, hông bụng đầy buồn, dạ dầy nghẽn tắc, tâm phiền sợ sệt, nóng nẩy, miệng đắng, mắt hoa, đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ, rêu vàng mạch huyền hoặc hoạt sỏc, huyền hoạt
Pháp:
Thanh nhiệt hoá đờm
Bài thuốc:
Ôn đởm thang
Trần bì | 8 | Bán hạ | 8 | Bạch linh | 12 | ||
Cam thảo | 4 | Chỉ thực | 10 | Trúc nhự | 10 | Sinh khương | 3 lỏt |
Táo | 2q | Lạc tiên | 16 | Chi tử | 12 | Hoàng liên | 6 |
Lá vông | 16 |
Mất ngủ do Tâm hoả thượng khang
Triệu chứng:
Tâm phiền mất ngủ nóng nảy không yên, tim đập mạnh và loạn nhịp, miệng khô lưỡi táo tiểu tiện ngắn đỏ rìa lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác.
Pháp trị:
Thanh tâm tả hoả định tâm an thần.
Bài thuốc:
Dùng bài Châu sa an thần hoàn gia giảm: Châu sa 16g, Hoàng liên 16g, Sinh địa 16g, Đương quy 10g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g
Mất ngủ do Tâm tỳ lưỡng hư.
Triệu chứng:
Mất ngủ, mộng nhiều, dễ tỉnh, uể oải, hay quên, hồi hộp, ăn không ngon miệng, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế nhược
Pháp trị:
Bổ dưỡng, tâm tỳ, sinh huyết.
Bài thuốc:
Dùng bài Quy tỳ thang:
Đẳng sâm 12g; Bạch truật 14g Hoàng kỳ 12g; Cam thảo 4g; Viễn trí 6g; Phục thần 12g; Táo nhân 8g; Long nhẫn 6g; Dương quy 12g; Mộc hương 6g sắc uống ngày 1 thang chia thành 2 lần.
Mất ngủ do Tỳ vị bất hoà
Triệu chứng:
Ăn uống không điều độ gây thực tích, không tiêu sinh, đàm thấp ủng trệ gây nên bụng ngực căng tức, ợ hơi, khó chịu, lưỡi cáu bẩn, bụng đua, đại tiện không thông, mạch hoạt.
Pháp trị:
Tiêu đạo hòa vị hóa đàm.
Bài thuốc:
Dùng bài Bảo hòa hoàn: Sơn trà 12g, Bán hạ 12g, Trần bì 10g, La bạc tử 5g, Thần khúc 12g, Bạch linh 12g, Liên kiều 5g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Châm bình các huyệt: Thần môn, Nội quan, Châm tả, Phong long, Nội đình.
Mất ngủ do Tâm thần bất giao:
Triệu chứng:
Bồn chồn, mất ngủ, đánh trống ngực, triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, di tinh, gối mỏi, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác.
Pháp trị:
Giao thông tâm thận.tư âm giáng hoả thanh tâm an thần.
Bài thuốc:
Dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn” kết hợp với “Giao thái hoàn”: Thục địa 320g, Hoài sơn 160g, Sơn thù 160g, Đan bì 120g, Trạc tả 120g, Phục linh 120g, Hoàng liên 120g; Nhục quế 40g.
Tất cả tán bột mịn, luyện mật hoàn toàn, uống 2-3 lần/ngày (8-12g một lần) với nước đun sôi, để nguội.
Hoặc bài Lục vị địa hoàng hoàn hợp với Hoàng liên a giao thang. Lục vị địa hoàng tư bổ thận âm hoàng liên hoàng cầm tả tâm hoả,bạch thược a giao kê tử hoàng tư dưỡng âm huyết . Hai phương kết hợp có tác dụng tư âm giáng hoả gia nhục quế để dẫn hoả quy nguyên có tác dụng giao thông tâm thận làm cho tâm thần an .Có thể làm thang với liều lượng thích hợp sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Châm bổ các huyệt: Tâm du, Thận du, Tâm âm giao, Thái khê. Châm bình Thần môn, Nội quan. Cứu từ 5-10 phút huyệt Dũng tuyền.
Mất ngủ do Tâm huyết âm hư:
Triệu chứng:
Tâm huyết hư, thần không có chỗ nương náu nên gây chứng hư phiền, mất ngủ, kèm theo đánh trống ngực, tâm thần mệt mỏi, mạch tế sác.
Pháp trị:
Bổ ích tâm âm.
Bài thuốc:
Dùng bài Thiên phương bổ tâm đan: Nhân sâm 10g Huyền sâm 10g; Đương quy 16g; Mạch môn 16g; Thiên môn 16g; Đan sâm 16g Sinh địa 10g; Bạch linh 10gCát cánh 10g; Ngũ vị tử 12g Táo nhân 12gViễn trí 6gBá tử nhân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Châm bổ các huyệt: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Huyết hải.
Mất ngủ do Tâm can khí hư
Triệu chứng:
Tâm phiền không ngủ được mơ nhiều dễ tỉnh , tim đập nhanh gặp việc dễ kinh sợ khí ngắn hay tự ra mồ hôi, người mệt mỏi lưỡi đạm mạch huyền tế.
Pháp trị
Ich khí trấn konh an thần định chí .
Bài thuốc:
Dùng bài an thần định chí hoàn gia toan táo nhân thang : phục linh15g phục thần 15g long nhãn12g thạch xương bồ12g toan táo nhân10g tri mẫu10g xuyên khung15g , sinh mẫu lệ12g châu sa10g.
Mất ngủ do Đàm nhiệt nội nhiễu
Triệu chứng:
Không ngủ được ngực sườn đầy tức,cảm giác buồn nôn ợ hơi đầu nặng hoa mắt miệng đắng lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng dính mạch hoạt sác .
Pháp trị
Thanh hoá đàm nhiệt , hoà trung an thần
Bài thuốc:
Dùng bài hoàng liên ôn đởm thang gia giảm:
Bán hạ 12g; Trần bì 12g; Trúc nhự 12g; Phục linh 10g; Chỉ thực 10g; Hoàng liên 10g; Trân châu mẫu 10g; Chu sa 10g
Mất ngủ do Can uất hoá hoả
Triệu chứng:
Người gấp gáp dễ phẫn nộ , không ngủ được mơ nhiều thậm chí cả đêm không ngủ được, đau nặng nữa đầu hoa mắt đầu căng tức khó chịu,mắt đỏ tai ù miệng khô đắng lưỡi đỏ rêu vàng mạch huyền sác
Pháp trị
Thanh can tả hoả trấn tâm an thần.
Bài thuốc:
Dùng bài long đởm tả can thang gia giảm: Long đởm thảo 16g; hoàng cầm 16g; kỷ tử 12g; đương quy 12g; sinh địa 12g; mộc thông 10g; xa tiền tử 10g; sài hồ12g; cam thảo 6g; hương phụ 12g; uất kim 12g
Long thị biện chứng
Trị liệu thần kinh suy nhược trên 107 bệnh nhân chứng tâm tỳ lưỡng hư dùng đẳng sâm30g phục thần20g hoàng kỳ 20g sơn dược 20g viễn trí 10g bạch truật 10g táo nhân 10g long nhãn 10g dạ giao đằng 15g cam thảo 6g thể âm hư hoả vượng sinh địa 20g sơn thù 15g phục linh15g trạch tả 10g tri mẫu 10g sơn dược 10g đan bì 15g táo nhân 10g hoàng bá 10g mạch đông12g viễn trí 6g, thể tỳ vị bất hoà dùng bán hạ10g chỉ thực10g xuyên hậu phác 10g táo nhân 10g thái tử sâm trần bì phục linh 10g trúc nhự 5g sắc uống hoặc làm hoàn . Trị khỏi 82 bệnh nhân có hiệu quả rõ rệt 17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 92,52%(tạp chí hồ nam trung quốc 1995-5:38)
Triều thị biện chứng
Từ ứ huyết mà biện chứng luận trị: Triều thị dùng bài huyết phủ trục ứ thang để điều trị chứng huyết ứ trong mất ngủ trên 40 bệnh nhân bản phương bao gồm đương quy 15g sinh địa 12g xích thược12g xuyên khung 10g đào nhân 10g chỉ thực 6g sài hồ 6g cát cánh 6g xuyên ngưu tất 15g tây hồng hoa 2g( sắc riêng) sắc uống mỗi ngày một thang triệu chứng cải thiện khí hư gia tây dương sâm, hoặc thái tử sâm,tỳ hư gia bạch truật phục linh , âm hư gia. Agiao giác bản tri mẫu trị khỏi cho 20 bệnh nhân, có hiệu quả rõ rệt 16 bệnh nhân 4 bệnh nhân không có kết quả( tạp chí hồ nam trung quốc 1995-5-38).
Hoa thị biện chứng
Từ tâm tỳ luận trị Hoa thị dùng kiện não hoàn điều trị chứng hậu thần kinh suy nhược trên 153 bệnh nhân dùng hồng sâm 9g hoàng kì chích mật 12g mai rùa nước 12g (đập nhuyễn sắc trước)mạch đông 12g, ích trí nhân 12g thạch xương bồ ( sắc sau) 12g ngũ vị tử bắc 10g viễn trí 6g đương quy8g sắc uống mỗi ngày một thang trong liệu trình liên tục 1 tháng dùng 2 liệu trình. Trị khỏi cho 23 bệnh nhân hiệu quả rõ rệt 78 bệnh nhân kết quả tốt 44 bệnh nhân không có kết quả 8 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 94,77%( tân trung y 1998:(1):28)
Cát thị biện chứng:
Từ can đởm luận trị. Cát thị luận trị tính bảo thủ của thất miên bệnh nhân uất lâu ngày tổn thương thần cần sơ can giải uất điều khí sướng huyết. Bệnh nhân can hoả nhiễu thần tư âm nhuận táo thanh nhiệt bình can , bệnh nhân can khí bất hoà bổ khí ích đởm hoá đàm định tâm , bệnh nhân can huyết bất túc tư âm dưỡng huyết nhu can an thần( tạp chí trung y dược thượng hải 1997:(7): 28)
Bài thuốc dân gian điều trị bệnh mất ngủ
- Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống
- Phục thần 8g. táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.
- Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.
- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút.
Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
– Tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ: do loạn thần, do rối loạn cảm xúc, do bệnh lý tâm căn, hay do bệnh lý thực thể.
– Khai thác kỹ về nhân cách, sang chấn tâm lý, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh phát sinh…
– Tránh lạm dụng thuốc.
– Áp dụng nhiều biện pháp: vệ sinh giấc ngủ, liệu pháp tâm lý, hóa dược.
Nhìn chung có hai nhóm lớn các liệu pháp điều trị mất ngủ và chúng có thể kết hợp với nhau: tâm lý (nhận thức – hành vi ) và dựợc lý. Trong những trường hợp rối loạn stress cấp tính, ví dụ như phản ứng đau khổ tuyệt vọng thì các biện pháp dược lý Ịà phù hợp hơn. Tuy nhiên với mất ngủ tiên phát thì các nỗ lực ban đầu là cần dựa vào tâm lý. Điều này đặc biệt đúng với người nhiều tuổi để tránh những phản ứng xấu của thuốc. Đối với người nhiều tuổi cần phải lưu ý đến những phàn nàn mất ngủ vì theo tuổi tác giâc ngủ trở nên nông hơn và dễ bị đứt đoạn hơn. Những rối loạn nội khoa trở nên phổ biến hơn theo tuổi, có thể cũng gây mất ngủ.
Tâm lý
Những biện pháp tâm lý phải bao gồm giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ tốt: (1) Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ. (2) Chỉ sử dụng buồng ngủ và giường ngủ cho ngủ và sinh hoạt tình dục. (3) Nếu sau 20 phút vẫn chưa buồn ngủ thì phải dậy và trở lại phòng ngủ khi buồn ngủ. (4) Hàng sáng phải thức dậy vào một giờ nhất định, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước. (5) Không dùng cà phê và thuốc lá, ít nhất là buổi tối, nếu như không bỏ được hoàn toàn. (6) Thiết lập chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. (7) Không dùng rượu vì nó có thể phá vỡ giấc ngủ. (8) Sử dụng hạn chế đồ uống buổi tối. (9) Học và thực hành các kĩ thuật thư giãn. Người thầy thuốc cần phải thảo luận với bệnh nhân nếu như họ có quan niệm sai lầm hoặc lệch lạc về giấc ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ:
Là việc thực hiện một số biện pháp cải thiện giấc ngủ và giới hạn các hành vi không tốt cho giấc ngủ để có một giấc ngủ tốt mà không dùng thuốc. Sắp xếp giờ ngủ và thức dậy đúng đều đặn (dao động trong khoảng 1 tiếng) trong suốt cả tuần. Việc ngủ “nướng” không có chất lượng và làm sai nhịp thức-ngủ sinh học tự nhiên. Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:
– Không sử dụng các chất tác động lên thần kinh trung ương (rượu, café, trà đặc, vitamin B6, C…) đặc biệt là vào buổi chiều, tối.
– Tránh ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất quá mặn, quá ngọt, thức ăn khó tiêu vào bữa tối. Nên dùng bữa tối trước giờ đi ngủ ít nhất 3-4 tiếng.
– Tránh căng thẳng về tâm lý, cảm xúc, cần phải tạo ra trạng thái thoải mái trước khi đi ngủ. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi giải trí, rèn luyện thân thể,… hợp lý. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, tránh tập thể dục nặng trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ.
– Không xem ti vi nhiều giờ liền trước khi ngủ, không trò chuyện quá lâu trên giường ngủ.
– Không nên ngủ ngày nhiều.
– Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.
– Phòng ngủ thích hợp: phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát không quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và không nên lên giường quá sớm. Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
– Đi ngủ vào giờ nhất định mỗi đêm. Nếu có thể được, nên thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng, ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
Mất ngủ tiên phát
– Thuốc giải lo âu, gây ngủ: liều lượng tùy theo đối tượng bệnh nhân
Aprazolam 0,25 – 0,5 mg x 8h/lần, tối đa 4 mg/ngày.
Brotizolam 10 – 30 mg, lúc đi ngủ
Clobazam 10 – 30 mg, lúc đi ngủ
Diazepam 5 – 15 mg, lúc đi ngủ
Estazopam 1 – 4 mg, lúc đi ngủ
Flunitrazepam 0,5 – 2mg, lúc đi ngủ
Flurazepam 15 – 30 mg, lúc đi ngủ
Lorazepam 1 – 4 mg, lúc đi ngủ
Một số chú ý:
+ Các thuốc tác dụng ngắn như Triazolam, Zolpidem có thể dẫn đến pha mất nhớ nếu dùng thường xuyên.
+ Các thuốc có tác dụng kéo dài như Flurazepam có thể tích lũy ở người nhiều tuổi dẫn đến nhận thức chậm chạp, thất điều, ngã.
+ Các thuốc giải lo âu Benzodiazepine khi sử dụng nên khởi đầu bằng liều thấp và chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn, không nên sử dụng kéo dài vì dễ gây lệ thuộc thuốc.
– Có thể sử dụng kết hợp các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu với thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần kinh (thế hệ mới) vào buổi tối.
Amtriptylin 25 mg x 25 – 100 mg/ngày
Mirtazapin 30mg x 15 – 45 mg/ngày
Sertralin 50 mg x 50 – 100 mg/ngày
Olanzapin 5, 10 mg x 2,5 – 10 mg/ngày
– Kết hợp liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp hành vi, liệu pháp nhóm,…..
– Mất ngủ tiên phát thường tiến triển mạn tính nên thời gian dùng thuốc cần kéo dài tối thiểu 18 tháng liên tục. Nếu ngừng thuốc sớm hơn thời gian trên thì tỷ lệ tái phát là rất cao.
– Khi muốn ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ trong 4 tuần (mỗi tuần giảm khoảng ¼ liều) để bệnh nhân kịp thích nghi.
Điều trị ngủ nhiều:
– Tăng cường vận động, hoạt động thể lực, giao tiếp với mọi người.
– Sử dụng các thuốc nhóm chống trầm cảm hoạt hóa: Defanyl, Pertofran, Survector, Fluoxetin, Stablon,… vào buổi sáng trong thời gian 3 – 4 tuần.
Điều trị rối loạn nhịp thức ngủ:
– Liệu pháp vệ sinh giấc ngủ, rèn luyện khả năng ngủ thức đúng giờ, hoạt động thể lực vào ban ngày, thư giãn luyện tập vào buổi tối,….
– Hóa dược: thuốc giải lo âu, gây ngủ, dùng từng đợt ngắn ngày.
Rivotril 2 mg x 1- 2 mg/ngày
Lexomil 6 mg x 2 – 6 mg/ngày.
Điều trị chứng miên hành, hoảng sợ, ác mộng
– Liệu pháp vệ sinh giấc ngủ
– Giải thích hợp lý
– Thư giãn luyện tập
– Hóa dược: thuốc giải lo âu, gây ngủ; thuốc chống trầm cảm
Seduxen 5 mg x 5 – 10 mg/ngày
Rivotril 2 mg x 1 – 2 mg/ngày
Lexomil 6 mg x 3 – 6 mg/ngày
Zolpidem 5 mg x 5 – 10 mg/ngày
Amitriptylin 25 mg x 25 – 100 mg/ngày
Mirtazepine 30 mg x 15 – 45 mg/ngày
Điều trị hội chứng cử động chân khi ngủ (HC chân không ngừng nghỉ)
– Cảm giác khó chịu ở chi thể, khiến cho bệnh nhân luôn phải thay đổi tư thế chi thể.
– Hay gặp ở phụ nữ có thai, thiếu máu thiếu sắt, vitamin B12, suy thận, bệnh cơ thể.
Điều trị:
+ Các bệnh cơ thể nếu có
+ Tăng cường vitamin, khoáng chất
+ Benzodiazepin ít có hiệu quả
+ Các thuốc điều trị bệnh Parkinson là lựa chọn hàng đầu:
L-dopa (sinemet): 1- 3 viên/ngày,
Pergolid 1- 3mg/ngày,
Trivastal 100 – 250 mg/ngày,
Trihex 4mg/ngày.
Pramipexole (Mirapex ®) và ropinirole
+ Các thuốc chống động kinh cũng có hiệu quả
Điều trị ngủ lịm
– Chế độ ngủ ngắn bắt buộc hàng ngày thường có kết quả tốt cho người ngủ lịm, ví dụ tạo điều kiện cho bệnh nhân có thời gian đi ngủ ngắn cứ sau 4 giờ/lần. Mỗi giờ ngủ có thể chỉ cần kéo dài 15 đến 30 phút thì cũng có kết quả tốt.
– Sử dụng thuốc chống trầm cảm:
Fluoxetin 20 mg x 1- 2 viên/ngày uống vào buổi tối.
– Thuốc kích thần: Modafinil
– Kết hợp thay đổi lối sống, thư giãn tập luyện.
Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết… dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…
Nếu không may lâm vào tình trạng mất ngủ, ngay cả khi đã dùng khá nhiều chủng loại thuốc an thần của y học hiện đại mà hiệu quả còn hạn chế, bạn nên mạnh dạn lựa chọn, chế biến và sử dụng một số loại trà dược an thần của y học cổ truyền.
Chắc hẳn bạn cũng đã biết đến một vài loại thông dụng như trà tâm sen, trà lá vông, trà lạc tiên… nhưng đông y còn có thể cung cấp cho bạn nhiều công thức khác, vừa hiệu quả lại đơn giản, dễ chế, dễ dùng và cũng rất rẻ tiền.
Đông y gọi mất ngủ là thất niên hoặc bất mị, là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ. Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Mất ngủ là một trạng thái khó khắc phục, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm việc.
Thuốc ngủ có tác dụng giúp bạn tìm kiếm giấc ngủ, nhưng tác dụng phụ thì vô kể, mà thấy rõ nhất là việc khiến bạn nghiện thuốc, mệt mỏi, dẫn đến trầm cảm.
Mặt khác, giấc ngủ do thuốc mang lại cũng không hiệu quả bằng giấc ngủ tự nhiên. Bạn có thể áp dụng một số liệu pháp tự nhiên dưới đây để có một giấc ngủ ngon, sâu.
Hoa oải hương
**************************************