Tự tham khảo cách chữa:
Là trạng thái khi hành kinh lượng huyết ra nhiều hơn lúc bình thường nhưng chu kỳ kinh vẫn không thay đổi. Hoặc số ngày hành kinh kéo dài hơn nên lượng kinh cũng tăng lên.
Đông y gọi là ‘Kinh Nguyệt Quá Đa’, ‘KinhThủy Quá Đa’, ‘Nguyệt Thủy Quá Đa’.
Nếu hành kinh trên 7 ngày gọi là ‘Rong Kinh’. Nếu lượng huyết ra nhiều gọi là ‘Cường Kinh’.
Đa số do mạch Nhâm và mạch Xung bị suy yếu, huyết hải không giữ huyết lại được gây nên bệnh. Có thể gặp một số nguyên nhân chính sau:
+ Huyết Nhiệt: huyết gặp nhiệt thì chảy ra. Sách ‘Y Học Chính Ấn’ viết: “Dương thắng âm thì kinh nguyệt nhiều”.
+ Huyết Ứ: Người thường hay uất ứ, giận dữ, khí bị uất kết làm cho huyết bị ứ trệ hoặc hoặc lúc có kinh hoặc sau khi sinh huyết còn dư không ra hết, hoặc do ngoại tà hoặc do phòng sự không điều độ, ứ huyết tụ lại bên trong, ứ trở ở mạch Xung Nhâm, huyết không quy kinh được gây ra kinh nguyệt ra nhiều.
+ Khí Hư: Khi khí bị hư, không nhiếp được huyết khiến cho huyết ra nhiều. Sách ‘Khôn Nguyên Thị Bảo’ viết: “Mạch Xung Nhâm hư yếu thì khí không nhiếp được huyết”.
+ Đàm Trở: đờm ngăn trở ở huyết hải khiến cho huyết bị đẩy xuống. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Đàm nhiều, chiếm mất vị trí của huyết hải cho nên huyết xuống nhiều”.
Cũng có khi hư hàn làm cho mạch Xung Nhâm bị hư tổn khiến cho mạch Xung, Nhâm không quản lý được huyết làm cho huyết ra nhiều. Tuy nhiên trên lâm sàng ít khi gặp trường hợp này.
Nên chú ý đến phương pháp ích khí, thanh nhiệt, cố Xung (giữ vững mạch Xung), nhiếp huyết. Tránh dùng những vị thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết.
. Huyết nhiệt, nên lương huyết, bổ huyết.
. Huyết ứ nên hành huyết, khứ ứ.
. Khí hư nên bổ khí, nhiếp huyết.
. Đàm nhiều nên khử đàm, hóa thấp.
Khí Hư:
Triệu chứng: Kinh ra nhiều, mầu đỏ nhạt hoặc lợn cợn, tinh thần uể oải, hơi thở ngắn, nói xàm, bụng dưới xệ xuống, sắc mặt trắng bóng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hoãn Nhược.
Pháp: Bổ khí, thăng đề, cố kinh, chỉ huyết.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm
Hoài sơn | 16 | ý dĩ | 20 | Xa nhân | 6 | ||
Liên nhục | 12 | Bạch linh | Bạch truật | 12 | Hoàng kỳ | 12 | |
Đẳng sâm | 16 | Thăng ma | 8 | Trần bì | 6 | Qui xuyên | 12 |
Trích thảo | 4 | Sài hồ | 12 |
Hoặc bài Sài thị kỳ quy long mẫu thang (Sài Hạo nhiên ys cn trung y viện vận thành sơn tây TQ)
Sinh Hoàng kỳ | 30 | Đương qui | 9 | Trích thảo | 6 | ||
Đẳng sâm | 24 | Sinh Long cốt | 18 | Tam thất bột | 4.5 | ||
Bạch truật | Hoàng kỳ | Long cốt | |||||
Mẫu lệ | Sinh địa | Bạch thược | Hải phiêu tiêu | ||||
Tây thảo căn | Tục đoạn | Thăng ma |
Huyết Nhiệt:
Triệu chứng: Kinh nguyệt ra nhiều, mầu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, dính, khát muốn uống nước lạnh, tâm phiền, hay mơ, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung, chỉ huyết.
Phương: tứ vật lương huyết thang
Đương qui | 10 | Xuyên khung | 3 | Sinh địa | 10 | ||
Bạch thược | 12 | Thăng ma | 5 | Hoàng liên | 5 | Ngải diệp | 3 |
Hoàng cầm | 10 | Đan bì | 10 |
Huyết Ứ:
Triệu chứng: Kinh ra nhiều, mầu đỏ tối, có cục, hành kinh thì bụng đau hoặc khi hành kinh bụng dưới trướng đau, lưỡi tím tối hoặc có vết ứ huyết, mạch Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, cố Xung, chỉ huyết.
Phương thuốc: Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám)
Qui vĩ | 12 | Thục địa | 16 | Bạch thược | 12 | ||
Xuyên khung | 10 | Hồng hoa | 8 | Đào nhân | 8 | Tam thất | 4 |
Các vị thuốc chữabệnh kinh nguyệt
*********************