Kiến thức y khoa

ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

1.Nhắc lại giải phẫu

– Dây thần kinh hông to là dây thần kinh to và dài nhất cơ thể.

– Được cấu tạo bởi 2 rễ chính là rễ L5 và S1 và các rễ phụ L4, S2, S3

– Thần kinh hông to đi từ chậu hông qua khớp xương cùng chậu, qua lỗ khuyết hông của xương chậu để vào mông, xuống đùi, kheo, rồi chia làm hai nhánh.

+ Nhánh trước ngoài: đi dọc trước ngoài cẳng chân, xuống mắt cá, chia nhiều nhánh chi phối mu chân, ngón cái và hai ngón 2, 3.

+ Nhánh sau trong: đi sau cẳng chân. Xuống gót chân, chi phối gan bàn chân và hai ngón 4, 5.

2.Nguyên nhân

2.1.Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất (>80%). Thường xảy ra sau chấn thương như mang các vật nặng hay té ngã.

2.2. Thoái hoá đốt cột sống thắt lưng: gai đốt sống; hay biến dạng bẩm sinh cột sống.

2.3. Viêm dính cột sống, thấp khớp, lao cột sống, ung thư cột sống…

2.4. U trong khung chậu như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng chức năng

3.1.1. Đau: Là dấu hiệu chủ yếu, thường xuất hiện sau gắng sức nặng, bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng, đau một bên lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo, bắp chân, bàn chân. Đau có thể dữ dội, liên tục làm cho bệnh nhân không đi đứng, không quay trở được; có thể đau ít, tiến triển từ từ, nằm thì đỡ đau, khi vận động đau tăng lên.

Có khi bệnh xuất hiện dần dần sau gắng sức nhiều lần và liên tục.

3.1.2. Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác hoặc có cảm giác tê bì như kiến bò, hay có cảm giác như bỏng ở chân… vùng rối loạn cảm giác tuỳ theo rễ thần kinh bị chèn ép:

+ Tổn thương L5: mất cảm giác phía ngoài đùi, xuống cẳng chân, đến bàn chân vùng đó quặt vào chân đến ngón chân cái 2,3.

+ Tổn thương S1: mất cảm giác sau trong đùi, xuống cẳng chân và bàn chân hai ngón 4, 5.

3.2. Triệu chứng thực thể

-Các điểm đau Valleix: các điểm trên dây thần kinh hông to ấn vào đau tăng lên. Đặc biệt khi ấn vào cạnh đốt sống thắt lưng V, nơi xuất phát của rễ thần kinh sẽ gây đau lan khắp dây thần kinh.

-Nghiệm pháp Lasegue: Bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi thẳng, nâng chân bệnh nhân lên từ từ đến một mức nào đó, bệnh nhân kêu đau phải co chân lại.

-Dấu hiệu Néri: Bệnh nhân ngồi 2 chân duỗi thẳng trên giường, đầu cuối về trước, đưa tay chạm ngón chân cái, dây thần kinh căng gây đau bệnh nhân gập chân lại.

-Rối loạn vận động: nếu tổn thương kéo dài, chi dưới liệt nhẹ, co duỗi kém, bàn chân và ngón chân cái không ngóc lên được.

+ Tổn thương L5: bn đi bằng ngón thì dễ, bàn chân không dạng ra được + Tổn thương S1: bn đi bằng gót thì dễ, bàn chân không khép vào

3.3. Triệu chứng XQ: phát hiện được tổn thương cột sống thắt lưng như viêm, u, chấn thương, thoái hoá đốt sống…

4. Tiến triển

Tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh và hiệu quả điều trị. Nếu do thoát vị đĩa đệm, cố định, nghỉ ngơi, sau 2-3 tuần bệnh nhân đi được. Có trường hợp bệnh kéo dài, đau âm ỉ, tái phát khi làm việc nặng, đưa đến teo cơ, hạn chế vận động.

5. Điều trị

5.1. Giai đoạn cấp

– Nghỉ ngơi tuyệt đối: bệnh nhân nằm trên giường, kê gối dưới chân và khoeo chân.

– Thuốc giảm đau, chống viêm + Aspirin: 4-5 g/ ngày

+ Paracetamol: 1-2g/ ngày + Diclofenac: 50mg x 2 viên, ngày 2-3 lần + Indometacin: 25mg x 4-6 viên/ ngày, 2-3 lần Tiêm ngoài màng cứng: Novocain 1% x 10ml, Vitamin B12: 500 – 1000microgam…

– Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Seduxen,…

– Quang tuyến liệu pháp:

5.2. Giai đoạn bán cấp, mạn tính

– Vật lý trị liệu pháp: chườm nóng, xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt,…

– Chế độ sinh hoạt, lao động thích hợp.

– Phẫu thuật: Trường hợp thoát vị đĩa đệm đã điều trị nội khoa không đỡ hoặc tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời