Vị thuốc vần C

Cây lá dứa

Tên thường gọi: Còn gọi là lá dứa thơm, cây cơm nếp, cây lá nếp

Tên khoa học:Pandanus amaryllifolia Roxb.

Họ khoa học: Thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.

(Mô tả, hình ảnh cây lá dứa, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây lá dứa là một cây thuốc quý. Cây mọc thành bụi, có thể cao 1m, đường kính thân 1-3cm, phân nhánh, lá hình mác, nhẵn, xếp thành hình máng, dài 40-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, có nhiều gân, mùi thơm như mùi cơm nếp, để khô càng thơm.

Phân bố, thu hái:

Cây mọc hoang dại và được trồng đặc biệt tại các tỉnh phía nam để lấy lá tươi hay khô cho vào thức ăn như bánh, kẹo…

Thu hái quanh năm

Bộ phận dùng

Lá tươi hay khô

Thành phần hóa học

Lá có mùi xạ rất đặc trưng mà các loài Pandanus khác không có. Mùi này do một enzym không bền vững dễ bị oxy hoá.

Tác dụng dược lý

Cao toàn phần cồn 50 % từ lá dứa làm hạ rõ rệt mức glucose huyết của các chuột được gây đái tháo đường thực nghiệm. Cao chiết này không gây biểu hiện độc tính cấp trên chuột bình thường uống liều tối đa có thể bơm qua kim cho chuột uống (200 g/kg). Những kết quả trên đem lại hy vọng về khả năng tận dụng một nguồn nguyên liệu dễ tìm trong đời sống để phát triển một sản phẩm sử dụng trong điều trị hỗ trợ bệnh đái tháo đường.

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị

Có mùi thơm đặc trưng

Công dụng

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle. Lá dùng phối hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông giúp cho các bà mẹ mới sinh con thêm sức khoẻ và có da dẻ hồng hào.

Là cây hương liệu cổ truyền ở Malaixia và cả ở Inđônêxia người ta cũng đều gọi là Dứa thơm.

Điều trị cho những người thần kinh yếu

Rửa sạch 3 miếng lá dứa, hãm với 3 bát nước sôi và uống 2 lần sáng, chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh.

Điều trị tăng huyết áp

Ngoài việc điều trị bệnh thần kinh yếu, lá dứa đun sôi với nước cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Chỉ với 2 cốc mỗi ngày là đủ để đối phó với căn bệnh này.

Loại bỏ cảm giác lo lắng

Với những người hay lo lắng hoặc căng thẳng, người ta cũng dùng nước sắc của lá dứa dại với liều 2 lá dứa to sắc với một ly nước. Lá dứa hiệu quả trong việc làm dịu căng thẳng từ các chất tannin.

Điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp

3 lá dứa cùng một chén dầu dừa trộn cùng dầu bạch đàn giúp chữa đau nhức cơ bắp do thấp khớp, bằng cách xoa bóp và ngâm trong nước lá dứa ấm.

Cho cảm giác ngon miệng

Những người gầy gò do biếng ăn và không có cảm giác ngon miệng thì lá dứa có thể là một giải pháp. Đun sôi 2 miếng lá dứa uống trước khi ăn 30 phút thường xuyên có thể giúp bạn tăng sự thèm ăn.

Hiệu quả với tóc

Từ quan điểm về cái đẹp, lá dứa rất hữu ích để khắc phục những vấn đề về tóc. Một mớ lá dứa thơm (khoảng 7 lá) đun đến khi nước ngả màu xanh đậm (khoảng 1 bát đầy), để qua đêm, sau đó thêm nước cốt của 3 quả nhàu trộn thành hỗn hợp. Gội đầu 3 lần một tuần sẽ làm tóc đen bóng. Để loại bỏ gàu, ta dùng lá dứa xay rồi massage nhẹ nhàng trên da đầu, sau đó gội sạch.

Phân biệt với cây cùng tên

Cần phân biệt Cây lá dứa (cơm nếp) có tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb. với Cây cơm nếp có tên khoa học trobilanthes acrocephalus T. Anders, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).     Cây mọc hoang dại thành bãi, dưới tán rừng thưa, nơi ẩm mát. Không thấy trồng để chế biến thức ăn.     Là loài cây thảo (cỏ), thân mềm, mọc bò rồi dựng đứng lên, ở mỗi mấu đốt thân phình lên. Lá mọc đối, thành từng cặp không bằng nhau; mép khía răng cưa tròn và nhăn nheo, hai mặt đều có lông thưa, để héo có mùi thơm như mùi cơm nếp (do đó có tên là “cây cơm nếp”). Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa quả từ tháng 3-5 tới tháng 8-9.     Để làm thuốc, dùng toàn cây, trừ bỏ rễ, cắt thành từng đoạn, phơi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè.     Dân gian dùng cây này sắc uống (hoặc sắc lấy nước nấu cháo) để lợi sữa và tăng sức khỏe cho sản phụ; còn dùng làm thuốc an thần, chữa đau đầu khó ngủ. Một số địa phương, thường sử dụng cây cơm nếp này, phối hợp với lá chanh, lá dâu tằm, gà con, … để bó gãy xương. Tuy nhiên, cây này có độc, do đó người không có kinh nghiệm, chỉ nên dùng để đắp ngoài.

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Cây lá dứa ở đâu?

Cây lá dứa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hầu hết các chợ đều có bán lá dứa. Khách hàng có thể tìm mua lá dứa tươi tại các chợ tại địa phương.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc đông y được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo

Giá bán vị thuốc đông y tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

Tag: cay cay la dua, vi thuoc cay la dua, cong dung cay la dua, Hinh anh cay cay la dua, Tac dung cay la dua, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời