BỆNH NGUYÊN
Sởi là một bệnh phát ban truyền nhiễm, gây thành dịch do virus sởi gây nên, virus sởi là một virus thuộc họ Paramyxovirus, chứa một ARN vói một loại kháng nguyên.
Virus sởi có khả năng lây truyền cao. Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt nhỏ dịch mũi-họng. Đường xâm nhập của virus là niêm mạc đường hô hấp.
TRIỆU CHỨNG
Thời gian ủ bệnh khoảng 11 ngày, nói chung không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt.
Triệu chứng lâm sàng đầu tiên xuất hiện sau ngày thứ 11 kể từ khỉ nhiễm virus: Hai triệu chứng nổi bật là sốt và viêm họng; trẻ có thể sốt cao 39-40°C. Biểu hiện của hiện tuợng viêm họng là trẻ bị chảy nước mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, ho nhiêu, ho khàn, có thể kèm theo ia chảy. Một, hai ngày sau khám miệng thấy mặt trong má có dấu hiệu Koplik, là dấu hiệu đặc thù của bệnh sởi.
Trẻ tiếp tục sốt cao một hay hai ngày, khi có dấu hiệu Koplik hay sau khi bắt đầu sốt 3-4 ngày thì ban sởi xuất hiện, bắt đầu từ gáy, mặt, rồi đến các phần khác của cơ thể, cuối cùng đến chân. Đặc điểm của ban sởi là những nốt ban mầu hồng, sờ vào hơi ướt, mịn, có thể rời rạc hoặc dày đặc từng đám. Lúc này trẻ mệt, kém ăn.
Thường 3 ngày sau khi sởi mọc, ban sởi bắt đầu bay, nhạt dần, nốt nào mọc đầu tiên thì bay trước, để lại vết thâm và bong da nhỏ trắng như rắc phấn, vết thâm này kéo dài khoảng 1 tuần lễ mới hết. Lúc này trẻ lại sức dần, hết sốt.
Chẩn đoán bệnh sởi chủ yếu dựa vào lâm sàng.
CÁC GIAI ĐOẠN NHIỄM BỆNH SỞI
|
Ngày |
Hiện tượng |
0 |
Vào đường hô hấp, niêm mạc |
|
1+ |
Hạch lympho khu vực |
|
2 |
Virus máu tiên phát |
|
3-5 |
Hạch lympho nội tạng |
|
Hệ thống võng- nội mô |
||
6-15 |
Virus máu thứ phát |
|
10-11 |
Tièn triệu |
|
, 14 |
Ban sởi |
|
/1 15-17 |
Kháng thể |
|
Hồi phục lâm sàng |
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VÔI BỆNH NGOẠI BAN KHÁC
Bảng: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI CẤC BỆNH NGOẠI BAN |
|||||
Bệnh |
Thời gian ủ |
Tiền triệu |
Ngoại ban |
Nội ban |
Biều hiện khác |
Sởi |
9-11 ngày |
3 ngày viêm long, ho, chảy nước mũi và viêm màng tiếp họp |
Đỏ, nốt ban hồng tụ từng đám, mịn, từ mặt đến chân kéo dài 7-10 ngày, đề lại vết thâm, bong da |
Koplik |
Ho nhiều |
Rubêon (Rubeíla) |
12-14 ngày ThưÒTìg không có |
Ban sần tím rời rạc, lan rộng nhanh, kéo dài 3-5 ngày |
Không rõ |
Hạch to |
|
Đào ban trẻ em (Roseola infantum) |
10-14 ngày 3 ngày sốt, ưẻ vẫn khỏe |
Ban sần hồng riêng rẽ, thoáng qua hết nhanh |
Không có |
Trẻ vẫn khỏe có thề bị co giật trong con sốt đầu tiên |
|
Hồng ban nhènkhiỉìn (Eiythema ìníectìosum' |
Khoảng 7-14 ngày 1 |
Không |
Vết đỏ ờ má, ban như vết cắt ờ chi, tái phát, kéo đài 7-14 ngày |
Thay đồi |
Ban là dấu hiệu đặc thù có thề xuất hiện ờ chi khi ủ ấm (tắm, mặc quần áo) |
Sốt tinh họng nhiệt (Scarlet fever) |
2-5 ngày |
1-2 ngày sốt, nôn , đau họng |
Chấm đỏ, đau dát, tụ từng đám, kéo dài 7 ngày, bong da |
Họng đỏ, viêm hạnh nhân, chấm xuất hựyết ở vòm hầạ lưỡi rộp |
Xanh tái quanh miệng, nhiều vết ban ở các chỗ nếp gẫp da, tó ờ tình trạng nhiễm độc |
NbỂtn virus Thay đồi đuòtg tuộc (thường ngắn) |
Thay đồi |
Có thề giống trên. Vói ECHO chấưi xuất huyết, Cũxackie mụn nước |
Thay đồi |
Nhiều nguời trong gia đình mắc, viêm dạ dày ruột, dịch nhò địa phưong |
BIẾN CHỨNG
Thông thưòng sau khi sởi đã lặn trẻ phải hết sốt. Nếu thấy sốt lại phải nghĩ tới có biến chứng. Biến chứng của sởi thường nặng, dễ tử vong. Biến chứng phổ biến nhất của sởi là biến chứng ỏ đường hô hấp, đường dạ dày-ruột, miệng, mắt và một số biến chứng khác.
-Những biến chứng hô hấp là viêm mũi-họng, viêm tai giữa, viêm thanh-khí-phế quản, viêm phế quản nhỏ. Đáng lưu ý là ở trẻ có ổ sơ nhiễm cao, sau khi bị sởi, lao tiến triển thành các thể lao nặng.
-Biến chứng ở đường tiêu hóa là viêm miệng, đáng ngại hơn là viêm miệng hoại tử, thuờng xảy ra ở trẻ bị kiêng nưóc không lau rửa miệng. Biến chúng tiêu hóa hay gặp là ỉa chảy gây mất nước.
-Biến chứng ỏ mắt thường thấy là viêm màng tiếp hợp, khô loét giác mạc do thiếu vitamin A.
-Biến chứng khác: viêm não, viêm cơ tim, xuất huyết giảm tiểu cầu. Điều đáng quan tâm nữa là sau sởi, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nặng.
ĐIỀU TRỊ
Bệnh sởi là một bệnh do virus gây ra, vì vậy nếu chưa có biến chứng thì không đưọc dùng kháng sinh.
Truớc hết cần chăm sóc, lau rửa miệng, rửa sạch dỉ mắt, chống tập quán kiêng nuớc khi bị sởi để tránh cac biến chứng viêm miệng, viêm màng tiếp hợp. Có thể dùng dung dịch Cloramphenicol 1% vào mắt khi có bội nhiễm.
Để tránh hiện tuợng khô giác mạc do thiếu vitamin A, có thể cho trẻ dùng nang Vitamin A 100.000 đơn vị trong 2 ngày đầu, cho lại một lần nữa sau khi sởi bay.
Cho trẻ tiếp tục bú mẹ, ăn đầy đủ thức ăn nhiều đạm như trứng, đậu, thịt. Cho trẻ uống đủ nước vì trẻ bị mất nước do sốt cao, ỉa chảy.
Khỉ trẻ ỉa chảy nhiều phải cho trẻ uống nhiều nước cháo muối, ORESOL và tiếp tục cho bú, cho ăn như thưòng (xem phần ỉa chày).
Khi sốt cao: Paracetamol 0,03-0,05g cho trẻ 6-12 tháng, 0,l-0,15g cho trẻ 13 tháng đến 5 tuổi và 0,15-0,25 cho trẻ 6-15 tuổi.
Chỉ khi trẻ bị viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh-khí-phế quản mới dùng kháng sinh nhu Penicillin, Ampicilin hoặc Erythromycin cephalosporin. Nếu trẻ khó thở nhiều, cần phải chuyển lên tuyến trên.
Bệnh sởi có khả năng lan truyền nhanh và rộng, ngay từ giai đoạn mới có sốt và viêm họng, trước khi có ban sởi. Do đó cần cách li trẻ bị sởi sớm.
Chỉ cần tiêm phòng một mũi vacxin phòng sởi dưới da lúc trẻ 9 tháng là có khả năng tránh được bệnh sởi.