Vị thuốc vần M

Xoài

Tên thường gọi: Xoài

Tên khoa học: Mangifera indica L.

Họ khoa học: thuộc họ Ðào lộn hột – Anacardiaceae.

(Mô tả, hình ảnh cây xoài, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Xoài không chỉ biết đến là loại cây ăn quả ngon mà còn là một cây thuốc. Cây xoài là một cây gỗ lớn, cao 10-20m, có tán rậm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm. Hoa họp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn. Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.

Bộ phận dùng:

Quả, hạch của quả, lá, vỏ thân – Fructus, Nux, Folium et Cortex Mangiferae Indicae.

Nơi sống và thu hái:

Cây xoài có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới. Ở nước ta, Xoài được trồng ở nhiều nơi. Có nhiều thứ khác nhau như Xoài tượng, Xoài cát, Xoài cơm, Xoài thanh ca, v.v.. có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Ở Việt Nam, xoài được trồng phổ biến ở các tỉnh phía nam từ Khánh Hòa trở vào, song nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Vài năm gần đây, cày cũng được phát triển trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc, nhưng là giống xoài mới đã được lai ghép với giống xoài gốc ở các tỉnh miền Nam. Xoài là loại cây gỗ lớn; ưa sáng, ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 24 đến 27°c. về mùa khô, nhiệt độ tãng lên đến 36 – 38°c cây vẫn chịu đựng được. Lượng mưa hàng năm ở các vùng có nhiều xoài từ 1500 đến 2500 mm. Xoài cũng có thể sinh trưởng phát triển tốt cả ở nhũng vùng cận nhiệt đới như Trung Quốc, Ân Độ – nơi có nhiệt dộ trung bình năm 20 – 22°c. Xoài có thể sống được trên nhiều loại đất, thoát nước nhanh và pH từ 5,5 – 7. Cây có bộ rễ cọc phát triển, ăn sâu tới 2,5m. Vì thế cây chống chịu được giông bão. Xoài ra hoa quả nhiều hàng năm; hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Cây trồng ở các tỉnh phía nam có mùa hoa quả trùng với mùa khô; vào lúc hoa nở rô gặp mưa hay sương mù thường ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ đậu quả và năng suất của cây. Nhiệt độ thích hợp cho quả chín từ 25 đến 30°c.

Thành phần hóa học:

Quả chứa nhiều caroten và vitamin B1, B2 và C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu và tanin. Lá chứa tanin và một hợp nhất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3% tanin và mangiferin.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng trên virus:

a)Virus cúm: Cao chiết từ lá xoài, pha nồng độ 0,1 -1 g/ml. Nuôi cấy virus cúm trong phôi gà. Lấy 0,2 ml dịch cao đã pha, cho vào phôi gà, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus.

b)Virus gây bệnh herpes: Hoạt chất mangiferin và isomangiferin với nồng độ 25 – 250 Ịig/ml, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Herpes 69,5%. Nếu đồng thời đưa virus và thuốc vào cùng một lúc thì tác dụng ức chế là 56,8%.

c)Virus gây bệnh hại cây: Tinh dầu thu được từ cụm hoa của cây xoài có tác dụng ức chế có ý nghĩa trên một số loại virus hại cây như virus thuốc lá, virus khoai tây, virus đậu, virus dưa chuột.

Tác dụng kháng khuẩn: Dùng nhân hạt của quả còn xanh, thái nhỏ, phơi khô, tán thành bột thô. Lấy mỗi mẫu 250g chiết bằng ethanol lạnh, rồi cô chân không được 25g bột cao khô (a). Hòa 25g cao vào 100 ml nước, rổi chiết lần lượt bằng eíher dầu, dichlometan, ether ethylic và ethyl acetat. Dịch chiết thu được, cô chân không để được bột. Phân đoạn 1 và 2 được rất ít, không đáng kể, nên bỏ đi. Phân đoạn với ether ethylic được 20 g(b) với ethyl acetat được 5g (c).

Đã thử 3 chiết phẩm a, b, c trên một số loại vi khuẩn. Kết quả đã xác định được nồng độ tối thiểu ức chế (mg/ml) đối với Escherichia coli lần lượt là 3,0; 2,0 và 1,0; Aerobacterium tumefaciens là 1,5; 1,5 và 1,25; Pseudomonas aeruginosa là 4,0; 2,0 và 2,0; Proteus vulgaris là 3,0; 2,0 và 1,25; Staphylococcus aureus là 2,0; 2,0 và 1,25; Sarcina lutea là 2,0; 1,25 và 1,25; Bacillus firmis là 3,0; 2,0 và 1,25 mg/ml.

Cao lá xoài chiết cồn cũng có tác dụng kháng khuẩn. Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) Staphylococcus aureus là 6,25 mg/ml, Escherichia coli là 50 mg/ml và Bacillus pyocyaneus là 100 mg/ml.

Tác dụng kháng nấm: Dùng nhân hạt xoài, chiết được cao cồn (a) và phân đoạn ether etylic (b) và ethyl acetat (c) như ở mục 2. Ngoài ra còn chiết cả bằng dimetylsulfoxyd (DMSO) thấy phân đoạn DMSO không có tác dụng trên cả 3 loại nấm. Cả 4 phân đoạn chiết đều không có tác dụng trên Candida albicans. Tuy nhiên 3 phân đoạn (a), (b) và (c) có tác dụng ức chế sự phát triển của 2 nấm Candida lunata và Trychophyton mentagrophytes.

Tác dụng chống viêm: Dùng nhân hạt quả xoài còn chưa chín, thái lát, phơi khô, tán thành bột thô rồi chiết bằng ethanol. Sau đó cô chân không sẽ được cao khô. Thử trên chuột cống trắng liều cho uống 50 mg/kg.

-Trên mô hình gây viêm cấp bằng caragenin, cao ức chế được 48,7%. So sánh với phenylbutazon (liều 50 mg/kg, tiêm trong màng bụng) ức chế được 53,8% và betamethazon (liều 0,5 mg/kg, tiêm i.p) ức chế được 50,0%.

-Trên mô hình gây viêm cấp bằng serotonin (5HT: 5 – hydroxytryptamin), cao ức chế được 45%; bằng dextran ức chế được 33,3%; bằng bradykinin, ức chế được 35,5%. Nhưng khi gây viêm cấp bằng PGEL cao không có tác dụng (chỉ ức chế được 8,2%).

-Trên mô hình gây ri dịch màng phổi bằng turpentin ở chuột cống trắng, thuốc ức chế được 80,4%.

-Trên mô hình gây u nang thực nghiệm bằng turpentin ở chuột cống trắng, cao (50 mg/kg, uống) ức chế được 50%, trong khi phenylbutazon (50 mg/kg, tiêm i.p.) ức chế 70,0% và betamethazon (0,5 mg/kg, i.p.) ức chế được 72%.

-Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng hạt bông với liều và cách dùng như trên, cao ức chế được 35,7%, phenylbutazon 50,0% và betamethazon 57,1%.

-Trên mô hình gây viêm đa khớp thực nghiệm bằng adjuvant, cả 3 thuốc nghiên cứu đều có tác dụng ức chế rất mạnh viêm đa khớp. Riêng về trọng lượng chuột, sau đợt thí nghiệm 25 ngày, ở lô đối chứng trọng lượng giảm 34,0%, lô phenylbutazon giảm 34,0%, lô betamethazon giảm 52,0%, nhưng lô dùng cao chi giảm 12,0%.

Tác dụng chống viêm của mangiferin: Mangiferin với liều 50 mg/kg cho chuột cống trắng uống hoặc tiêm trong màng bụng, có tác dụng ức chế phù (viêm cấp) do caragenin, và ức chế u hạt (viêm mạn tính) do cấy viên bông vào dưới da lưng. Chuột đã cắt bỏ tuyến thượng thận, vẫn có tác dụng chống viêm trên 2 mô hình trên; điều đó chứng tỏ tác dụng chống viêm của mangiferin không thông qua cơ chế tác động trên tuyến thượng thận.

Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Pha mangiferin thành dung dịch treo trong gôm arabic 2%. Tiêm trong màng bụng cho chuột cống trắng hoặc chuột nhắt trắng liều 50, 100 và 200 mg/kg. Kết quả thấy chuột giảm hoạt động tự nhiên, gây ra trạng thái yên tĩnh và nhắm mắt, chứng tỏ thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Độc tính:

-Cho chuột cống trắng uống liều 500 mg cao khô chiết cồn cho 1 kg thể trọng (gấp 10 lần liều có tác dụng chống viêm), chuột vẫn không có biểu hiện độc.

-Lá xoài trâu bò ăn được, nhưng có độc, nếu ăn lâu ngày sẽ gây ngộ độc và có thể chết.

-Tài liệu Trung Quốc cho biết cuống quả xoài còn xanh là tác nhân gây dị ứng, nếu tiếp xúc có thể gây viêm da.

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị

– Quả, vỏ, lá xoài có vị chua, ngọt, tính mát. Lá có tác dụng chỉ dương, hành khí, sơ trệ, lợi tiểu, vỏ thân có tác dụng thu liễm, sát trùng.

– Hạch quả có vị chua, chát, tính bình. Hạch quả có tác dụng chỉ khái, kiện vị

– Thịt quả có tác dụng thanh nhiệt, tiêu trệ, ích vị, chì thổ, giải khát, lợi niệu

– Nhựa từ vỏ thân ri ra màu đen không mùi, vị chát đắng, hơi cay, cũng có tác dụng như vỏ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Xoài và hạch quả dùng trị ho, tiêu hóa không bình thường, sán khí. Thịt quả dùng trị bệnh hoại huyết và loạn óc. Hạch quả còn dùng trị giun, và ỉa chảy. Vỏ quả dùng trị kiết lỵ.

Lá dùng trị các bệnh phần trên đường hô hấp như ho, mạn tính hay cấp tính, thủy thũng và dùng ngoài trị viêm da, ngứa ngáy ngoài da.

Vỏ thân thường được dùng trị ho, đau sưng họng và . Nhựa từ vỏ dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và bệnh ngoài da, cũng dùng trị bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều.

Liều dùng

Quả chín dùng để ăn không có liều cố định, tuy nhiên trẻ em không nên ăn quá nhiều có thể gây tích nhiệt.

Lá xoài dùng trong, ngày 20 – 30 g sắc uống.

Chữa đau răng:

Lấy một miếng vỏ thân tươi của cây xoài khoảng 30 – 40g, cạo bỏ vỏ ngoài, rồi thái mỏng, giã nát, ép lấy nước, thêm ít muối, rồi ngậm trong 10 phút, nhổ nước. Ngày 4-5 lần. -Nếu dùng khô, lấy 20g, sắc với 400 ml, giữ sôi trong nửa giờ, cô còn 100 ml. Thêm ít muối, ngậm mỗi lần 20 ml trong 10 phút, rồi nhổ đi. Ngày 3-4 lần, dùng nhiều ngày.

Vỏ xoài khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ. Cho bột vào chỗ răng đau, ngậm 10 phút, rồi nhổ đi. Ngày 3-4 lần.

Trị giun:

Nhân hạt xoài phối hợp với hạt chanh, mỗi vị 5 – 20g, giã nát, sắc uống vào sáng sớm lúc đói.

Hoặc: Nhân hạt xoài, phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 1,5-2g.

Chữa kiết lỵ, tiêu chảy:

Lá tươi, phơi trong râm đến khô, nghiền thành bột mịn. Uống mỗi lần 1 – 2g, ngày 2-3 lần.

Nhân hạt xoài 5 – 10g, giã nát, ép lấy nước, thêm ít muối vào uống. Ngày 2-3 lần, dùng 3 ngày

Nhân hạt xoài 15 – 20g, sắc kỹ với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Chữa xuất huyết tử cung, khái huyết, chảy máu ruột, trĩ:

Vỏ quả xoài chín, nấu thành cao lỏng 2: 1, cứ cách 1-2 giờ lại uống 1 thìa cà phê.

Trị ngứa lở ngoài da, âm đạo:

Vỏ thân sắc đặc, ngâm rửa. Có thể dùng nhựa xoài hòa với nước chanh rồi bôi.

Thông thường người ta trồng xoài để lấy quả ăn, đóng hộp xuất khẩu. Quả xoài ngon, bổ dưỡng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ra mồ hôi, giải nhiệt, tậ bệnh hoại huyết và loạn óc, tiêu hóa kém.

Vỏ quả xoài chín dùng để cầm máu, chống xuất huyết, rong kinh, bạch đới. Ngày 20 – 40g sắc uống. Hạch quả dược dùng trị giun, kiết lỵ, trĩ, xuất huyết. Ngày 5 – lOg, sắc uống.

Lá xoài được dùng trị các bệnh đường hô hấp trên như ho, viêm phế quản, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ngứa ngoài da.

Vỏ thân sắc đặc, ngậm hoặc rửa được dùng chữa sưng, viêm, lở loét miệng họng, đau răng, bệnh ngoài da hoặc lỏ ngứa âm đạo. Nhựa từ vỏ cây cũng được dùng như vỏ thân. Còn dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, vỏ rễ sắc uống để lợi tiểu. Mangiferin điều tri bệnh mụn rộp (herpes) rất tốt.

Nhựa cây tươi đem ngâm trong nước Chanh dùng trị các thứ ghẻ lở. Hạt phơi khô, tán bột, dùng mỗi lần 1,5g trị giun hoặc uống trị kiết lỵ, ỉa chảy. Lá thường dùng nấu nước xông trị các bệnh trong họng.

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Xoài ở đâu?

Xoài là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Xoài được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo

Giá bán vị thuốc Xoài tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

Tag: cay Xoai, vi thuoc Xoai, cong dung Xoai, Hinh anh cay Xoai, Tac dung Xoai, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời