RẮN CẮN – ĐỘC TÍNH – XỬ TRÍ
Thành phần của nọc rắn rất phức tạp gồm: các độc tố, các men và một số protein, muối khoáng…
Các độc tố gồm:
-Neurotoxin: Độc tố thần kinh.
-Cardiotoxin: Độc đối với tim.
-Hemolysin: Gây tan máu.
-Hemorragin: Gây chảy máu
-Coagulin: Gây chảy máu.
Ngoài ra, các protein của nọc rắn còn có khả năng gây dị ứng, sốc phản vệ.
2. Triệu chứng
|
3. Xử trí
3.1.Tại chỗ
-Không để nạn nhân tự chạy, đi.
-Đặt garô ngay trên vết cắn.( bỏ ra sau một giờ)
-Chườm đá, rửa vết cắn bằng nước sạch, cồn 700
-Chuyển nhanh bệnh nhân đến bệnh viện.
3.2.Tại bệnh viện
3.2.1. Tiêm huyết thanh chống nọc rắn (đặc hiệu)
-Tiêm dưới da xung quanh chỗ bị cắn 10-20ml huyết thanh đặc hiệu cho từng loại rắn. Nếu không rõ loại rắn phải tiêm loại huyết thanh đa giá.
3.2.2. Điều trị triệu chứng và theo dõi
-Phong bế quanh vết cắn bằng Novocain 1-2 % 5- 10ml. ( thử phản ứng)
-Tiêm huyết thanh phòng uốn ván SAT: 1500UI dưới da ( thử phản ứng)
-Cho kháng sinh dự phòng: Amoxicillin, Cephalexin 50mg/kg/ngày/ 5-7 ngày
-Chống phù nề bằng corticoides: Prednisolon 5mg X 4 viên / ngày/ 5-7 ngày uống sau ăn.
-Giảm đau, an thần.
-Thuốc cầm máu nếu có rối loạn chảy máu:
+ Adrenoxyl: ống 1,5mg ; viên 10mg. Liều 2 ống/ ngày.
+ Adona: ống 25mg, viên 30mg. Liều 2 ống/ngày.
+ Transamin: ống 0,25g ; viên 0,25g ; viên 0,5g. Liều 2 ống/ ngày.
-Theo dõi sát tình trạng:
+ Rối loạn đông chảy máu.
+ Suy thận cấp (thiểu niệu, vô niệu, urê và creatinine máu tăng).
+ Rối loạn hô hấp và tim mạch để xử trí kịp thời.