Viêm đại tràng tuy không gây tử vong nhưng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống kém, sút cân…một số trường hợp biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng. Tìm hiểu những kiến thức về bệnh viêm đại tràng giúp bạn phòng ngừa và điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm đỏ, phù nề, thậm chí có những chỗ bị tổn thương mất một phần niêm mạc đại tràng thành ổ loét. Bệnh không nguy hiểm nhưng kéo dài dai dẳng, điều trị dễ bị tái phát và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và vị trí viêm. Do đó, các bác sĩ thường phân loại viêm loét đại tràng theo vị trí của nó.
Triệu chứng thường thấy của viêm đại tràng là tiêu chảy mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể kèm theo đau bụng hoặc mót rặn, đau bụng có thể là âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, thường ở vùng bên trái bụng dưới, phân có thể có máu mủ cũng có khi chỉ có máu.
Ngoài ra có thể chán ăn bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, người gầy, mệt mỏi có khi sốt nhẹ, thiếu máu.
Có ít trường hợp trong quá trình bệnh lý có thể cơn bệnh nặng lên đột ngột, tiêu chảy 10-30 lần, sốt cao nôn nhiều, mất nước, rối loạn điện giải.
Một số bệnh nhân không đi vệ sinh được, một số thường xuyên buồn đi vệ sinh
Người bệnh có biểu hiện giảm cân
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu thói quen đi ngoài của bạn bị đảo lộn liên tục kèm theo một số biểu hiện như:
-
Đau bụng
-
Có lẫn máu trong phân của bạn
-
Tiêu chảy liên tục mà không đáp ứng với thuốc
-
Tiêu chảy nhiều khiến bạn mất ngủ
-
Một cơn sốt không rõ nguyên nhân kéo dài hơn một hoặc hai ngày
Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng cho đến nay vẫn chưa rõ. Có thể có liên quan đến nhiễm vi khuẩn hoặc virút đường ruột, yếu tố tinh thần bị kích thích, nhạy cảm thức ăn hoặc phản ứng tự miễn của cơ thể.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả soi chụp đại tràng, trực tràng (niêm mạc xung huyết, loét, chất máu mũi, niêm mạc biến dạng).
là một bệnh tiêu hóa, Đại tràng là cơ quan phụ trách việc tống cặn bã và khí độc xuống dưới rồi bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi độc khí giáng xuống bị trở ngại sẽ nghịch lên làm cho ngực bụng đầy tức, đại tiện táo, hoặc nát, khó đi, hoặc phân nhỏ đi không thoải mái, đại tràng co thắt, dùng thang thuốc VDT co thắt và thuốc viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" là bệnh khỏi.
Nếu cứ ăn đồ sống lạnh là bị đi ngoài dùng, đầy bụng khi đang bị nhai vài viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" bụng lập tức dễ chịu, hết đi ngoài. Nếu uống vài tháng thì Tỳ, Vị, Đại tràng khỏe mạnh ăn gì cũng được.
Nếu Bụng trướng cấp bách, sôi bụng, có lúc khó đại tiện, cólúc đại tiện trong phân lẫn nhầy nhớt trắng và đỏ, phiền táo uất ức là viêm đại tràng kèm Can vượng tỳ hư dùng thang"VĐTCan vượng tỳ hư" cùng với "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" là khỏi.
Nếu đại tiện lỏng ngày 4-5 lần, kéo dài lâu không khỏi, đói mà không muốn ăn, mỏi mệt yếu sức, vùng lưng ê mỏi, lưỡi đỏ, mạch huyền tế là do, hoặc miệng khô, người gầy, nóng, là do Tỳ thận âm hư dùng bài "VĐT tỳ thận âm hư" cùng viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN".
VIÊM ĐẠI TRÀNG:120.000 đ/hộp/dùng trong 7 ngày
Thuốc thang VDT các loại: 70.000 – 80. 000 đ/thang
Những bệnh nhân ở xa thuốc được gửi theo đường bưu điện
Điều trị viêm đại tràng
Tôi năm nay 50 tuổi, cách đây 3 năm đi soi đại tràng bác sĩ kết luận viêm đại tràng đã kê đơn cho dùng thuốc nhưng không khỏi. Từ đầu năm đến giờ bệnh có chiều hướng nặng hơn (đi ngoài 3-4 lần/ngày phân lỏng). Vậy xin hỏi cách điều trị?
Bùi Hồng Lâm(Bắc Giang)
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh phổ biến, kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng có nhiều như do nhiễm khuẩn lao, lậu, lỵ, do táo bón kéo dài và do cả chế độ ăn uống không hợp lý. Khi bị mắc bệnh, người bệnh bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, phân không ổn định (lỏng, nát, táo bón), người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng hay bị trướng, đầy hơi. Những người bị viêm đại tràng mạn ngoài việc dùng thuốc thì nếu thay đổi chế độ ăn uống, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhiều. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng, giúp cho đại tràng có cơ hội được nghỉ ngơi nhằm nâng cao khả năng hồi phục của đại tràng, Người bệnh cần phải cân đối các chất trong thực đơn. Nên ăn giảm chất béo, tăng cường chất xơ, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các thực phẩm nên dùng là gạo, khoai tây, các chế phẩm từ sữa đậu nành, các loại rau xanh nhiều lá như ngót, cải, muống. Không nên ăn rau sống, trái cây khô, đóng hộp, hạn chế các chất kích thích, gia vị gây kích ứng như ớt, hạt tiêu. Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mạn đòi hỏi người bệnh phải có tinh thần lạc quan nên cần tránh những lo âu, phiền muộn không đáng có.
Thủ phạm gây viêm đại tràng
Viêm đại tràng mạn là bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân. Do nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng hoặc không do nhiễm như viêm loét đại tràng vô căn, bệnh crohn, xạ trị, thiếu máu. Bệnh có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đại tràng.
Trong phạm vi bài này, xin đề cập tới một số nguyên nhân thường gặp của viêm đại tràng mạn.
Viêm đại tràng do amip (lị amip): bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa. Kén amip đã trưởng thành theo thức ăn vào dạ dày, qua ruột non rồi từ đoạn cuối hỗng tràng đi vào đại tràng. Amip gây ra những tổn thương viêm loét ở manh tràng, đại tràng và trực tràng. Bệnh nhân có những triệu chứng đi tiêu phân nhày lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm phân để tìm amip, xét nghiệm huyết thanh, nội soi đại tràng sinh thiết có thể thấy được những hình ảnh tổn thương loét đặc hiệu ở đại tràng. Việc điều trị tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh mà dùng metronidazol uống hay iodoquinol để ngừa tái phát. Nếu nặng phải nhập viện để điều trị.
Viêm đại tràng do lao: Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột còn hình ảnh lao khi chụp Xquang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lao qua đường ăn uống. Bệnh diễn tiến mạn tính với những triệu chứng nhiễm lao (sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, biếng ăn, thể trạng suy sụp và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân đờm nhớt và có máu). Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột và lao màng bụng. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân, nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao. Việc điều trị lao ruột cũng phải theo phác đồ điều trị lao chung với các thuốc đặc hiệu như isoniazit, riafampin, pyrazinamid, ethambutol. Chú ý phải sử dụng đủ thuốc, đúng liều và đúng phác đồ để tránh hiện tượng kháng thuốc. Theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc. Khi có biến chứng tắc ruột cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Viêm loét đại tràng vô căn: Bệnh không tìm thấy nguyên nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hay virut ở đại tràng. Nguyên nhân có thể liên quan đến những rối loạn miễn dịch và xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng. Triệu chứng bao gồm quặn bụng từng cơn, cảm giác mắc đại tiện cấp thiết, phân nhày máu kèm theo sốt, sụt cân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết. Về điều trị: cần cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, tránh sữa, dùng các thuốc chống tiêu chảy. Có khi cần sử dụng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nặng. Khi xảy ra biến chứng xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc hoặc thủng đại tràng cần phải mổ cấp cứu. Chỉ định cắt toàn bộ đại tràng khi sinh thiết đại tràng thấy có tình trạng loạn sản hoặc không đáp ứng điề
Chế độ ăn bệnh viêm đại tràng
Tôi bị bệnh viêm đại tràng mạn tính, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tôi cần phải có một chế độ ăn như thế nào, xin bác sĩ hướng dẫn.
Lê Thị Huỳ (Thanh Hoá)
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh phổ biến, kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng có nhiều như do nhiễm khuẩn lao, lậu, lỵ, do táo bón kéo dài và do cả chế độ ăn uống không hợp lý. Khi bị mắc bệnh, người bệnh bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, phân không ổn định (lỏng, nát, táo bón), người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng hay bị trướng, đầy hơi. Những người bị viêm đại tràng mạn ngoài việc dùng thuốc thì nếu thay đổi chế độ ăn uống, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhiều. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng, giúp cho đại tràng có cơ hội được nghỉ ngơi nhằm nâng cao khả năng hồi phục của đại tràng, Người bệnh cần phải cân đối các chất trong thực đơn. Nên ăn giảm chất béo, tăng cường chất xơ, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các thực phẩm nên dùng là gạo, khoai tây, các chế phẩm từ sữa đậu nành, các loại rau xanh nhiều lá như ngót, cải, muống. Không nên ăn rau sống, trái cây khô, đóng hộp, hạn chế các chất kích thích, gia vị gây kích ứng như ớt, hạt tiêu. Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mạn đòi hỏi người bệnh phải có tinh thần lạc quan nên cần tránh những lo âu, phiền muộn không đáng có.
Chất xơ với sức khỏe và bệnh đại tràng
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu chất xơ, sẽ gây. Táo bón lâu ngày gây giãn trực tràng, trĩ và nguy cơ cao.
Chất xơ là các polysacclarides không tiêu hóa được khi ăn, bao gồm các chất như cellulose, pectin, lignin… có trong các loại rau, củ, quả. Các chuyên giacho biết, tùy theo độ phân tán trong nước mà chất xơ được chia thành hai loại: chất xơ tan và chất xơ không tan.
Chất xơ tan có khả năng hòa tan trong chất lỏng, vào đường ruột dưới dạng gel; có tác dụng chống táo bón, tạo cảm giác no lâu, phòng chống béo phì, phòng ngừa tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, giảm cholesterol trong máu. Nguồn thực phẩm có chất xơ tan gồm các loại lá, rau, trái có độ nhớt cao, như: rau đay, rau mồng tơi, lá sương sâm, thanh long, các loại đậu nành, đậu ngự.
Chất xơ không tan không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, có vai trò chống táo bón, điều chỉnh cân nặng, hạn chế sự tăng đường máu sau ăn ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu, phòng chống ung thư trực tràng. Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không tan gồm vỏ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, gạo lức, lúa mì, lúa mạch nguyên vỏ, các loại rau, củ, quả.
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo: một người lớn cần ăn khoảng 35 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong đó phải đảm bảo trên 400g rau và trái cây. Ăn từ 300g – 400g rau, củ mỗi ngày sẽ nhận được từ 3g – 14g chất xơ.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng năm 2000, thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose được sắp xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: nhóm ngũ cốc (cám gạo mè, bánh mè đen, khoai mì, khoai lang, đậu xanh, đậu đũa, đậu rồng, đậu đen, đậu nành, hạt đậu cô ve, mè đen); nhóm rau (măng khô, nấm mèo, rau câu, măng tre, rau má, bắp chuối, đu đủ xanh, cải soong, xương rồng, bồ ngót, rau dền, rau lang, cải trắng, cần ta, rau muống); nhóm trái cây (chuối khô, vú sữa, thanh long, sầu riêng, cam, cái dừa, mít dại, nhãn, nho khô).
Theo các chuyên giatuy chất xơ không sinh năng lượng như các chất bột đường, đạm và béo nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng nhờ tác dụng của nó đối với ruột già, cholesterol máu, đường máu, điều chỉnh cân nặng…
Những trường hợp thường tiêu thụ không đủ lượng rau và trái cây như: ăn hàng quán, cơm hộp do công tác, du lịch; người già khả năng nhai kém; trẻ em; người bệnh, đặc biệt là những người phải ăn qua ống thông… cần bổ sung chất xơ từ những chế phẩm công nghiệp, ví dụ như những loại nước giải khát có chất xơ. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý các thành phần dinh dưỡng khác có trong những loại sản phẩm này như muối, đường, kali… để có thể chọn loại thực phẩm phù hợp nhất.
Theo baithuocnambacviet.com tổng hợp