Kiến thức y khoa

VIÊM CẦU THẬN – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

Y học hiện đại có hai loại viên cầu thận: viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.

VIÊM CẦU THẬN CẤP

Nguyên nhân

Trước kia cho rằng có hai loại: viêm cầu thận cấp điển hình (do liên câu) và viêm cầu thận cấp ác tính thể tiến triển (thể này đa số không do liên cầu).

Hiện nay nhò tiến bộ của khoa học kỹ thuật người ta cho rằng viêm cầu thận cấp không phai là bệnh mà là một hội chứng. Hội chứng viêm cầu thận cấp: có các loại biêu hiện lâm sàng giống bệnh viêm cầu thận cấp nhưng lại khác vể tôn thương giải phẫu bệnh học và không chỉ có sau nhiễm liên cầu mà còn sau nhiêm nhiều vi sinh vật khác: tụ cầu, phế cầu, virus, ký sinh trùng sốt rét… xuất hiện cùng với một SỐ bệnh: Lupue ban dỏ hệ thống, viêm nút quanh động mạch, bệnh đái đường.

Cơ chế

Cơ chế gây bệnh viêm cầu thận cơ chế miễn dịch: phức hợp miễn dịch (kháng nguyên kháng thể) lắng đọng ỏ cầu thận gây biện tượng hoạt hóa bổ thế và phan ứng viêm khong đặc hiệu… làm tổn thương cầu thận gây nên các biếu hiện lâm sàng mà không có hiện tượng nhiễm khuẩn tại chỗ.

Nguyên nhân: do liên cầu tan huyêt bêta nhom A.

Viêm cầu thận cấp thưòng xuyên xuất hiện sau nhiễm liên cầu từ 1 – 2 tuần.

– Liên cầu bêta tan huyết nhóm A:

+ Typ 4, 12, 25 (nhiễm khuẩn họng).

+ Typ 14 19, 57 (nhiễm khuẩn da).

Cơ thể bệnh

– Không có thể biểu hiện tổn thương màng đáy mao mạch tiểu cầu thận và bao

Lòng mao mạch tiểu cầu thận bị hẹp lại, cầu thận căng to hơn bình thường, do tăng sinh các tế bào giãn mạch và lắng đọng các thành phần miễn dịch, phù tế bào nội mạc mao mạch, tập trung nhiều bạch cầu đa nhân trong lòng mạch.

Lâm sàng

Phù

Xuất hiện sau nhiễm cầu khuẩn 1-2 tuần có thể đến 4 tuần.

Phù kín đáo (nặng mặt, mi mắt) phù trắng mềm ấn lõm, ăn nhạt có giảm phù, có thể phù thaongs qua, tiếp sau 1 tuần có thể phù to, tràn dịch các màng hoặc co giật do phù não.

Đái ít:

  • Đái ít L dưới 500ml/24h hoặc vô niệu (dưới 200ml/24h)
  • Đái ít (vô niệu) có thể kéo dài 1 tuần, nếu kéo dài 2 tuần thì tiên lượng sẽ xấu.

Đái máu: Có đái máu đại thể (màu nước tiểu như nước rửa thịt) hoặc đía máu vi thể (soi kính hiển vi, cặn Addis). Đái máu đại thể có thể hết qua 7-10 ngày nhưng đái máu có thể kéo dài hơn.

Cao huyết áp: Huyết áp tăng cả hai chỉ số, nếu tăng cao có thể có biểu hiện phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, suy tim.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu:

ASLO >250.

Nito phi protein tăng.

VSS tăng.

Creatinin, uree tăng.

Bổ thể C3, C4 trong máu giảm.

Nước tiểu: Protein niệu, hồng cầu, BC, trụ hạt … đều dương tính.

Chẩn đoán

Xác định: chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sang, cận lâm sang và tiền sử nhiễm liên cầu trước đó.

Phân biệt:

Đợt cấp viêm cầu cận mạn.

Lupus ban đỏ hệ thống

Sốt rét.

Tiên lượng

– Khoảng 60 – 80% tự khỏi.

– Trong số còn lại 20 – 40%:

+ Khoảng 10 – 30% trở thành viêm cầu thận mạn (sau 10 năm đến 25 năm). + Khoảng 1 – 2% tử vong ngay do tai biên phù phổi cấp, tai biến mạch máu não.

+ Còn lại khoảng 11% viêm cầu thận tiến triển nhanh, chết sau vài tháng.

Thể bệnh

– Thể thông thường: như trình bày ở trên.

– Thể không có biểu hiện lâm sàng: chỉ dựa vào xét nghiệm nước tiểu (protein, hồng cầu).

– The vô niệu: viêm cầu thận tiến triển nhanh.

– The cao huyết áp và biến chứng của cao huyết áp.

Điều trị

– Chủ yếu vẫn là chế độ nghỉ ngơi, ãn nhẹ, ăn nhạt, nằm nghỉ, tránh lạnh, ăn giảm đạm (nếu có urê máu tăng). Nếu K+ máu tãng: giảm ăn hoa quả, rau tươi.

– Thuốc:

+ Dùng kháng sinh cho những nhóm thông thường phòng nhiễm tiếp tục liên cầu.

+ Không sử dụng corticoid.

+ Có phù: cho lợi tiểu (Lasix).

+ Hạ huyết áp nếu có tăng huyết áp.

+ Chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng nếu suy thận cấp.

+ Điều trị tai biên phù phổi cấp, tai biến não (nếu có).

Nêu sau 5 đên 10 ngày điều trị, các triệu chứng hết; theo dõi một vài tháng đến 1 năm, nếu không xuất hiện ỉại là khỏi.

VIÊM CẦU THẬN MẠN

Định nghĩa

Viêm cầu thận mạn hạy còn gọi là suy thận tuần tiến không hồi phục là chỉ tình trạng thận suy kéo dài do tổn thương xơ hóa, thoái hóa ở cầu thận hoặc ống thận.

Bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm, có những đợt cấp xuất hiện nặng dần và gần nhau hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn rất phức tạp và khó tìm.

– Khoảng 80% không tìm thấy nguyên nhân.

– Còn 20% có thể do viêm cầu thận cấp kéo dài, sau hội chứng thận hư, sau một sô bệnh hệ thông, rôì loạn chuyển hóa (đái tháo đưòng) nhiễm độc chì, thủy ngân, cao huyết áp kéo dài.

Cơ thể bệnh học

Tăng sinh lan tỏa tế bào gian mạch, xơ hóa tiểu cầu thận, dày màng đáy mao quản tiểu cầu thận, xơ tiểu cầu thận từng ổ mảng, ngưòi ta chia ra làm các giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn sớm chưa có biểu hiện suy thận:

Chỉ phát hiện một cách vô tình, thỉnh thỏang có nặng mặt, mi mắt buổi sáng thóang qua rồi hết.

Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu, hồng cầu niệu, chức năng thận chưa bị ảnh hưởng.

b. Giai đoạn muộn có suy thận:

Xuất hiện tứ chứng Widal:

– Phù: thường phù kín đáo nhẹ, mềm, trắng (nặng hơn sẽ có dấu hiệu ấn lõm) nặng mặt, mi mắt, mắt cá chân. Có khi phải cân hàng ngày mới phát hiện được.

– Tăng huyêt áp: huyết áp cao cả tối đa và tối thiểu. Huyết áp cao tăng theo mức độ suy thận:

+ Suy thận độ 1: 20% có tăng huyết áp.

+ Suy thận độ 2: 80% có tăng huyết áp.

+ Suy thận độ 3: 90% có tăng huyết áp.

Có thể xuất hiện suy tim trái, phù phổi cấp, tràn dịch màng ngoài tim.

– Hội chứng nưóc tiểu:

+ Nước tiểu trong hoặc hơi vàng, số lượng bình thường nhưng cũng có thể tăng tới 2000ml/24h.

+ Protein ít: 1 – 2g/24h.

+ Nưốc tiểu có hồng cầu, trụ hạt (+).

– Hội chứng tăng đạm huyêt: urê máu , creatinin, nitơ phi protein máu đều tăng.

Ngoài ra còn có:

+ Hội chứng thiếu máu: thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận:

• Suy thận độ 1: tương đương hồng cầu bình thường.

• Suy thận độ 2: tương đương hồng cầu 3 triệu – 3,2 triệu/mm^

• Suy thận độ 3: tương đương hồng cầu 2,5 triệu/mm3.

• Suy thận độ 4: tương đương hồng cầu <2,5 trìệu/mm3.

+ Một sô" xét nghiệm khác:

• Rôi loạn điện giải máu: K máu tăng, Ca++ máu giảm.

• Toan máu, dự trữ kiềm giảm.

• Mức lọc cầu thận giảm (tùy mức độ suy thận).

• X quang, siêu âm ỗ giai đoạn suy thận thấy thận hai bên teo đểu.

+ Ngoài ra có thể thấy trên lâm sàng: sạm da, ngứa, viêm dây thần kinh ngoại biên.

Chẩn đoán

a. Xác định:

– Giai đoạn sớm: phát hiện bằng xét nghiệm nước tiểu hàng loạt.

– Giai đoạn muộn: dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng,

b. Phân biệt:

– Viêm cầu thận mạn với viêm cầu thận cấp:

+ Dựa vào tiền sử có phù, nhiễm liên cầu trước đó.

+ X quang, siêu âm: trong viêm cầu thận mạn thì thận hai bên teo nhỏ.

– Viêm cầu thận mạn có suy thận và viêm thận bể thận mạn có suy thận: siêu âm tổn thương của viêm thận, bể thận không đểu cả hai bên.

– Viêm cầu thận mạn có cao huyêt áp và cao huyết áp dẫn đến suy thận: cao huyêt áp gây tổn thương không chỉ ỏ thận mà còn nhiều cơ quan khác như tim, não, mắt…

Tiên lượng

Tiên lượng xấu, tiến triển âm ỉ tăng dần.

Điều trị

a. Chủ yếu là chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tránh lạnh:

– An nhạt, kiêng cam chuôi và rau nêu có K* tăng, giảm đạm nếu urê máu tăng. ‘

– Suy thận không ăn thức ăn nhiều đạm.

b. Điều trị triệu chứng:

– Cao huyết áp: dùng thuốc hạ áp.

– Suy thận: chú ý chế độ ăn, lợi tiểu (Lasix).

– Suy tim: trợ tim.

– Thiêu máu: vitamin B12, viên sắt, truyền hồng cầu khôi,

– Kháng sinh: diệt vi khuẩn nếu cần.

– K , ure máu cao quá: chạy thận nhân tạo hoặc ỉoc màng bụng.

– Nếu viêm thận mạn trong các bệnh nguyên phát, Lupus ban đỏ hệ thống đái tháo đường thì phải điều trị theo phác đồ.

+ Có the chạy thận nhân tạo hoặc tọc màng bung đinh kỳ

Theo Y học cổ truyền xếp viêm cầu thận thuộc chứng thủy thũng.

NGUYÊN NHÂN

Phong tà, thuy thấp, thâp nhiệt làm phê khí mất thông điều thủy đạo bàng quang không khí hóa. Phế chủ bì mao chủ trì việc túc giáng, thông điều thủy đạo tà khí xâm nhập, phế khí mất tuyên thông làm nước không theo thủy đạo vào bang quang mà lại ứ lại ơ bì phu gây ra phù thũng

CƠ CHẾ

Y ,học cổ truyền cho rằng do cảm nhiễm phải ngoại tà làm chức năng thông điểu thủy đạo của phế, khí hóa của thận, vận hóa thuy thấp của tỳ bị anh hưởng làm cho thủy thấp ứ đọng ở bì phu gây ra chứng phù thũng (chủ yếu phế khone thong điểu thủy đạo).

-Nếu thấp nhiệt ứ trệ ở bàng quang, nhiệt bức huyết vọng hành làm tổn thương huyết mạch sinh ra đái máu.

– Thấp tà lưu lại trong cơ thể lâu cũng ảnh hưởng đến chức năng vận hóa thúy thấp của tỳ vị, tỳ không vận hóa được thủy thấp, làm thủy dịch ứ lại cơ bì. 

Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận khí, làm thận suy không chủ được thủy, bàng quang khí hóa kém, nước tiểu ít sinh ra phù kéo dài, khó hồi phục.

Tỳ dương hư, thận dương hư, làm cho sự thăng thanh giáng trọc bị ảnh hương, trọc âm nghịch lên gây urê huyết cao.

CÁCH CHỮA

– Thông phế khí ô lỗ chân lông; phát hãn.

– Giáng phế khí: thông nước xuống bàng quang.

– Mỏ phế khí: thông đại tiện.

– Bồi dưỡng công năng tỳ, phế, thận.

Viêm cầu thận cấp

Là một bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng phù thũng (thể dương thủy) của y học cổ truyền,

Do cảm nhiễm phải phong tà, thủy thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông điều thủy đạo, tỳ không vận hóa thủy thấp, thận không khí hoá bàng quang gây thủy dịch bị ứ lại sinh ra chứng phù thũng. Trên lâm sàng thường phân loại các thể bệnh và cách chữa như sau:

a. Do phong tà (phong thủy):

Thường gặp ở bệnh viêm cầu thận dị ứng do lạnh, do viêm nhiễm.

– Triệu chứng: phù mặt và nửa người trên, sau đó phù toàn thân, kèm theo biểu chứng như gai rét, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù.

– Phương pháp chữa: tuyên phế, phát hãn là chính, lợi niệu.

Bài thuốc:

Lá tía tô 12g Cam thảo đất 20g Lá tre 8g Cát căn 12g

Hành tãm 12g Lá chanh 10g Gừng tươi 2g Bông mã đề 20g

Ngày uống 1 thang.

Bài 2. Việt tỳ thang gia vị Ma hoàng 12g Gừng 6g Cam thảo 6g Mộc thông 6g Quế chi 6g Thạch cao 8g Bạch truật 12g Xa tiển 6g Đại táo 6g

Ngày uống 1 thang.

– Châm cứu:

Châm các huyệt: ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, túc tam lý hợp cốc.

b. Do thủy thấp:

Hay gặp ở bệnh viêm cầu thận bán cấp.

– Triệu chứng: phù toàn thân, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng dày, sốt nhẹ mạch trầm hoạt hoặc đổi sác.

– Phương pháp chữa: thông dương lợi thấp (ôn trung hóa khí, kiện tỳ trừ thấp, lợi niệu). ‘

Bài thuốc:

Vỏ quýt 8g Quế chi 8g

Rễ cỏ dâu 8g Mã để 12g

Vỏ cau khô 8g Bồ công anh 20g

Ngũ gia bì 8g Kim ngân 20g

Vỏ gừng 6g

Châm cứu: châm tả các huyệt đã nêu ỏ trên.

c. Do thấp nhiệt:

Hay gặp ở bệnh viêm cầu thận câp do mụn nhọt gây dị ứng nhiễm khuẩn.

-Triệu chứng: phù toàn thân, khát nưóc nhiều, nưốc tiểu đỏ ít. Da cơ bị viêm nhiễm (sưng, nóng, đỏ, đau), rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, khó thở, mạch hoạt sác. ‘

— Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, nếu phù nặng phải trục thủy.

Bài thuốc:

Bài 1.

Thổ phục linh

20g

Lá cối xay

20g

Rễ cỏ tranh

20g

Mã đề

30g

Cỏ mần chầu

20g

 

 

Sinh địa

12g

Hoàng bá

12g

Mộc thông

12g

Bồ công anh

20g

Cam thảo

4g

Rễ cỏ tranh

20g

Lá tre

16g

Hoàng cầm

12g

Bài 3. Nếu phù nặng dùng bài thuốc sau:

Đình lịch tử

10g

Đại hồi

4g

Diêm tiêu

2g

Hắc sửu

6g

Quế

4g

 

 

1 bột ngày uống 4 – 8g.

 

 

 

dùng bài Châu sa hoàn

gia giảm

 

 

Cam toại

6g

Thanh bì

10g

Nguyên hoa

6g

Trần bì

6g

Đại kích

6g

Tân lang

6g

Hắc sửu

6g

Khinh phấn

4g

Mộc hương

10g

 

 

– Châm cứu:

+ Châm huyệt thủy phân, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm tăng tuyển, phục lưu…

+ Ngoài ra nếu đái ra máu có thể thêm: bạch mao căn 20g, tiểu kê 16g, sinh địa 16g; huyết áp cao thì thêm: cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, câu đằng 16g, hoàng cầm 12g.

Viêm cầu thận mạn

Là một bệnh được mô tả thuộc phạm vi chứng phù thũng (thể âm thủy) của ỵ học cổ truyền.

Nguyên nhân: do phong tà, hàn thấp gây chứng phù thũng cấp tính (dương thủy) lâu ngày vì mệt nhọc, cảm nhiễm, ăm không cẩn thận, bệnh không khỏi, hay tái phát làm giảm sút công năng vận hóa thủy thấp của tỳ và công năng khí hóa thủy thấp của thận, gây nước ứ đọng thành chứng phù thũng mạn tính (âm thủy).

Phân loại các thể bệnh và cách chữa như sau:

a. Thể tỳ dương hư:

– Triệu chứng: phù ít không rõ ràng, phù ở mi mắt, sắc mặt trắng xanh, thở gấp, tay chân mệt mỏi, ăn uống kém, hay đầy bụng, phân nhão, tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu có vết hằn răng, tay chân lạnh, mạch hoãn.

– Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ dương, lợi thấp.

Bài 1, Ý dĩ

30g

Nhục quế

4g

Củ mài

20g

Gừng khô

8g

Biển đậu

20g

Đại hồi

8g

Mã đề

20g

Đậu đỏ

20g

Bài 2, Thực tỳ ẩm gia giảm:

 

 

 

Phụ tử chế

8g

Mộc hương

8g

Can khương

4g

Thảo quả

8g

Bạch truật

12g

Đại phúc bì

8g

Do thủy thấp (viêm cầu thận bán cấp):

– Triệu chứng: phù toàn thân, đi tiểu ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm hoạt, đới sác.

– Phép chữa: thông dương lợi thấp (ôn thông hóa khí, kiện tý trừ thấp, lợi niệu).

– Bài thuốc:

+ Thuốc nam:

Vỏ cau khồ 8g

Ngũ gia bì 8g

Tang bạch bì 8g

Vỏ quýt 8g

Vỏ gừng 4g

Quế chi                        8g

Mã đề                         12g

Bồ công anh                12g

Kim ngân hoa              20g

Trư linh                      12g

Quế chi                      8g

+ Bài Ngũ linh tán:

Phục linh 12g

Trạch tả 8g

Trư linh                      12g

Quế chi                      8g

Bạch truật 12g

+ Thông dương hóa khí lợi thủy: dùng bài Ngũ vị ẩm gia vị

Phục linh bì 8g Quế chi 8g

Tang bạch bì 8g Bạch truật 12g

Đại phúc bì 8g Mã để I2g

Sinh khương bì 8g Trần bì 8g

Có tác dụng: tả phế, giáng khí, kiện tỳ lợi thủy, hành khí hóa thấp.

c. Thể thấp độc:

– Triệu chứng: bệnh nhân phù, ngoài da có nổi mụn lở ngứa, tiểu đỏ ít, rêu lưỡi vàng dày nhớt.

– Phép chữa: thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp,

+ Thuốc nam (hạ sôt lợi tiêu):

Thổ phục 20g Lá cối xay 20g

Rễ cỏ tranh 20g Mã đề 20g

Cỏ mần chầu 20g

Giải độc: dùng bài Hoàng liên giải độc thang gia giảm

Hoàng liên 8g Trạch tả 8g

Hoàng bá 12g Bồ công anh 12g

Thổ phục 12g Hoạt thạch 12g

Hoặc bài

Thổ phục 12g Kim ngân hoa 12g

Bồ công anh 12g Bông mã dể 12g

Bạch mao căn 12g

+ Bổ sung: trong ba thể trên nếu:

. Đái máu thêm: sinh địa, bạch mao căn.

. Cao huyết áp thì gia: cúc hoa, câu đằng, hoàng cầm.

. Phù kèm khó thỏ thì gia: cát cánh, ma hoàng.

. Phù dưóì nhiều, bụng đầy thì gia: hậu phác, la bạc tử.

• Mệt mỏi nhiều thì gia: đảng sâm, hoàng ky.

. Kém ăn thì gia thêm: mạch nha, thần khúc.

– ỉa lỏng dùng bài Bình vị tán: hậu phác, thương truật, trần bì, cam thảo, cỏ thể dùng VT, (của Viện Y học cổ truyỀn Việt Nam) trong viêm cầu thận Cấp chưa có biến chứng.

+ Châm cứu: tỳ du, túc tam lý, tam âm giao.

Sau khi hết phù, khỏe lên thì cho thuốc bổ tỳ, bố’ thận, lợi thấp như bài Sâm linh bạch truật tán hoặc Bất vị quế phụ gia: ngưu tất, xa tiền tủ.

d. Âm hư dương xung (viêm cầu thận mạn có cao huyêt áp).

– Triệu chứng: phù không nhiều hoặc hết phù, nbức đầu, chóng mặt, hồi hộp trống ngực, khát nước, chất ỉưai đỏ, mạch huyền sác.

– Phép chữa: bình can, tư âm, lợi thủy.

Câu đằng Sa sâm Đan sâm

Cúc hoa Quy bản Trạch tả

Tang ký sinh Ngưu tất Xa tiền

Hoặc bài Kỷ cúc đại hoàng hoàn, gia: ngưu tất, xa tiền.

Châm các huyệt: tam âm giao, thái xung, can du, nội quan, thẩn môn.

e. Viêm cầu thận có urê huyết cao (dương hư âm xung):

Triệu chứng: Lợm giọng, buồn nôn, sắc mặt đen, ngực tức, bùng trướng, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, lưỡi bệu, rêu trắng dầy, mạch huyền tế hoặc nhu tế.

– Pháp điều trị: ôn dương, giáng nghịch.

+ Thuốc:

Phụ tử chế Phục linh Bán hạ

Đại hoàng Bạch truật Sinh khương

Đan bì Hậu phác Đảng sâm

• Nếu phân nát, nước tiểu trong, đau bụng, trọc khí hóa hàn thì gia can khương, ngô thù.

• Nêu có nôn, buồn nôn thì thêm: bán hạ chế, sinh khương- nếu ỉa ỉong, gia: mộc hương, thương truật.

– Châm cứu: cứu tỳ du, túc tam lý, thủy phân. g. Tỳ thận dương hư:

– Triệu chứng: phù không rõ, bụng trướng, tiểu ít, sắc mặt trắng xanh lưỡi bệu, ít rêu. mệt mỏi, lưng mỏi lạnh, sợ ỉạnh, mạch trầm tế.

– Pháp điều trị; ôn thận tỳ dương.

– Thuốc:

Đại hồi Tỳ giải Cỏ xước

Nhục quế Đậu đen Củ mài

Tiểu hồi Mã đề

Can khương Đậu đỏ

Chân vũ thang gia giảm

Bạch truật Phụ tử chế Xa tiền

Bạch thược Can khương Tý giải

Bạch linh Trạch tả Nhục quế

– Châm cứu: cứu các huyệt quan nguyên, khí hải.

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển một cách từ từ kéo dài nhiều năm, biểu hiện lâm sàng có phù, protein niệu, hồng cầu niệu, cao huyết áp, thiếu máu, urê, creatinine máu tăng cao.

1.2. Nguyên nhân

-Do viêm cầu thận cấp.

-Do viêm cầu thận có hội chứng thận hư

-Do các bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ rải rác, Schonlein – Henoch, đái đường.

-Không rõ nguyên nhân

2. Triệuchứng

2.1. Triệu chứng lâm sàng

-Phù: phù trắng mềm, ấn lõm, thường phù từ mặt xuống đến chân. Trong giai đoạn tiền tàng thì phù có thể không rõ ràng, nếu kèm theo hội chứng thận hư thì phù rất nhiều, phù toàn thân có thể có tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng…

-Thiếu máu: khi đã có suy thận nặng thì thiếu máu càng tăng. Thiếu máu là do thiếu erythropoietin.

-Tăng huyết áp: trên 80% có tăng huyết áp

-Tiểu máu: thường tiểu máu vi thể, ít khi có tiểu máu đại thể.

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Công thức máu: có hồng cầu giảm

– Nước tiểu: hồng cầu niệu, trụ niệu (trụ hồng cầu, trụ trong, trụ hạt), proteine niệu từ

2 – 3g/ 24 giờ, có thể ít hơn trong giai đoạn đầu nhưng nếu nhiều hơn 3,5g /24h là có biểu hiện của hội chứng thận hư.

– Urê máu và creatinine máu thường tăng rất cao.

– Hình ảnh Xquang và siêu âm: hai thận đều nhau, bờ không gồ ghề, có thể có thận teo nhỏ.

3. Tiến triển và tiên lượng

– Tiến triển âm ỉ hay phù tái phát nhiều lần và dẫn đến suy thận.

– Tiên lượng tuỳ thuộc vào bệnh, có thể kéo dài 5 – 10 năm hay 20 năm, còn phụ thuộc vào các yếu tố gây nặng bệnh lên như tăng huyết áp, suy tim.

4. Điều trị

4.1. Điều trị triệu chứng và biên chứng

– Khi có tăng huyết áp thì dùng thuốc tăng huyết áp.

– Khi có phù nhiều, tiểu ít thì dùng lợi tiểu.

– Cần nghỉ ngơi, ăn nhạt khi có phù nhiều và tăng huyết áp.

4.2. Kháng sinh

– Khi có viêm nhiễm, cần dùng kháng sinh thích hợp và nên lưu ý không nên dùng kháng sinh gây độc cho thận.

4.3. Điều trị các bệnh chính: dẫn tới viêm cầu mạn như Lupus ban đỏ, tiểu đường…

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời