Kiến thức y khoa

SUY HÔ HẤP CẤP

SUY HÔ HẤP CẤP – NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ

Suy hô hấp cấp là tình trạng bộ máy hô hấp không đảm bảo được chức năng trao đổi khí, không cung cấp đủ oxy hoặc kèm theo không thải trừ đủ khí cacbonic cho cơ thể khi nghỉ ngơi hay khi làm việc, thể hiện bằng PaO2 < 40 mmHg và có thể kèm theo PaCO2 > 49 mmHg.

2.1.1.Sự mất bù cấp của suy hô hấp mạn

-Bệnh phế quản mạn tính tắc nghẽn trong đó viêm phế quản mạn và khí phế thủng do thuốc lá là nguyên nhân hay gặp nhất.

-Những yếu tố gây mất bù hô hấp cấp là nhiễm trùng phế quản-phổi, thuyên tắc động mạch phổi, chấn thương lồng ngực gây gãy xương sườn hoặc tràn khí, tràn dịch màng phổi, .

2.1.2.OAP huyết động hay tổn thương.

2.1.3.Viêm phổi do vi trùng sinh mủ nặng.

2.1.4.Bệnh phổi kẽ nặng như cúm ác tính, viêm phế nang dị ứng ngoại sinh, xơ phổi kẽ cấp.

2.1.5.Hen phế quản

2.1.6.Dị vật đường thở: ở trẻ em thường do nuốt phải vật lạ, ở người lớn thường do khối u.

2.2.1.Nghẽn thanh khí quản: nguyên nhân thường gặp là u thanh quản, bướu giáp, u thực quản vùng cổ, u khí quản, uốn ván

2.2.2.Bệnh màng phổi: tràn dịch màng phổi cấp lượng nhiều, tăng nhanh hay tràn khí màng phổi cấp nhất là thể có van.

2.2.3.Các tổn thương gây liệt cơ hô hấp như viêm tủy, uốn ván, ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ, bệnh nhược cơ.

2.2.4.Các tổn thương thần kinh trung ương gây hôn mê như chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não

-Hô hấp: Khó thở, thở nhanh nông trên 30 lần/phút, tăng tiết đờm dãi, co kéo hõm ức, thở rít, vã mồ hôi, xanh tím.

-Tim mạch: mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch, rối loạn huyết áp.

-Thần kinh: rối loạn ý thức, nhức đầu, mất ngủ, lơ mơ, hôn mê

3.2.1.Sinh hóa:

-HCt và số lượng hồng cầu có thể tăng.

-PaO2 và SaO2 giảm.

-PaCO2 tăng và pH máu giảm.

3.2.2.Điện tâm đồ có hình ảnh của phì đại nhĩ phải, thất phải. Có thể có tổn thương thiếu máu cơ tim, rung nhĩ, rung thất.

4.1.1.Giải phóng đường thở

-Đẩy hàm dưới xuống.

-Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên để tránh hít phải thức ăn nôn ra.

-Nếu bệnh nhân nhiễm độc phải nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng độc.

-Loại bỏ dị vật nếu có hoặc mở khí quản nếu có co thắt thanh quản.

-Bất động bệnh nhân nếu suy hô hấp do chấn thương.

4.1.2.Bảo đảm cho hệ thống tuần hoàn hoạt động hiệu quả:

-Ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp hổ trợ miệng – miệng hoặc bóp bóng qua mặt nạ có oxy.

-Dẫn lưu khí, dịch ở khoang màng phổi, màng tim do chấn thương nếu có.

-Sốc điện nếu có ngừng tim.

-Đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy.

-Hút đờm dãi, chất nôn.

4.2.1.Các thuốc giãn phế quản

-Theophyllin chậm.

-Aminophyllin 10 mg/kg chia 2 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch 10 -15 phút (pha loãng trong dung dịch glucose 5% hoặc nước cất).

4.2.2.Các thuốc kích thích beta giao cảm:

-Bricanyl: 0,5mg X 1-2 ống/ngày tiêm dưới da.

-Ventolin khí dung xịt mỗi lần 2 nhát X 3 -4 lần/ngày

4.2.3.Kháng sinh

4.2.4.Corticoid nếu cần

4.2.5.Đảm bảo cân bằng nước, điện giải và dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời