1.Đại cương
-Loét dạ dày- tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới.
-Là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ.
-Bệnh tiến triển là do rối loạn thần kinh thể dịch và nội tiết của quá trình bài tiết, vận động và chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ tỉ lệ chiếm khoảng 4/5 tổng số bệnh nhân khi nhập viện.
-Tuổi thường hay gặp 20- 40 tuổi, cá biệt có trường hợp gặp ở người già >70 tuổi và trẻ em <1 tuổi.
2.Nguyên nhân
Cho đến nay chưa tìm ra một nguyên nhân chung nhất cho loét dạ dày – tá tràng nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân tham dự vào, đôi khi phối hợp với nhau. Các yếu tố này có sự tham gia của di truyền, yếu tố về thần kinh và môi trường.
2.1. Yếu tố về di truyền
Tần suất cao ở một số gia đình, loét đồng thời xảy ra ở hai anh em sinh đôi cùng noãn nhiều hơn khác noãn.
2.2. Tâm lý: Do quá căng thẳng về thần kinh, do stress.
2.3. Do rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn.
-Ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, thức ăn nhiều gia vị và chất cay.
-Uống rượu, bia, hút thuốc lá…
2.4. Các thuốc kháng viêm steroid hoặc non steroid.
2.5. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P).
2.6. Bệnh lý của một số cơ quan khác kèm theo loét dạ dày tá tràng như: U tụy, cường vỏ thượng thận, Basedow…
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng lâm sàng
3.1.1. Triệu chứng cơ năng
*Đau bụng
-Vị trí đau: vùng thượng vị.
-Tính chất đau: nóng rát, bứt rứt, co rút…
-Tính chu kỳ: liên quan tới bữa ăn.
-Tính định kỳ: bệnh thường xuất hiện vào một mùa nhất định trong năm.
-Hướng lan: ra sau lưng, lan bên sườn trái.
*Nôn và buồn nôn
*Ợ hơi, ợ chua
3.1.2. Khám thực thể
-Ân điểm thượng vị đau.
-Trong cơn đau có thể thấy co cứng cơ bụng vùng thượng vị.
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
-Chụp X quang dạ dày – tá tràng có thuốc cản quang thấy hình ảnh thuốc đọng lại ổ loét.
-Nội soi dạ dày – tá tràng.
-Xét nghiệm clotest H.P.
-Hút dịch vị lúc đói để đánh giá tình trạng bài tiết của dịch vị, định lượng HCl tự do hoặc toàn phần.
4.Biến chứng
-Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đi cầu phân đen.
-Thủng ổ loét: Đau bụng dữ dội, đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan, X quang bụng thẳng đứng có liềm hơi dưới cơ hoành.
-Khóa: Gầy sút, suy kiệt, cơn đau kéo dài.
-Hẹp môn vị: Đau liên tục, nôn ra thức ăn, cả những thức ăn của ngày hôm trước.
4.2.Nguyên tắc điều trị và chăm sóc
4.2.1. Nguyên tắc điều trị
Phải điều trị nội khoa đúng cách và đầy đủ, nếu không có kết quả mới phẫu thuật, khi phẫu thuật thì cắt dây thần kinh phế vị trước, nếu không đỡ thì mới đặt vấn đề cắt dạ dày.
Khi điều trị nội khoa cần phải tuân thủ theo:
+ Điều trị tấn công khi ổ lóet đang tiến triển.
+ Điều trị duy trì sau khi điều trị tấn công.
+ Phải đánh giá bằng kết quả nội soi.
4.
* Thuốc tác động lên vỏ não: nhưDiazepan, Prinperan…
* Thuốc ức chế bài tiết HCl
-Thuốc ức chế lên dây thần kinh X:
+ Kháng Cholinergic, atropine.
+ Kháng cơ quan cảm thụ Mi như Gastrozepine…
-Thuốc kháng H2: Như Cimetidine, Ranitidine….
-Thuốc ức chế bơm Proton: như Lanzoprazol, Omeprazol…
-Prostaglandine: có hai tác dụng; chống bài tiết và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
* Thuốc kháng acide: trung hòa ion H+ của HCl như Maalox, Gelox cần phải uống nhiều lần trong ngày.
* Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: vừa bảo vệ niêm mạc vừa làm lành sẹo, các thuốc đó là: Bismuth, Sucralfat.
* Thuốc diệt HP: Amoxicilline, Tinidazole…
* Chế độ ăn và nghỉ ngơi: không nên ăn các chất kích thích và gia vị, không uống rượu bia, hút thuốc lá. Hạn chế lao động nặng, tránh căng thẳng thần kinh.
Viêm loét dạ dày hành tá tràng thuộc chứng vị quản thống (400 nãm trước công nguyên). Sách Nội kinh Linh Khu nói: “Đau ỏ vùng thượng vị, đau lan hai bên sưòn ăn vào nôn, bụng đầy trướng, ợ hơi là đau vị quản thông, tên khác là can vị khí thông”. Sách Kim quỹ yếu lược (200 sau công nguyên) ghi: “An vào, ứ lại nổn ra gọi la phản vị, chiêu thực mộc thổ, mộc thực chiêu thô .
PHÂN LOẠI
– Tinh thần (thất tình): ưu thương can, can khí hoành nghịch phạm vị làm cho vị mất hòa giáng gây ra các chứng trướng, thông.
– Can uất hóa hỏa mà phạm vị, gây đắng miệng, nôn ra máu, ỉa ra máu do vị âm hư thực tổn, lạc mạch bị tổn thương gây xuất huyết.
– Cửu thông nhập lạc do đau gây tổn thương lạc mạch, khí trệ gây đau khu trú, cự án.
– Can uất tỳ hư: ảnh hưởng đến vận hóa của tỳ vị, tỳ vị mất điều đạt dẫn đến tỳ hư, thấp trọc ú lại gây ợ hdi, ợ chua. Nếu vị quản thống lâu ngày gây tỳ dương hư, hư hàn gây đặc điểm ăn kém, chậm tiêu, lạnh chi, gây yêu.
– Ẩm thực: ăn uống không điều đô, khi no khi đói, nghiện rượu, ăn chat cay, chất béo, làm cho tỳ mất kiện vận, vị mất hòa giáng, mạch trọc ứ trệ gây đau – phúc thống cự án.
+ Do bản thân tạng tỳ hư, ăn uống không điều độ, không thích hợp, làm cho tỳ vị hư tổn nên có các chứng hư hàn (ợ chua, nôn thổ ra nước trong, lạnh đau tăng).
+ Do ăn uông mất điều hòa lâu ngày, không thông và nhiếp huyết gây nôn ra máu, ỉa phân đen.
+ Tỳ vị tổn thương lâu ngày, không vận hóa được sinh thấp nhiệt nội sinh ^ gây đau nóng rát.
‘ – Tô’ chất: do bản năng tỳ hư nhược, ngưòi dương hư dễ bị đàm thấp, dễ có tổn thương trung tiêu, béo trệ, ảnh hưỏng đến tỳ vị.
– Ngoại tà: do ngoại cảm phong hàn.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Thể khí trệ (khí uất)
– Chủ chứng: đau vùng thượng vị, đau tức lan ra hai mạng sưòn, xuyên ra sau lưng, ợ hơi, ợ chua, dễ kích thích cáu bực, hay bị nấc, ăn uổng kém, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyển.
– Pháp điều trị: sơ can lý khí, hòa vị chỉ thông.
– Phương:
Mai mực Mẫu lệ nung
Cam thảo Gạo tẻ
Hàn the phi Hoàng bá Thành phần bằng nhau, mỗi ngày dùng 20 – 30g Kinh điển: dùng bài Sài hồ sơ can thang
Xuyên khung 12g Hoạt huyết
Sài hồ 12 – 16g Sơ can
Bạch thược 12 – 16g Chỉ thông hòa âm
Cam thảo 6g Điều hòa các vị thuổc
Hương phụ 8g
Chỉ xác 6g
+ Nếu không có chỉ xác, hương phụ thì gia trần bì.
+ Đau nhiều thêm: khổ luyện tử 8g, diên hổ sách 8g. + Ợ chua nhiều thêm mai mực 20g.
+ Đaụ do lạnh thì gia: ngô thù du, bào khương.
+ Đau rát bỏng thì gia: hoàng liên, chi tử.
– Chủ chứng: đau vùng thượng vị, cảm nóng rát ăn vào đau, ưa L thích uống mốt, đãng miệng, ợ chua, táo bón, nước giải vàng ít, dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
– Pháp điều trị: dưỡng âm, nhu can, hòa vị, tiết nhiệt.
Phương: dùng bài Nhất quan tiễn . Sa sâm Đương quy Kỷ tử
Mạch môn Sinh địa Xuyên luyện tử
Hoặc phương Tả kim hoàn Hoàng liên Ngô thù Hoặc phối hợp hai bài trên.
Nên gia ngô thù, hoàng liên, bạch thược để nhu can, hoãn tỳ, thanh nhiệt, hòa vị.
Thể ứ huyết
– Chủ chứng: đau vùng thượng vị, đau khu trú, đau mạnh, cự án kéo dài. Ngoài ra còn thấy: lạnh chi, ra mồ hôi, đau thượng vị xuyên ™ sau lưng vồ lên ngực đau tai đi tai lạiỊ non ra máu, ỉa phân đen, chất lưSi tím, có điểm ứ yê ơ
lưỡi, mạch huyền hoặc tế sác.
– Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, lý khí, hòa vị.
– Phương: dùng Cách hạ trục ứ thang
Ngũ linh chi Đào nhân Xích thược
Đương quy Đan bì Diên hồ sách
Xuyên khung Ô dược Cam thảo
+ Nếu do thực chứng: hành huyết, phá ứ, trục ứ.
Có thể dùng:
. Thất tiếu tán: bồ hoàng, ngũ linh chi.
> Phật thủ tán: xuyên khung, đương quy.
• Tứ vật dào hồng thang.
+ Huyết hư:
* Hòa can dưỡng huyết.
. Tứ vật thang.
– Chủ chứng: đau âm ỉ vùng thượng vị, thích chườm nóng, ưa xoa bóp (thiện án), thích uống ấm, ghét lạnh, gặp lạnh đau tăng lên, sắc mặt vàng úa, chân tay lạnh (ngọn chi), mệt mỏi khi gắng sức, ợ chua, nôn ra nước trong, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế.
– Pháp điều trị: kiện tỳ hòa vị, ôn trung, tán hàn.
– Phương:
+ Lý trung thang