Đông y trị bệnh vần C

Chân tay lạnh (Coldness Limbs)

Giới thiệu chung về bệnh

Chứng chân tay lạnh thường xuất hiện vào mùa đông. Bệnh không gây nguy hại nhưng về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh khác liên quan. Cho nên cần phải có hiểu biết về tổng quan bệnh để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh là do sự lưu thông máu giảm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng . Điều trị chân tay lạnh trên lâm sàng thường kết hợp cả đông và tây y rèn luyện thói quen tập thể dục để nâng cao sức khoẻ thay đổi thói quen sinh hoạt thực hiện lối sống lành mạnh.

Định nghĩa

Tay chân lạnh là tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy tay, chân lạnh buốt, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Chứng chân tay lạnh thường xảy ra vào mùa đông khi nền nhiệt thay đổi lạnh hơn, thì các bộ phận như bàn tay, bàn chân lạnh ngắt. Đây là một hiện tượng thông thường do cấu tạo tự nhiên của cơ thể, điều kiện thời tiết, giữ ấm không đúng cách. Bệnh tay chân lạnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi là chủ yếu.

Nguyên nhân gây ra chân tay lạnh

* Do sự lưu thông máu giảm: Mùa đông nhiệt độ hạ thấp khiến cho các thành mạch trong cơ thể co lại, ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu. Lúc này, máu về tay chân (những điểm xa tim) giảm nên bộ phận này thường bị lạnh hơn so với các mùa khác trong năm.

* Tim không thể thực hiện tốt việc cung cấp máu đến các bộ phận ngoại vi của cơ thể: Do cơ thể thiếu máu – thiếu thể tích tuần hoàn máu, hemoglobin (một huyết cầu tố làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ) và các tế bào hồng cầu thấp.

* Máu vận chuyển kém: Sự vận chuyển máu đến bàn tay và bàn chân lưu thông kém, làm cho bàn tay và bàn chân đặc biệt là ngón tay, ngón chân bị lạnh.

* Do thói quen hút thuốc lá, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng: Nếu ở tình trạng này, động mạch ngoại vi của bạn trở nên hẹp hơn, dẫn tới hạn chế sự lưu thông của máu đến bàn tay và bàn chân.

* Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt: Đây là thay đổi do nội tiết gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu dưới da và làm giảm lưu lượng máu, làm máu lưu thông kém.

* Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn kiêng quá mức hoặc chán ăn, cũng dẫn đến sự lưu thông máu kém.

* Ngoài ra, lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch.

Chẩn đoán chung

* Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

* Xét nghiệm máu toàn bộ.

Triệu chứng lâm sàng

* Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng, ngứa, thô ráp, đen và dày hơn.

* Chân tay bị phù hoặc xuất hiện mụn nước.

Chân tay lạnh kèm với một số triệu chứng khác, cần phải điều trị kịp thời

Không nên chủ quan khi chân tay lạnh đi kèm với một số triệu chứng khác.

– Nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.

– Chỉ cần thử máu đơn giản sẽ xác định được 2 nguyên nhân trên để có phương pháp điều trị thích hợp.

– Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng thì rất có thể bị bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu,… Như vậy bệnh tình rất nghiêm trọng và cần phải được khám bệnh cho chính xác, điều trị kịp thời.

Xét nghiệm lâm sàng

Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy

– Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não

– Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tay chân lạnh là dấu hiệu báo động của một căn bệnh nào đó, nhất là khi bạn luôn cảm thấy tay chân lạnh thì phải nghĩ đến những bệnh chứng thường gặp như sau:

– Bệnh suy tuyến giáp: khi tuyến giáp bị suy yếu không sản xuất đủ hormon làm cho việc tiếp nhận dinh dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, lúc này cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu nên ta có triệu chứng tay – chân bị lạnh kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

– Hiện tượng Raynaud: Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay, chân, đầu ngón tay – chân, mũi, vành tai) để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng), hiện tượng này làm tay – chân lạnh và tái. Tuy nhiên, đối với chứng Raynauld, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt… Hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh phong thấp.

– Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức: Lo âu quá mức làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, cảm thấy tay – chân và cơ thể bị lạnh như bị rét, vì lúc này cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không tỏa ra nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu ngủ, stress…

– Nhẹ cân: Người quá gầy dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở, khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh ở người gầy cũng ít hơn.

– Biếng ăn: Người kén ăn, ăn quá ít sẽ thiếu những chất cung cấp calori tạo nhiệt lượng như: tinh bột, mỡ… làm cơ thể có cảm giác lạnh.

– Thiếu máu: Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật…

– Rối loạn giấc ngủ: Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc… Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus (phụ trách tình trạng thức – ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt) trong não bị rối loạn.

– Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay – chân trở nên lạnh cóng. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường dùng nhiều thực phẩm có chứa sắt… Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật…; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn.

Không mặc quần áo chật: Bởi đây là nguyên nhân cản trở lưu thông máu.

* Ngâm chân tay cho đến khi thật ấm: Thêm vào chậu nước nóng một ít gừng tươi giã nát, kinh giới hay lá hương thảo, hai muỗng cà phê gừng bột hoặc hạt tiêu đen xay, hoặc một muỗng bột mù tạt, sau đó ngâm chân tay cho đến khi thật ấm. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm pha muối.

* Tập thể dục: Tập thể dục buổi sáng sẽ đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc. Trong khi làm việc, việc leo cầu thang, đứng nhảy cũng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.

* Bổ sung vitamin và thực phẩm cần thiết: Bổ sung multivitamin cho cơ thể bằng cách chọn những thực phẩm có chứa niacin (một vitamin thuộc nhóm B, giúp giãn mạch máu và mở rộng các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu).

* Niacin có trong các thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là cá kiếm và cá thu. Niacin cũng được tìm thấy trong sữa, trứng, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn.

* Ăn các loại thực phẩm họ đậu, cà rốt và các loại thực phẩm nóng khác giúp thúc đẩy lưu thông máu. Tránh ăn thực phẩm lạnh, nước đá hoặc uống lạnh…

* Bổ sung nhiệt kịp thời: Lượng mỡ được lưu trữ trong cơ thể giúp duy trì nhiệt độ. Nếu bạn quá bận rộn vì công việc, bạn cần chuẩn bị thực phẩm để bổ sung nhiệt cho cơ thể kịp thời như bánh bánh quy, bánh mì, trà, nhân sâm…

* Tắm giữ nhiệt: Cho gừng hoặc hoa cúc, quế, dầu hương thảo vào nước ấm khi tắm có thể thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể bạn.

* Massage: Dùng tinh dầu hay các loại dầu dùng để xoa bóp để massage tăng nhiệt. Massage với các loại tinh dầu có thể thúc đẩy lưu thông máu ở tay và bàn chân.

* Giữ kín xung quanh cổ tay, cổ và mắt cá chân: là những khoảng trống mà không khí lạnh và gió có thể thâm nhập. Mang giày có đế lót dày.

* Ngừng hút thuốc lá: Đặc biệt, nếu đã mắc hội chứng Raynaud, bạn không những phải ngừng hẳn hút thuốc lá mà còn cần tránh xa khói thuốc từ những người xung quanh.

* Uống nước trước khi ra ngoài: Khi cơ thể thiếu nước sẽ càng thêm ớn lạnh bởi máu của bạn giảm âm lượng. Vì vậy, trước khi đi ra ngoài trời vào mùa đông, bạn nên uống đủ nước, cũng có thể uống chút rượu táo thảo dược, trà… Và khi trở về nhà bạn cũng cần bù nước cho cơ thể.

* Tránh cà phê và các sản phẩm có chứa cafein: Vì chúng làm teo mạch máu và có thể cản trở sự lưu thông máu của cơ thể. Tránh xa rượu nóng, sự ‘nóng lên’ của rượu có hiệu lực chỉ là tạm thời và sau đó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.

* Bổ sung chất sắt: Thiếu sắt có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hormon tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ mất nhiều sắt hơn bình thường. Vì vậy, hãy tìm các nguồn sắt cho cơ thể từ ngao, đậu phụ, kem của lúa mì ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, thịt nạc đỏ, đậu lăng và các loại rau lá xanh.

Trời vừa mới trở lạnh có một số người lập tức cảm toàn thân lạnh đặc biệt là lạnh ở chân và tay tình trạng này trong đông y gọi là "quyết chứng" phát sinh ra lạnh ở tay và chân nên gọi là "chi quyết" . Cổ phương trong đông y nói rõ tay và chân lạnh cùng với tâm tạng huyết quản có mối quan hệ rất lớn, công năng của tâm và huyết quản gặp chướng ngại lập tức ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết dịch tạo thành tình trạng tay và chân lạnh. Cho nên những người mà có tình trạng bệnh này cần phải kiểm tra kĩ một số bệnh như bệnh mạch vành, bệnh suy tim…nhưng rất nhiều người không có bệnh tật ở trên vẫn xuất hiện chân và tay lạnh ví dụ như người già suy nhược và đặc biệt là nữ giới càng dễ xuất hiện tình trạng này . Đây chính là do khí huyết bất túc âm dương thất vệ mà làm cho nội hàn bộc phát, khi trời trở lạnh thì lập tức nội hàn theo thời tiết mà bộc lộ ra tay chân. Chân tay lạnh là biểu hiện của nội hư và hàn ngưng đại đa số đều do khí huyết khuyu hư âm dương thất vệ mà dẫn đến ,trong đông y đều đề cập phương pháp tổng thể đó chính là điều lý khí huyết ôn thông huyết mạch làm phương pháp điều trị. Nhưng mà khí huyết khuyu hư lại do nhiều nguyên nhân khác nha mà dẫn đến mỗi một nguyên nhân hư chứng lại khác nhau khi điều trị đặc biệt chú trọng là nguyên nhân do hư chứng nào.

Huyết hư có hàn

Triệu chứng: Đầu các ngón bị lạnh, đầu các ngón trở lên cứng và quắt lại, sắc mặt trắng nhợt, thể trạng yếu sức,

Nghiêng về thực chứng dùng Dùng bài: Quế phượng hoạt lạc thang

Quế chi 15 Đào nhân 10 Hi thiêm 20
Đan sâm 20 Cam thảo 6 Hồng hoa 10 Phượng tiên thảo 20
Qui đầu 12 Lão hoan thảo 20

Nghiêng huyết hư dùng Dùng bài: Triệu thị bổ huyết ôn kinh phương

Sinh địa 25 Thục địa 10 Cam thảo 10
Tế tân 3 Lộ lộ thông 10 Qui đầu 10 Bạch thược 15
Quế chi 20 Kê huyết đằng 30

Bệnh chi trên gia: Khương hoàng,

Bệnh chi dưới gia: Ngưu tất.

Chân tay lạnh rõ rệt gia ma hoàng, phụ tử.

Bệnh lâu ngày câc ngón quắt lại gia Hà thủ ô, Xuyên khung, Thấu cốt thảo

Hàn ngưng

Triệu chứng: Các đầu ngón lạnh và đau buốt kịch liệt là do hàn thịnh huyết ngưng

Pháp: Ôn thông kinh mạch hoạt huyết chỉ thống

Dùng bài: Tống thị chỉ thống phương

Đan sâm 9 Sinh Hoàng kỳ 15 Quế chi 9
Xích thược 9 Thông thảo 3 Phụ tử 3 Lộ lộ thông 6
Gía trùng 5con Kê huyết đằng 12 Hồng hoa 3 Tế tân 3
Cam thảo 9 Phấn khương hoàng 6 Bạch truật 9 Trạch lan diệp 9
Đào nhân 9

Ngoài ngâm rửa

Ngải diệp 30 Kinh giới 15 Quế chi 15
Hồng hoa 12 Mộc qua 9 Ma hoàng 15

Hàn ngưng chi dưới

Triệu chứng: Chi dưới lạnh nhiều, đau ảnh hưởng đến đi lại, đồng thời có cảm giác tê dại trướng mỏi

Pháp trị: Hoạt huyết ôn thông kinh lạc

Dùng bài: Thoát hư phương

Quế chi 10 Xích thược 15 Thục địa 15
Một dược 6 Kê huyết đằng 30 Xuyên ô 10 Qui đầu 15
Xuyên khung 15 Nhũ hương 6 Ngưu tất 10 Hoàng kỳ 15
Can khương 10

Dương hư hàn trệ

Triệu chứng: Ngón chân ngón tay lạnh đau kiêm chứng sợ lạnh mỏi mệt là cả tỳ thận dương hư

Pháp trị: Bổ dương ôn thông kinh lạc

Dùng bài: Ôn bổ tỳ thận phương

S Hoàng kỳ 25 Bạch truật 15 Bạch giới tử 10
Huyền sâm 15 Nữ trinh tử 15 Huyền hồ 10 Đẳng sâm 25
Quế chi 15 Đương qui 20 Thỏ ty tử 15 Bạch thược 10
Thăng ma 10

Chân tay lạnh nhiều gia: Phụ tử, Can khương, Tế tân.

Đầu ngón sưng đau khá nặng gia: Đan sâm, xuyên luyện tử, Nhũ hương, Một dược.

Thận dương hư suy chứng

Đông y cho rằng thận dương chính là động lực sinh lí của tạng thận hay còn gọi là nguồn nhiệt của cơ thể. Khi mà thận dương của con người bất túc lập tức xuất hiện các chứng trạng

Triệu chứng: chân tay lạnh sợ lạnh người mệt mỏi khí đoản thở gấp hay tiểu đêm lưỡi nhạt bệu mạch trầm vi .

Pháp điều trị : bổ thận trợ dương, ôn trung tán hàn

Dùng bài : qui linh tiêu hay kim quỹ thận khí hoàn , tả qui hoàn , phụ tử lý trung hoàn

Tỳ vị hư hàn chứng.

Trong đông y cho rằng tỳ vị là nguồn của khí huyết. Tỳ vị vừa mới hư hàn khiến cho dương khí không thể đến tứ chi lập tức xuất hiện các chứng trạng

Triệu chứng: chân tay lạnh khí nhược mệt mỏi sắc măt vàng không muốn ăn uống tiêu hoá không tốt rêu lưỡi đạm mạch nhược.

Pháp điều trị Ôn trung kiện tỳ

Dùng bài : lý trung hoàn , hương sa lục quân tử hoàn , hoàng kỳ kiến trung hoàn

Can khí uất kết chứng

Thường nguyên nhân do can khí uất kết ở bên trong khí huyết không thể ngoại đạt đến tứ chi nên xuất hiện chân tay lạnh tinh thần uất ức ngực sươn đầy tức chướng đau rêu lưỡi trắng mạch huyền

Pháp điều trị sơ can giải uất

Dùng bài tứ nghịch tán , sài hồ sơ can tán

Huyết hư hàn ngưng chứng

Huyết hư hàn ngưng nguyên nhân là do khí huyết hư nhược vô lực không thúc đẩy huyết dịch đi đến tứ chi làm cho chân tay lạnh chóng mặt sắc mặt xanh trắng tứ chi tê bì đau mình mẩy kinh nguyệt ít sắc tối lưỡi đạm có điểm ứ huyết , những người bệnh này đa phần do kinh nguyệt thất thường mà gây ra

Pháp điều trị dưỡng huyết tán hàn ôn kinh thông mạch

Dùng bài Đương qui tứ nghịch hoàn, đương qui bổ huyết hoàn.

Đông y cho rằng, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: tơ hồng xanh 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 16g, phòng sâm 12g, tất bát 12g, liên nhục 12g, tần giao 12g, đương quy 12g, ngải diệp (khô) 12g, trạch tả 12g, chích thảo 12g, thục địa 10g, tế tân 10g, lương khương 10g, dâm dương hoắc 10g, hoàng kỳ 10g, phụ tử 6g, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Uống từ 10-13 ngày sẽ bồi bổ thận dương, trị chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Bài thuốc 2: hoài sơn 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, củ đinh lăng 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, chích thảo 12g, ngũ gia bì 12g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, đương quy 12g, thần khúc 10g, sa nhân 10g, hậu phác 10g, quế chi 8g, đại táo 6 quả, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ dương, chững chứng lạnh tay chân rất tốt.

Thuốc ngâm chân ôn thông kinh mạch trừ thấp lưu thông khí huyết.

Bạch hoa xà một nắm chế xuyên ô chế thảo ô 10g xuyên khung 10g phòng phong 10g ma hoàng 10g tế tân 10g chế với sữa gừng tươi 10 lát tẩm với 50ml rượu hoà ngâm trong 60 phút.

Ngũ hỗ trần tý thang toàn trùng 3g địa long 15g ngô công 2 con khương trùng 10g kiến đen 10g quế chi 15g phụ phiến 10g ma hoàng 6g thục địa 20g tửu bạch thược 30g đương quy 15g cam thảo 10g.

Điều trị viêm khớp do phong thấp . Trong đông y dùng pháp khu phong thắng thấp để chế ra dịch sâm phương tể bao gồm chế xuyên ô chế thảo ô khương hoạt độc hoạt thư cân thảo thái cửu tứ diệp sâm đinh hương mỗi vị trên 30g quế chi mộc qua hoàng kỳ thạch hộc khương bán hạ đan sâm khương hoàng mỗi vị 15g

Bài 1: Trừ thấp nhiệt ôn thông kinh mạch dưỡng huyết tán hàn

Thương truật 30g ý dĩ 30g hồng hoa 20g xuyên ô 15g tuế linh tiên 15g ngải diệp 20g mộc qua 20g ngưu tất 20g phuc linh 20g

Bài 2: Ngải cứu.Lấy khoảng 30-50gam ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước vào cho nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ thì cho thêm muối vào khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Bài thuốc ngâm này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Bài 3: Gừng tươi Đem 20-30gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với 1/2 nồi nước, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

*Chú ý:

– Người bệnh có thể thay ngải cứu và gừng bắng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi cũng cho hiệu quả cao.

– Chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng.

– Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh.

– Bổ sung thêm vitamin B, E, chất sắt..để bồi bổ máu huyết và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

* Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40 độ vào 2/3 chậu, cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.

* Vận động ôxy: Chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền… đều thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không nên vận động ở cường độ cao, bởi vì ra mồ hôi nhiều sẽ làm “mất hết dương khí”, gây tác dụng ngược.

* Đi tất chân bằng bông: Tất làm bằng bông không những đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, làm cho đối chân cả ngày đểu giữ được khô ráo, thoải mái.

* Bổ sung thực phẩm giàu calo: Trời lạnh, để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy …

* Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.

* Massage lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.

* Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường hợp làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.

* Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò .., như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên.

*********************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời