Vị thuốc vần N

Quế

Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế bì, Ngọc thụ, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), Quế thanh, Quế quảng,…

Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl

Họ khoa học: Thuộc họ Long lão – Lauraceae.

(Mô tả, hình ảnh Cây Quế, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.

Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.

Phân bố

Ở nước ta quế có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, vỏ cành – Cortex Cinnamomi Cassiae, thường gọi là Nhục quế.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc hoang trong rừng phổ biến từ miền Bắc vào Trung, trên dãy Trường Sơn. Còn được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành.

Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.

Thành phần hóa học:

Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.

Tác dụng dược lý

Trên súc vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với súc vật do tiêm quá liều strychnine.

Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành lóet bao tử ở chuột do kích thích.

Tác dụng lên hệ tim mạch: nước sắc Nhục quế làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên.

Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram (+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây bệnh.

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị

Vị cay, ngọt, tính rất nóng, mùi thơm

Tác dụng:

Có tác dụng ôn trung bổ ấm, tán ứ chỉ thống và hoạt huyết thông kinh.

Kiêng kỵ:

Phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế. Khi dùng quế thì phải kiêng hành, hoặc dùng hành kiêng quế.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

1. Ðau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy;

2. Choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân;

3. Ho hen, đau khớp và ;

4. Bế kinh, thống kinh;

5. , tê cóng.

Dùng vỏ 0,9-3g cho vào cốc và pha nước sôi, đậy kín một lát rồi uống. Cũng có thể dùng 1-4g ngâm rượu hoặc sắc uống. Hoặc dùng bột, mỗi lần 0,5-2,5g uống với nước ấm. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng:

4g bột vỏ cành ngâm rượu uống.

Chữa ỉa chảy:

4-8g vỏ thân sắc uống với 4g hạt Cau già, 2 lát Gừng nướng, 19g gạo nếp rang vàng.

 Trị hạc tất phong và các loại âm thư:

Thục địa 40g, nhục quế 4g, ma hoàng 2g, bạch giới tử 8g, lộc giác giao 12g, sinh cam thảo 4g, gừng nướng đen 2g. Sắc uống.

Trị bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ:

Nhục quế 80g, đương quy 80g, bồ hoàng 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Trị hư hàn hầu họng đau:

Nhục quế, gừng khô, cam thảo các vị đều 2g, tán nhỏ hoà nước ấm rồi ngậm, từ từ nuốt nước thuốc.

Trị ngứa da:

Quế, riềng, tế tân đều 2g, ban miêu (sâu đậu) 10 con nghiền nát, rượu trắng 150g, ngâm 7 ngày mỗi ngày khuấy đều 1 lần rồi lọc lấy nước. Rửa sạch chỗ ngứa sần rồi xoa thuốc này ngày 1 lần. Kiêng uống rượu và các món ăn có tính kích thích, dị ứng, động phong.

Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:

Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 – 3 lần.

Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:

Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.

Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Can khương 5g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.

Trị đau thắt lưng:

Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:115).

Trị vảy nến, mề đay:

Truyền thế Trân dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 – 50mg (1 – 2 viên) ngày uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 – 8 tuần, mề đay sau khi hết uống tiếp 5 -14 ngày. Kết quả: Vẩy nến 19 ca khỏi 7 ca, kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết quả 84,1%.
Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2% (Học báo Y học viện Hà nam 1981,2:385).

Trị nhiễm độc phụ tử:

Theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 – 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 – 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 – 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 – 5g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 – 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987,5:53).

Giảm cholesterol xấu:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.

Tác dụng chống đông máu. Giảm viêm:

Với một thìa bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp, giảm đau và sưng tấy.

Hỗ trợ tiêu hoá:

Quế giúp giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Lượng chất xơ cao trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.

Làm ấm cơ thể:

Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại cái giá lạnh của thời tiết.

Tăng trí nhớ:

Quế giúp tăng trí nhớ và khả năng nhận thức của não bộ.

Giảm đau khớp:

Uống dung dịch 1/2 thìa cà phê quế pha với 1 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng có thể cắt cơn đau khớp ngay sau một tuần.

Kìm hãm vi khuẩn phát triển:

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Kansas State University khẳng định, quế có tác dụng tiêu diệt khuẩn E.coli, Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ban đầu và nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy quế có thể phát huy tác dụng chống vi trùng và chống nấm. Quế trộn vào thực phẩm sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tốc độ ôi thiu sản phẩm, phát huy tác dụng như chất bảo quản tự nhiên, không độc hại.

Trị mụn trứng cá:

Dầu và vỏ quế là hợp chất cực mạnh chống lại mụn trứng cá. Chúng phát huy tác dụng loại bỏ mụn nước, làm sáng da, ngăn ngừa mụn lan rộng. Điều chỉnh nồng độ đường trong máu, tính chất đặc biệt có ý nghĩa đối với những người bị bệnh tiểu đường. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này đã được công bố năm 2003 trên nhật báo y học “Daibetes Care” với sự tham gia của 60 người mắc bệnh tiểu đường dạng típ 2. Mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê) đã cho kết quả khá ổn định.

Hỗ trợ chống ung thư:

Có thể ngăn chặn nguy cơ ung thư ruột kết. Theo kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ thuộc US Department of Agriculture, bang Maryland công bố, quế có thể giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư. Giúp cai thuốc lá: Bất cứ khi nào thèm thuốc lá, hãy lấy một mảnh quế chi và nhai trực tiếp hoặc uống trà quế để giảm cơn thèm thuốc.

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Quế ở đâu?

Quế là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Quế được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo

Giá bán vị thuốc Quế tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

Tag: cay que, vi thuoc que, cong dung que, Hinh anh cay que, Tac dung que, Thuoc nam

baithuocnambacviet.com Tổng hợp

*************************

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Về Cẩm Nang Thuốc Đông Y

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của Cẩm Nang Thuốc Đông Y →

Trả lời