a- Triệu chứng: Khi lên cơn đột nhiên ngã vật bất tỉnh, minh mẩy cứng đờ, cắn răng, trợn mắt, miệng, mắt mép xệch, chân tay co giật, khi tỉnh lại, người mỏi mệt, lờ đờ rồi trở lại bình thường. Có khi các cơn nối tiếp nhau, vì bệnh nhân chưa tỉnh thì cơn khác lại xẩy ra.
b- Lý:
– Phong nhiệt, đàm hỏa quá thịnh hoặc khí huyết hư bị khiếp sợ mà phát ra.
– Khi có thai, mẹ bị kinh khiếp đẻ con ra bị động kinh (động kinh tiên thiên)
c- Pháp: Trấn kinh an thần, thanh nhiệt tức phong tiêu đờm, tư bổ khí huyết âm dương.
d- Phương huyệt:
1- Bách hội
2- Phong trì
3- Thân trụ
4- Thần đạo
5- Cân súc
6- Trường cường
7- Đại lăng
8- Nội quan
9- Thần môn
10- Cự khuyết
11- Hành gian
12- Trung quản
13- Phong long
14- Can du
15- Thận du
Trong này dùng thường xuyên có các huyệt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 11. Trong 8 huyệt trên mỗi ngày chỉ châm 4 huyệt.
– Ngày đầu: Bách hội, Thân trụ, Thần đạo, Cân súc
– Ngày thứ 2: Trường cường, Nội quan, Thần môn, Hành gian, cứ thế luân lưu xen kẽ kề nhau. Còn 7 huyệt kia chọn lấy 3- 4 huyệt
Bị dụng: Hậu khê
đ- Gia giảm
– Gặp lúc lên cơn, châm thêm Nhân trung, Hợp cốc.
– Lè lưỡi, sùi bọt mép, thêm Thiếu xung
– Thở dồn, trợnmắt, cứu thêm Tín hội
– Lên cơn về ban ngày thêm Thân mạch
– Nếu lên cơn về dêm thêm Chiếu hải.
– Nếu do Tiên thiên, cứu thêm Quan nguyên, Mệnh môn, Âm giao.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Bách hội, Thân trị, Thần đạo, Cân súc, Trường cường chữa co giật, co cứng. Đại lăng, Cự khuyết, Nội quan, Thần môn để trấn an thần, ổn định kinh giản.
Hành gian để bình can tức phong, Trung quản, Phong long để tiêu đờm.
Can du, Thận du để bổ can huyết, tư âm giáng hỏa, Quan nguyên, Mệnh môn có tác dụng bổ dương để bồi bổ tiên thiên.
Xoa bóp: Bấm huyệt, xoa bóp kết hợp châm, thuốc, nhằm phục hồi toàn thân, nhất là mỏi mệt sau lên cơn.
|