Đông y trị bệnh vần D

Đông y chữa Viêm họng (咽炎)

Viêm họng là một bệnh thường gặp, quá trình bệnh dai dẳng, chứng trạng ngoan cố, khó điều trị dứt điểm. Đây là một vấn đề làm nhiều thầy thuốc cảm thấy bất lực, nhất là khi điều trị bằng tây y chưa đưa lại những kết quả như mong muốn. Viêm họng hạt, viêm họng mãn thực sự là một thách thức với thuốc kháng sinh. Khi phát bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, nhất là những nghề nghiệp như giáo viên, ca sỹ… Theo đông y, nếu trong phế có nhiệt thì viêm họng cấp sẽ dễ dàng bị đi bị lại, dùng kháng sinh chỉ khỏi đợt cấp nhưng không thể ngăn được bệnh tái phát. Trong những trường hợp này thuốc đông y thực sự là một cứu cánh hữu hiệu cho người bệnh. Đông y cho rằng, bệnh này liên quan chặt chẽ với hỏa viêm, khí hư, đàm uất, khí trệ, huyết ứ, về biện chứng tạng phủ thường liên quan đến phế, tỳ, can, thận.

Viêm họng cấp

Triêu chứng: Họng đỏ, đau, khô rát , phát sốt đau đâù

Pháp : Sơ phong, thanh nhiệt, hoá đàm

Kinh giới 16 Bạc hà 9 Ngưu bàng 12
Huyền sâm 12 Ngân hoa 16 Nhọ nồi 8 Cát cánh 12
Sinh địa 12 Tang bì 8 Xạ can 8 Cươngtằm 12

Châm: Thiên đột, Hợp cốc, Phế du, Khúc trì, Liệt khuyết

Viêm họng âm hư (viêm họng mãn)

Triệu chứng: Họng khô khó chịu, niêm mạc họng có những điểmxung huyết mầu đỏ nhạt, hoặc có những hạt lâm ba giải rác

Pháp: Dưỡng âm thanh nhiệt, hoá đàm

Sa sâm 16 Thiên hoa 12 Sinh địa 16
Kê huyết đằng 16 Mạch môn 12 Cát cánh 10 Huyền sâm 12
Bối mẫu 10 Thạch hộc 12 Cam thảo 6 Xạ can 12
Tang bì 12 Nhỏ mũi

Xạ can chữa họng có hạt

Châm cứu: Thiênđột, Xớch trạch, Thái uyên, Túc tam lí, Tam âm giao

Viêm họng Khí hư

Triệu chứng: Hay bị hắt hơi sổ mũi viêm họng,hay chẩy nước mũi và khạc đờm, khi ho toát mồ hôi đầu, hay sợ gió sợ lạnh, hay ra mồ hôi đầu

Lý: do khí hư hỏa bốc gây viêm họng

Đẳng sâm 16 Hoàng kỳ 20 Trích thảo 4
Thăng ma 6 Qui đầu 12 Sài hồ 10 Bạch truật 16
Trần bì 6 Ngũ vị 6 Thục địa 12 Tang bì 12
Xạ can 12 Mạch môn 10 Mạch nha 10 Phế thận 1
Thiên hoa 12 Bối mẫu 4 Nhỏ mũi 1

Viêm họng Dương hư

Triệu chứng: viêm họng, chân lạnh, ho đờm nhiều, họng đau, ngứa rát, hay bị đau bụng đi ngoài, mạch đới huyền, lưỡi đỏ tươi, họng có hạt

Lý: là do dương hư, hư hỏa bốc lên gây viêm họng

Thục địa 24 Hoài sơn 12 Đan bì 10
Bạch linh 10 Trạch tả 10 Sơn thù 12 Nhục quế 6
Đại hồi 6 Ngưu tất 12 Xạ can 12 Mạch môn 10
Kê huyết đằng 16 Cát cánh 8 Tang bì 12 Thiên hoa 12
Hoàng cầm 8

Viêm họng Âm hư huyết ứ

Triệu chứng: Bệnh dằng dai lâu ngày chữa không khỏi, lưỡi tía tối, họng vướng căng trướng, họng khô, ngủ không ngon

Lý: Âm hư huyết ứ

Pháp: Bổ âm hoạt huyết hóa đàm

Phương: Hỷ khí thang (ngô toàn cảnh phó gs y học viện sơn tây)

Đan sâm Sài hồ Cát cánh
Xích thược Bán hạ Cam thảo

Gia giảm: Mất ngủ hay mê gia: Dạ giao đằng, hợp hoan hoa,

Nếu ngực sườn đầy nhiều gia: Hương phụ,

Nếu dạ dầy yếu ăn kémgia: Mộc hương,

Nếu khí huyết hư gia: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương qui, Bạch thược,

Nếu rối loạn tiêu hoá gia: Tiêu tam tiên

Thể tỳ khí hư:

Phép trị: Ích khí thăng dương lợi họng.

Phương trị: Chọn dùng Tứ quân tử thang:

Tứ quân tử thang: Bạch truật 10g Phục linh 20g Cam thảo 6g
Đẳng sâm 15g            

Sắc uống,mỗi lần 150ml, ngày 1 lần.

Kết quả: 46 ca có 10 ca trị khỏi, 14 ca hiệu quả rõ, 16 ca có hiệu quả, 6 ca không có hiệu quả. Tổng hiệu suất đạt 87%.

Thể âm hư phế táo:

Phép trị: dưỡng âm thanh phế, sinh tân nhuận táo.

Phương trị: Dùng Tư âm lợi yết điều huyết thang:

Tư âm lợi yết điều huyết thang: Đương quy 12g Ngưu bàng tử 12g Mạch môn 15g
Sinh địa 12g Xạ can 12g Kê huyết đằng 12g Huyền sâm 30g
Cát cánh 6g Đan bì 9g Bạc hà 9g Tri mẫu 9g
Xuyên bối 9g Cam thảo 3g  

Nhiệt nặng gia Hoàng cầm 12g.

Ngứa họng nặng gia Thuyền thoái 9g, Phòng phong 12g

Đau họng nhiều gia Bạch chỉ 12g.

Sắc uống, mỗi lần 150ml, ngày 1 lần.

Kết quả: 39 ca có 5 ca trị khỏi, 13 ca hiệu quả rõ, 14 ca có hiệu quả, 7 ca không có hiệu quả. Tổng hiệu suất đạt 82%.

Thể khí trệ huyết ứ:

Phép trị: Lý khí giải uất, hoạt huyết hóa ứ.

Pháp trị: dùng bài Huyết phủ trục ứ thang:

Huyết phủ trục ứ thang Đào nhân 12g   Sài hồ 3g Cát cánh 4.5g
Đương quy 6g Chỉ xác 3g Cam thảo 3g Xuyên khung 4.5g
Sinh địa 6g Xích thược 3g Ngưu tất 10g    
Hồng hoa đều 9g        

Sắc uống, mỗi lần 150ml, ngày 1 lần.

Kết quả: 65 ca có 12 ca trị khỏi, 22 ca hiệu quả rõ, 23 ca có hiệu quả, 8 ca không có hiệu quả. Tổng hiệu suất đạt 87.7%.

Kim Kiến Phân (金建芬) phân làm 5 thể

Âm hư hỏa viêm:

Triệu chứng: Họng không thông lợi, đau âm ỉ, có cảm giác có dị vật, đờm dính lượng ít, kèm sau buổi trưa phiền nhiệt, thắt lưng, đùi yếu mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Bài thuốc: Dùng Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm: Mạch môn, Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược, Đan bì, Cam thảo, Sinh thạch cao, Tang diệp, Tượng bối…

Đàm trở huyết ứ:

Triệu chứng: Họng khô sáp, đau như kim chích, niêm mạc họng đỏ, thường buồn nôn khi súc họng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Dùng Tiêu luy thang gia giảm: Huyền sâm, Mẫu lệ, Xuyên bối, Sinh địa, Mạch môn, Tam lăng, Côn bố, Hải tảo…

Âm hư tân khô:

Triệu chứng: Họng khô nhiều, ngứa họng, đau nóng rát, sau khi uống nước họng đỡ đau, họng cảm giác có dị vật rõ, tối mơ nhiều, tai ù, hoa mắt, chất lưỡi đỏ khô, mạch tế sác.

Bài thuốc: Chọn dùng Sinh mạch ẩm gia vị: Thái tử sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, Thạch hộc, Ngọc trúc, Trúc nhự, Thuyền thoái, Cương tàm…

Can uất hóa hỏa:

Triệu chứng: Họng khô sáp, ngứa họng, niêm mạc họng đỏ, buồn nôn, ợ chua, thường vì tình chí thay đổi mà bệnh nặng lên, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền tế.

Bài thuốc: Chọn dùng Đan chi tiêu dao tán gia giảm: Đan bì, Chi tử, Sài hồ, Uất kim, Phục linh, Bạc hà, Đương quy, Tô ngạnh, Cam thảo, Đoạn ngõa lăng tử, Hoàng liên, Ngô thù du, Mộc hồ điệp*, Thanh quả**.

Tỳ hư:

Triệu chứng: họng khô không muốn uống nước, đau nhẹ, họng có cảm giác dị vật chặn, đại tiện thiên lỏng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu mỏng, mạch tế.

Bài thuốc: Dùng phép bồi thổ sinh kim, phương chọn Sâm linh bạch truật tán gia giảm: Đẳng sâm, Phục linh, Bạch truật, Sao bạch biển đậu, Sơn dược, Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Cát cánh, Cam thảo.

Kết quả: Dùng phương pháp như trên trị 40 ca, trị khỏi 23 ca, chiếm 57.5%; có hiệu quả 12 ca, chiếm 30%; không hiệu quả 5 ca, chiếm 12.5%, tổng hiệu suất đạt 87.5%.

Triệu Bồi Anh (赵培英) phân bệnh thành 4 thể:

Tỳ khí hư nhược:

Phép trị: bổ trung ích khí, thăng thanh lợi yết.

Phương thuốc: Hoàng kỳ 10g, Đẳng sâm 15g, Bạch truật 8g, Chích thảo 9g, Trần bì 6g, Đương quy 10g, Mộc hương 12g, Chỉ xác 15g, An nam tử*** 11g, Tạng thanh quả 15g, Bách hợp 9g, Ngọc trúc 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Thận dương khuy hư:

Phép trị: Ôn thận phù dương, dẫn hỏa quy nguyên.

Phương thuốc: Chế phụ tử 12g, Nhục quế 15g, Thục địa 11g, Sơn thù 9g, Sơn dược 10g, Đan bì 8g, Phục linh 8g, Trạch tả 10g, Huyền sân 12g, Bạch thược 9g, Mạch môn 11g, sắc uống ngày 1 thang.

Khí huyết ứ trệ:

Phép trị: hành khí giải uất, hoạt huyết hóa ứ.

Phương thuốc: Sài hồ 12g, Chỉ xác 10g, Xuyên khung 10g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 12g, Đương quy 9g, Sinh địa 8g, Xích thược 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 10g, Huyền sâm 15g, sắc uống ngày 1 thang.

Can thận âm hư:

Phép trị: Bổ thận tư âm, lợi yết chỉ thống.

Phương thuốc: Kỷ tử 10g, Cúc hoa 8g, Sinh địa 12g, Sơn thù 13g, Sơn dược 9g, Đan bì 10g, Phục linh 8g, Trạch tả 12g, Huyền hồ 12g, Sa sâm 10g, Mạch môn 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Phương kinh nghiệm của Hứa Lăng Chi (许凌之):

Bài thuốc: Đẳng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 10g, Chích thảo 6g, Thăng ma, Hoàng liên đều 3g, Đương quy 15g, Sinh địa 15g, Đan bì 10g.

Phương kinh nghiệm của Trương Vĩnh Tuyền (张永泉):

Bài thuốc: Sa sâm, Sinh địa, Đương quy, Kỷ tử, Cát cánh đều 12g, Xuyên luyện tử, Cam thảo đều 9g, Thốn đông ****, Thái tử sâm đều 15g, Mộc hồ điệp 9g, Bồ công anh 30g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sáng, tối.

Hiện tại phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toànđã có sản phẩm phế âm hoàn chữa viêm họng.

Thuốc Phế âm hoàn dùng trong thể phế âm hư với các vị thuốc dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm có tác dụngbổ âm, bổ huyết, chữa suy phế, viêm phế quản, viêm họng. ..

Viên phế âm hoàn250.000 đ/hộp/dùng trong 10 ngày

Ngoài ra viêm họng kết hợp với thuốc đông y sắc uống hàng ngày sẽ khỏi trong khoảng thời gian 8-12 tuần điều trị.

Các bệnh nhân ở xa có thể đặt thuốc và được gửi theo đường bưu điện

Khái niệm.

Viêm họng là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh viêm V.A, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, tinh hồng nhiệt hoặc một số bệnh máu.

Định nghĩa:

Viêm họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc họng (niêm mạc họng có lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho).

Viêm họng mạn tính là viêm lan tỏa ở họng, rất hay gặp và thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính hay đôi khi với viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Theo phân loại của Escat chia viêm họng cấp tính làm 3 nhóm:

-Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng trắng, viêm tấy xung quanh amiđan.

-Viêm họng đặc hiệu như: viêm họng do bạch hầu, viêm họng vincent.

-Viêm họng trong các bệnh máu.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

Viêm họng đỏ

Thực chất là viêm họng cấp tính ở họng hoặc ở amiđan hay gặp vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Viêm toàn bộ niêm mạc họng có màu sắc đỏ nên đựoc gọi là viêm họng đỏ.

Nguyên nhân.

-Virút: virút cúm, sởi.

-Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng.

Triệu chứng (do virút).

Toàn thân: Bắt đầu đột ngột, ớn lạnh, sốt cao 390C – 400C, đau mình, kém ăn và kém ngủ.

Cơ năng:

-Lúc đầu có cảm giác khô nóng trong họng dần dần thành cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói, đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

-Ngạt tắc mũi và chảy nước mũi nhầy.

-Triệu chứng thanh quản: tiếng khàn nhẹ và ho khan.

Tại chỗ:

-Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, xung huyết đỏ.

-Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhầy trong. Có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt amiđan hoặc miệng các hốc.

-Hạch cổ, hạch dưới hàm sưng, đau.

Xét nghiệm: Bạch cầu trong máu không tăng.

Thể lâm sàng:

Viêm họng đỏ do cúm: Thành từng vụ dịch với các triệu chứng khá nặng: nhức đầu, đau cổ, xuất huyết ở thành họng.

Viêm họng đỏ do vi rút A.P.C. (Cọnjunctival) ở trẻ em: Sụt xịt mũi, viêm họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.

Viêm họng đỏ do vi khuẩn: Viêm V.A và viêm amiđan biểu hiện sốt cao, co giật, ngạt mũi, nôn mửa, hạch cổ sưng đau.

Chẩn đoán:

Dựa vào các triệu chứng:

-Sốt cao đột ngột.

-Đau họng.

-Các bệnh tích khám họng.

-XN: BC không tăng.

Điều trị.

Nghỉ ngơi, giữ ấm.

Điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng.

-Hạ sốt: Aspirin, A.P.C, Analgin, Paracetamol…

-Chống đau họng: Hàng ngày súc họng bằng các dung dịch kiềm ấm như nước muối, dung dịch clorat kali1% hoặc BBM, trẻ em bôi họng bằng glyxerin bôrat 5%. Nhỏ mũi argyron1%.

-Dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ khi có biến chứng như viêm thận, khớp, thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản …

Điều trị dự phòng.

-Không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với bệnh nhân.

-Nhỏ dầu gômênol hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng.

-Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

Tiến triển.

-Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh.

-Nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu các biến chứng sẽ xảy ra như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm.

Viêm họng có bựa trắng thông thường hay là viêm họng do liên cầu

Là một bệnh viêm họng nặng và thường có các biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận … cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm toàn bộ niêm mạc họng có giả mạc trắng nên được gọi là viêm họng trắng.

Nguyên nhân.

Do vi khuẩn thường là liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A, lây truyền bằng đường nước bọt.

Triệu chứng.

Toàn thân: Diễn biến thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 380-390C có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều.

Cơ năng: Đau họng, đau khi nuốt, đau nhói lên tai.

Thực thể:

– Hai amiđan to đỏ thẫm, các khe giãn. Một lớp bựa trắng bao phủ miệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu.

– Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu xung huyết đỏ nhưng không nề.

– Ở thành sau họng có vài đảo lympho bị viêm có bựa trắng.

-Các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng đau.

Xét nghiệm:

-Quyệt họng để soi cấy tìm vi khuẩn thấy liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A.

-Số lượng BC tăng từ 10.000 tới 12.000.

-Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có albumin trong nước tiểu.

Chẩn đoán:

-Dựa vào các triệu chứng: sốt cao, đau họng và các bệnh tích viêm ở họng.

-Xét nghiệm: BC tăng cao (N tăng), máu lắng tăng cao, soi cấy tìm thấy liên cầu khuẩn.

Điều trị:

Toàn thân:

-Kháng sinh diễn biến tốt (cephalothin, amikacin, gentamicin …)

-Giảm đau.

-Hạ sốt.

-Nghỉ ngơi, nâng đỡ cơ thể.

Tại chỗ: khí dung, bôi họng …

Điều trị tại tuyến cơ sở: Dùng kháng sinh có tác dụng thuyên giảm bệnh trong vòng 24 giờ.

Điều trị tại tuyến trên: Cắt amiđan nếu có viêm tấy nhiều lần kèm theo có albumin trong nước tiểu.

Biến chứng: Diễn biến bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn sẽ gây biến chứng.

-Viêm thận, bệnh Osler, thấp tim ở tuần thứ hai, thứ ba.

-Viêm tấy xung quanh amiđan.

-Viêm tai.

-Viêm xoang.

-Viêm thanh quản.

-Viêm phế quản.

-Nhiễm trùng huyết.

-Viêm hạch mủ…

Viêm họng mãn tính

Nguyên nhân.

-Bệnh thường gặp do ảnh hưởng của ngạt tắc mũi, phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh. Do dị hình vách ngăn, pôlíp mũi, viêm xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy, mủ luôn chảy xuống họng.

-Do các kích thích như: khói thuốc lá, rượu, bụi, sợi bông, hoá chất…

-Do yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường…

Triệu chứng.

Triệu chứng chức năng.

-Cảm thấy khô họng, nóng, rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là mới ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

-Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh, thường hay bị ho, nhất là vào ban đêm, khi lạnh.

-Nuốt hơi nghẹn.

-Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường (uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng rõ rệt).

Triệu chứng thực thể: Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:

• Viêm họng xuất tiết.

-Niêm mạc họng đỏ, ướt, xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.

-Khạc hay hút rửa dịch nhầy, thấy thành sau họng không nhẵn, có vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ.

• Viêm họng quá phát.

-Niêm mạc họng dày và đỏ.

-Cạnh trụ sau của amiđan, niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả.

-Bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn.

-Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dày thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt.

-Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy.

-Eo họng bị hẹp.

-Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng quá sản, gây ù tai.

-Mép sau của thanh quản cũng bị dầy gây ho khan, khàn tiếng và xuất tiết nhiều.

• Viêm họng teo: Quá phát lâu ngày chuyển sang teo. Tuyến nhầy và nang tân xơ hoá.

-Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.

-Eo họng rộng ra.

-Dịch nhầy khô lại và biến thành vảy dính vào niêm mạc, phải đằng hắng hoặc ho luôn.

Tiến triển và biến chứng.

-Viêm họng mạn tính khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Đặc biệt các trường hợp trĩ mũi (ozen). Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.

-Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm khí, phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp tính như: viêm amiđan cấp tính, ápxe amiđan…

-Gây lên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải khạc nhổ nhiều, nhất là ban đêm.

Điều trị.

Điều trị nguyên nhân.

-Giải quyết các ổ viêm ở mũi, ở xoang (viêm xoang sau), viêm amiđan.

-Giải quyết tốt sự lưu thông của mũi.

-Loại bỏ các yếu tố kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu…

Điều trị tại chỗ.

• Giai đoạn xuất tiết:

-Súc miệng bằng dung dịch kiềm như: B.B.M.

-Bôi và chấm họng bằng glycerin borát 3%, S.M.C (Salicylat Na, menthol).

-Khí dung họng với hydrocortíon + kháng sinh.

-Nếu có nhiều nhày dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat Na 1% cho hết vẩy, bôi họng và khí dung.

-Với viêm họng quá phát thì đốt bằng điện hoặc bằng nitơ lạnh.

• Giai đoạn quá phát: Đốt nóng hoặc đốt bằng nitơ lạnh hay lase.

• Giai đoạn teo: Bôi glyxêrin iôt 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%.

Phòng bệnh.

-Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.

-Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối.

-Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D2, uống nươc suối, nước khoáng.

Viêm Amidan mãn tính.

Viêm amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, mà amiđan có thể to ra (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể xơ, nhỏ và hốc mủ.

Nguyên nhân.

Nhiễm khuẩn: Có thể cả tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.

Yếu tố thuận lợi:

-Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…).

-Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.

-Sức đề kháng kém, thể bạch tạng.

-Có các ổ viêm nhiễm ở họng như: sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang.

Triệu chứng.

Triệu chứng cơ năng:

-Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai.

-Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.

-Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.

Triệu chứng thực thể:

Trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng.

-Thể quá phát: Thường gặp ở trẻ em, amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng, vượt qua trụ trước, lấn vào làm hẹp eo họng.

-Thể xơ teo: Thường gặp ở người lớn, amiđan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy. Amiđan chắc, ấn vào amiđan có thể thấy phòi mủ hôi ở các hốc.

-Hạch góc hàm sưng to.

Chẩn đoán.

Viêm amiđan mạn tính có thể là một ổ viêm nhiễm gây nên những bệnh toàn thân khác nhưng khẳng định điều đó là một vấn đề tế nhị và khó khăn.

Người ta đề xuất nhiều chứng nghiệm amiđan, những chứng nghiệm quen thuộc là:

-Test Vigo – Schmidt: Thử công thức bạch cầu trước khi làm nghiệm pháp. Dùng ngón tay xoa trên bề mặt amiđan trong vòng 5 phút, thử lại công thức bạch cầu. Nếu amiđan viêm sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên. Bạch cầu tăng dần trong vòng 30 phút. Sau đó giảm dần trong vòng 2 giờ, sau trở lại bình thường.

-Test Lemée: Nếu amiđan viêm đã gây các biến chứng, sau khi xoa sát amiđan có khi thấy khớp đau hơn, xuất hiện phù nhẹ hoặc trong nước tiểu có hồng cầu.

-Đo tỷ lệ Antistreptolysin trong máu.

Bình thường 200 đơn vị.

Khi viêm do liên cầu sẽ tăng cao từ 500 – 1000 đơn vị.

Biến chứng.

-Viêm tấy, áp xe quanh amiđan.

-Viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.

-Viêm cầu thận.

-Viêm nội tâm mạc.

-Viêm khớp.

-Nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật amiđan hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một lò viêm (focal infection) gây hại cho cơ thể.

• Chỉ định:

-Amiđan viêm mạn tính nhiều lần (thường là 5-6 lần trong một năm).

-Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.

-Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.

-Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng xa: viêm tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.

-Amiđan viêm mạn tính quá phát gây khó thở, khó nuốt.

• Chống chỉ định:

Chống chỉ định tuyệt đối:

-Các hội chứng chảy máu: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.

-Các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, suy tim, suy thận giai đoạn mất bù.

Chống chỉ định tương đối:

-Khi đang có viêm họng cấp tính hay đang có biến chứng áp xe amiđan.

-Khi đang có viêm, nhiễm khuẩn cấp tính như: viêm mũi, viêm xoang, mụn nhọt.

-Khi đang có viêm, nhiễm virút cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết…

-Khi đang có biến chứng do viêm amiđan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp… thì phải điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt.

-Khi đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như: Đái đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai…

-Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con bú.

-Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

-Các cháu bé dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi.

-Thận trọng: trong các trường hợp dùng các thuốc nội tiết tố, hoặc thuốc giảm đau trước đó, các bệnh nhân đang đợt tiêm chủng.

Nâng cơ thể: iốt, asen, sinh tố, canxi…

Viêm V.A (VÉGETATION ADENOIDE)

Đại cương.

Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer, vòng này gồm 3 khối:

-Amiđan khẩu cái và lưỡi.

-Amiđan vòi (amygdale de Gerlach).

-Amiđan vòm họng (amygdale de Luschka). Người ta gọi V.A là amiđan thứ 3 Luschka (vegetation adenoide) là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Bình thường mọi em bé đều có, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to gọi là sùi vòm họng gây cản trở đến việc hít thở không khí. V.A phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

Triệu chứng:

Xuất hiện từ 18 tháng đến 6 – 7 tuổi.

Toàn thân.

Em bé phát triển chậm so với lứa tuổi kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh hay sốt vặt.

Cơ năng.

-Ngạt mũi: lúc đầu ngạt ít sau nhiều tăng dần.

-Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi ra cửa mũi.

-Ho và sốt vặt.

-Ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình.

-Tai nghe kém hay bị viêm.

Triệu chứng thực thể.

-Soi mũi trước: V.A bóng đỏ mấp mé ở cửa mũi sau.

-Soi mũi sau: Khối sùi chiếm vòm mũi họng che lấp gần hết cửa mũi sau.

-Sờ vòm họng: Bằng đầu ngón tay trỏ, chúng ta đánh giá được khối lượng, mật độ của V.A.

-Soi họng: Thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và dịch nhầy chảy từ vòm họng xuống. Em bé có bộ mặt V.A (sùi vòm): da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngô.

Biến chứng.

-Viêm thanh, khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.

-Viêm tai giữa: Vi khuẩn theo vòi Eustachi.

-Viêm đường tiêu hoá: Đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước.

-Viêm hạch gây mưng mủ như hạch Gillete: Đó là áp xe thành sau họng ở hài nhi.

-Viêm thận.

-Viêm ổ mắt.

-Viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.

-Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: Cơ thể bị biến dạng: lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh. Nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường.

Chẩn đoán.

-Ngạt mũi, khó thở, thò lò mũi, ho và sốt vặt, ngáy to, ngủ há mồm, nghe kém.

-Soi mũi trước và mũi sau có thể phát hiện được V.A nhất là khi tổ chức lympho này qua to và đã gây viêm nhiễm thường xuyên ở tai, đường tiêu hoá, đường hô hấp.

Điều trị.

-V.A còn nhỏ, ít gây viêm tấy: nhỏ mũi bằng dầu gomenol 1%, dung dịch chloromycetine 40/00.

-V.A đã quá to gây khó bú hay sốt vặt có chỉ định nạo V.A sau đó phải bồi dưỡng cơ thể, dùng thuốc có chất iot, thạch tín, vitamin A, D2 và các chất sắt.

Trong thời đại ô nhiễm, bệnh viêm họng là một bệnh rất phổ biến, nếu trong phế có nhiệt thì viêm họng cấp sẽ dễ dàng bị đi bị lại, dùng kháng sinh chỉ khỏi đợt cấp nhưng không thể ngăn được bệnh tái phát. Viêm họng mãn, viêm họng hạt thì vẫn là một thách thức với thuốc kháng sinh. Trong những trường hợp này thuốc đông y thực sự là một cứu cánh hữu hiệu cho người bệnh. trong quá trình điều trị đã rút ra một số bài thuốc rất hữu hiệu. Nay đưa ra để các bạn tham khảo sử dụng.

Ngoài việc dùng sả để xông giải cảm, bạn có thể sử dụng nó khi muốn chữa ho, đau dạ dày – tá tràng, hay chữa chứng đầy trướng bụng, chân tay gầy gò.
Trong Đông y, sả (ảnh) được dùng làm Đông y chữa bệnh với tên gọi là hương thảo hay hương mao. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, chống viêm, thông tiểu, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn.

Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công.

Sáng nay thứ 2 đầu tuần, vừa vào phòng làm việc, cô nhân viên tiếp nhận bệnh nhân kiểm tra thính lực đã thông báo ngay: “Hôm nay các bé trong lịch hẹn không đến được vì bị bệnh: ho, sổ mũi, sốt, cha mẹ các bé có gọi điện đến xin lịch kiểm tra thính lực vào ngày khác”. Mới có mấy ngày trời trở lạnh mà các bé đã bị bệnh tai mũi họng rồi.

Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng, không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho cơ thể qua phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột.

Nếu bạn bị cao huết áp, phong thấp hay viêm họng, lở miệng…, hãy thường xuyên sử dụng cần tây.
Theo Đông y cần tây vị đắng, ngọt, thơm và tính mát, không độc, có tác dụng trị các bệnh về cao huyết áp kèm nhức đầu, hoa mắt, viêm sưng, lợi thấp, khử phong, thanh nhiệt, bình gan…

Trị chứng cao huyết áp: Lấy cây rau cần tây, bỏ rễ, rửa sạch, dội lại bằng nước đun sôi để nguội, giã nhuyễn, vắt lấy nước trộn với một lượng mật ong và mạch nha, đem đun ấm nóng để uống. Mỗi ngày uốngba lần, mỗi lần 40 ml.

Hoặc dùng 10 bộ rễ cần tây rửa sạch, dội lại bằng nước sôi để nguội, giã nát, cho thêm 10 quả táo tàu, nấu nước, uống ngàyhai lần. Uống liền 15 – 20 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát và chữa bệnh…

Khi đi ngoài nắng về, uống một cốc nước mơ có tác dụng giải nhiệt, phòng chống được cảm nắng, cảm nóng. Khi lao động vất vả, nhất là trong điều kiện nóng bức, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống.

Viêm họng là hiện tượng yết hầu sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Nếu nặng không chữa kịp thời, yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ, lưỡi gà đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. Nguyên nhân do cảm nhiễm ngoại tà như phong hàn, hàn tà hoặc dịch độc thời khí; hoặc do âm hư hỏa vượng lâu ngày kèm theo nói năng quá nhiều; hoặc do ăn quá cay nóng hoặc ăn nóng lạnh đột ngột, uống nhiều rượu… mà gây ra.

 

Hội Chứng Bệnh - Điều Trị Bệnh

Động tác giúp giảm di chứng ở đường hô hấp do hậu COVID 19

Avatar of camnangthuocdongy

Về camnangthuocdongy

Cẩm Nang Chia Sẻ Đông Y - Luôn muốn cập nhật các kiến thức về Đông Y mới nhất, hữu ích nhất đến tất cả mọi người. Phòng và Trị bệnh từ Đông Y sẽ bền hơn và có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng có một cuộc sống xanh, sống khỏe.
Xem tất cả các bài viết của camnangthuocdongy →

Trả lời